Giống như người mẫu, hoa hậu bán dâm 30.000 USD trong đường dây của Lục Triều Vỹ, EVN cũng biết “lấy lỗ làm giá”!
Mười một năm trước (2012), Thanh tra Chính phủ đã kết luận “Tính đến hết năm 2011, EVN đã đầu tư vốn ra ngoài lên đến trên 121.000 tỉ đồng. So với vốn điều lệ là 77.000 tỉ đồng, EVN đầu tư ra ngoài ngành hơn 45.000 tỉ, là vi phạm quy định của Bộ Tài chính”.
Đáng chú ý, EVN không thu được đồng lãi nào mà lỗ đến 2.195 tỉ đồng, do đầu tư ngoài ngành thiếu hiệu quả, lỗ do “biếu không” đơn vị khác cả chục nghìn tỉ đồng… Thậm chí, giá thành bán điện còn bao gồm cả giá thành xây biệt thự, sân tennis…”
Vậy mà, để 6 năm sau (2017), Chính phủ mới ban hành Nghị định số 10/2017 về Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực VN, cấm "EVN không được huy động vốn để đầu tư vào các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, bất động sản, tài chính".
Lỗ ròng 6 năm, EVN bắt đầu thoái vốn cho đến năm 2019, bán lại cổ phần theo thị giá dưới mệnh giá. Thí dụ, ngày 22/05/2019, EVN bán 18,75 triệu cổ phần của Cty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVF) với giá 6.200đ/CP thu được 116,25 tỉ đồng, lỗ hơn 70 tỉ đồng nếu tính theo mệnh giá 10.000 đ/CP.
EVN đúng là “dân chơi không sợ con rơi” khi đầu tư vào thị trường viễn thông vốn có sẵn VNPT và Viettel lão làng. EVN lập EVN Telecom, chọn công nghệ CDMA trên tần số 450MHz, đến năm 2009, vốn đầu tư cho riêng CDMA tới 10.000 tỉ đồng (mua thiết bị đầu cuối và đầu tư mạng).
Chỉ riêng thiết bị đầu cuối, đến năm 2010, EVN bỏ ra 4.500 tỉ đồng để mua. Khấu trừ trong 5 năm, mỗi năm phải lấy từ doanh thu 1.000 tỉ đồng để trả nợ + lãi ngân hàng, trong khi doanh thu còn phải chi cho một khoản tương tự với số vốn đầu tư mạng CDMA, đã vậy EVN Telecom phải bán dưới giá thành để cạnh tranh!
Năm 2010, EVN Telecom thu được 2.120,6 tỉ đồng, lỗ 1.057,7 tỉ đồng. Năm 2011, EVN Telecom mất khả năng thanh toán, mỗi tháng treo nợ 176 tỉ đồng. Ngày 5/12/2011, Thủ tướng ký quyết định chuyển giao toàn bộ nguồn vốn, tài sản, thiết bị, công nghệ của EVN Telecom cho Viettel. Nhưng Viettel chỉ tiếp nhận 1.600 lao động/ 13.000 lao động của EVN Telecom.
Năm 2022, EVN cùng các Tổng công ty Điện lực và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia lỗ sản xuất kinh doanh hơn 28.876 tỉ đồng. Sáu tháng đầu năm EVN dự kiến lỗ 44.099 tỉ đồng và 6 tháng cuối năm dự kiến lỗ 20.842 tỉ đồng. Tổng lỗ hơn 93.000 tỉ đồng, EVN "lấy lỗ làm giá", quyết định tăng giá điện !
EVN tăng giá điện 3% từ ngày 4/5/2023. Vừa xong, EVN kiến nghị sửa đổi Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg để cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện một cách kịp thời theo các thông số đầu vào cơ bản trong các khâu phát điện, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện trong giai đoạn 2023-2025.
Theo đó, EVN sẽ tăng giá điện thêm 3,25% vào đầu tháng 9/2023, quyết "lấy lỗ làm giá" theo kịp chị em ta!
MAI BÁ KIẾM 31.05.2023
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.