Bình luận của GS Nguyễn Văn Tuấn: Điều làm tôi sốc trong trận dịch này là tỉ lệ tử vong ở Việt Nam cao hơn các nước trong vùng. Cao hơn cả Campuchia!
Tính đến nay, con số tử vong liên quan đến Covid ở Việt Nam đã vượt con số 10.000. Dĩ nhiên con số đó chưa đủ và sẽ còn tăng. Tính đơn giản trên số ca nhiễm, thì tỉ lệ tử vong là 2,45%. Con số này cao hơn Thái Lan (0,94%), Mã Lai (0,93%), Phi Luật Tân (1,71%), Campuchea (2,03%), và cả Ấn Độ (1,34%).
Một bạn đưa lên thống kê:
- Iran 36.279 nhiễm, tử vong 571.
- Japan 24.976 nhiễm, tử vong 60.
- Malaysia 22.070 nhiễm, tử vong 339.
- Thailand 18.702 nhiễm, tử vong 273.
- Việt Nam: nhiễm 12.920, tử vong 356.
- TPHCM: nhiễm 5.383. Tử vong 287.
Tỉ lệ tử vong chính là thước đo của nền y tế. Nếu nhìn trên góc độ đó, y tế Việt nam thua xa so với tất cả các nước được dẫn. Không lẽ y tế Việt nam tệ đến như vậy hay sao?
Thì đúng, y tế Việt nam rất tệ. Tệ đến mức mà gần hai năm dịch, khi dịch bùng phát thiếu máy thở trầm trọng. Chẳng riêng gì máy thở, cái gì cũng thiếu. Đến nỗi mà bao nhiêu bác sĩ phải dùng uy tín, mối quan hệ cá nhân, để kêu gọi cộng đồng hỗ trợ. Mọi thứ cho thấy, nền y tế này hoàn toàn không được chuẩn bị gì cho trường hợp dịch bùng phát.
Không lẽ một nền y tế với bao nhiêu người có học hàm, học vị cao, có khả năng tiếp cận với những tiến bộ khoa học hàng đầu thế giới, lại có thể tệ hại đến thế hay sao? Không, đã có rất nhiều thành viên của cái nền y tế ấy, cảnh báo về việc sẽ có một ngày dịch bùng phát. Nhưng, những người không chức, không vụ thì chẳng ai thèm nghe. Còn người có chức vụ thì cách chức.
Nền y tế Việt nam là một nền y tế yếu kém, đúng vậy. Tuy nhiên, những gì nó thể hiện qua vụ dịch lần này cho thấy còn tệ hơn mức yếu kém của nó. Nó bị quá nhiều thứ chi phối, nó không được độc lập, nó bị sự ngạo nghễ của những lãnh đạo đè nén, nó bị tư duy che dấu sự yếu kém không cho ngóc đầu.
Ban đầu, các vị lãnh đạo tưởng rằng, họ và hệ thống y tế công có thể ngạo nghễ chiến thắng dịch. Họ gạt hẳn y tế tư nhân ra. Đến khi nhận thấy hệ thống công không thể đảm đương nổi, thì kêu gọi hệ thống y tế tư nhân phục vụ không công. Khi một vài cơ sở y tế tư nhân đề nghị cho họ làm việc thu tiền thì không cho, thậm chí bắt phạt các cơ sở y tế tư nhân làm dịch vụ tư vấn theo dõi F0 có thu tiền rõ ràng, minh bạch. Cái tư tưởng miễn phí bằng tiền của dân nó kéo lùi y tế. Cho nên, lấy mẫu, chích vaccin cứ là cái ổ lây nhiễm.
Khi các bệnh viện thiếu thốn trang thiết bị, kể cả trang thiết bị bảo hộ, bác sĩ lên mạng xã hội kêu gọi giúp đỡ, thì bị yêu cầu gỡ bài. Họ coi trọng cái sĩ diện hão, không muốn ai biết là họ đã không chuẩn bị, bất chấp sự phơi nhiễm của nhân viên y tế. Đối xử với nhân viên y tế như vậy thì lấy tư cách gì mà đòi hỏi y tế phải thế này thế khác.
Khi người dân bị nhiễm ở nhà trở nặng gọi khắp các nơi mà không nhận được sự trợ giúp, thì không ai dám công khai chuyện đó. Đến khi mạng xã hội tràn ngập thông tin, thì các cá nhân và các tổ chức tự phát tổ chức cứu giúp những người dân đang bị bỏ rơi. Vừa mới điều được mấy ngàn chiến sĩ quân y để lập được cái hệ thống Trạm y tế lưu động và Đội phản ứng nhanh, chưa biết hoạt động hiệu quả như thế nào, đã bày trò coi thường “các tổ chức nhỏ lẻ”, cấm đoán họ, bắt họ ở nhà.
Tất cả những điều đó đóng góp vào cái tỉ lệ tử vong cao chất ngất.
BS VÕ XUÂN SƠN 27.08.2021
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.