Các ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ tham gia cuộc tranh luận lần thứ tư tại Ohio ngày 15/10/2019. |
Chính
sách liên tục thay đổi, nội bộ các đảng chính trị liên tục bất đồng, các đảng
chính trị liên tục tranh cãi, luận tội, truất phế, là đặc tính nổi bật trong
sinh hoạt chính trị tại Hoa Kỳ. Vậy tại sao nhiều người vẫn tin tưởng vào thể
chế tự do và xem nền dân chủ Mỹ như một mẫu mực chính trị tiến bộ nhất thế
giới?
Chủ
quyền thuộc về toàn dân
Nước
Mỹ thành lập từ 13 thuộc địa Anh Quốc, nên ngay từ thời lập quốc người Mỹ đã lo
ngại quyền lực chính trị bị tóm thâu vào tay một cá nhân, một nhóm chính trị
gia, một tiểu bang lớn đông dân hay một đa số quá bán ủng hộ độc tài. Vì thế
Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ nêu rõ mọi người phải được bình đẳng và có quyền
được sống, được tự do và được hạnh phúc.
Các
nhà lập quốc Mỹ xây dựng một Hiến pháp với nguyên tắc chủ quyền thuộc về toàn
dân, chính phủ chỉ được làm những điều người dân cho phép. Tổng thống đại diện
cho quốc gia, Thượng viện đại diện cho tiểu bang và Hạ viện đại diện cho cử tri
quận hạt.
Chính
phủ trung ương với ba nhánh có thẩm quyền và chức năng rõ rệt: Quốc hội làm
luật, Tư pháp giải thích luật và Hành pháp thi hành luật. Mọi đạo luật phải
được cả Thượng viện và Hạ Viện thông qua và đồng thời phải được Tổng thống ký
ban hành. Ba nhánh vừa độc lập với nhau, vừa kiểm soát và cân bằng quyền lực
cho nhau. Vì thế ngay chính Tổng thống cũng bị luận tội và có thể bị truất phế.
Mỗi tiểu bang có cơ quan Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp riêng để quản trị những
vấn đề thuộc thẩm quyền và chức năng của tiểu bang.
Nói
tóm lại thể chế chính trị Mỹ chặt chẽ đến độ không thể phát sinh độc tài, cũng
như hạn chế tối thiểu nạn lạm dụng quyền lực và tham nhũng.
Toàn
dân làm chính trị
Chức
vụ Tổng thống và Phó tổng thống do Cử tri đoàn từ các
tiểu bang bầu lên. Mỗi tiểu bang có số đại cử tri bằng với số dân biểu và
nghị sĩ tiểu bang cộng lại. Việc bầu chọn các đại cử tri tùy thuộc mỗi tiểu bang,
vì thế tại nhiều tiểu bang các đảng chính trị phải cạnh tranh từng lá phiếu. Các
đảng phải vận dụng chiến thuật và chiến lược tranh cử vừa sáng tạo vừa thích
hợp nhất, để thu hút cử tri đi bầu và bầu cho ứng cử viên đảng mình.
Người
Mỹ ngay từ khi còn bé ở gia đình đã được khuyến khích tranh luận chính trị, khi
lớn lên thường hiểu rõ quyền hạn và nghĩa vụ, nên thường rất tích cực tham gia
tranh luận và thực hiện quyền chính trị.
Chính
phủ hay Quốc hội không được phép lập ra cơ quan tuyên truyền cho đường lối
chính sách. Truyền thông báo chí tự do và tư nhân quảng bá bầu cử một cách rầm
rộ tạo một bầu không khí tranh cử nhộn nhịp khác xa với thế giới.
Chính
trị Mỹ có thể được xem là một nền chính trị được toàn dân tham gia rất đáng để
người Việt chúng ta học hỏi.
Hai
đảng cùng mục đích
Cả
hai đảng Dân chủ và Cộng hòa bắt nguồn từ đảng Dân chủ Cộng hòa (Democratic
Republican Party), được hai nhà lập quốc Mỹ James Madison và Thomas Jefferson
thành lập năm 1791. Mục đích là đối lập với đảng Liên bang (Federalist Party)
thuộc giới tinh hoa và quý tộc giàu có, những người muốn đề cao sức mạnh của
chính phủ liên bang. Đảng Dân chủ Cộng hòa ủng hộ quyền của các tiểu bang, ưu
tiên hỗ trợ cho nông dân và giới lao động thành thị.
Khi
nắm được chính quyền, đảng Dân chủ Cộng hòa lại bị chia thành hai đảng Dân Chủ
và đảng Whig. Đảng Whig đổi thành đảng Cộng hòa với chủ trương xóa bỏ chế độ nô
lệ.
Năm
1860, Tổng thống Cộng hòa đầu tiên Abraham Lincoln đắc cử và chiến thắng trong
cuộc nội chiến Bắc Nam. Tổng thống Lincoln tái lập hòa bình, thực hiện hòa giải
và hòa hợp với mục đích tạo ra một chính quyền của dân, do dân và vì dân. Từ đó
cả hai đảng Cộng Hòa và đảng Dân chủ đều có chung mục đích là cạnh tranh để
thành lập một chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Lưỡng
đảng tranh quyền
Nhờ
có chung mục đích cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ chấp
nhận tồn tại nhiều khuynh hướng khác nhau, dễ dàng chấp nhận thành viên thay
đổi chính kiến và cả việc thay đổi đảng. Cả hai đảng thật ra bao gồm hằng ngàn tổ chức chính
trị, kinh doanh, tín ngưỡng, nghiệp đoàn, dân sự và phong trào xã hội lớn nhỏ
cùng hằng chục triệu đảng viên cá nhân không tham gia tổ chức.
Cộng hòa và Dân chủ đều không có bất kỳ cơ quan nào kiểm tra lý lịch,
hoạt động hay quan điểm chính trị của đảng viên. Đảng viên không có tư lợi, nghĩa
vụ hay bó buộc nào liên quan đến đảng mình tham dự, chỉ cần ghi danh là có
quyền bầu đại diện đảng trong cuộc bầu cử sơ bộ. Lãnh đạo đảng là những chính trị
gia thắng cử như Tổng thống, Thống đốc, lãnh đạo đảng ở Thượng viện và Hạ viện
liên bang và tiểu bang.
Ở
cấp tiểu bang các Ủy ban của đảng sẽ chịu trách nhiệm gây quỹ, tổ chức tranh cử
và bầu cử sơ bộ. Các Ủy ban này không có quyền ngăn cản người ra tranh cử, ngay
cả khi người ấy bất đồng quan điểm với đa số trong đảng, hay công khai chống
lại các mục tiêu của đảng. Ứng cử viên phải tự đưa ra chương trình hành động, tự
xây dựng nhóm tham mưu và tự vận động các cử tri đảng viên trong các cuộc bầu
cử sơ bộ.
Quyết
định ai đại diện đảng ra tranh cử Tổng thống và Phó tổng Thống chủ yếu thuộc về
cử tri đoàn của các tiểu bang tham dự Đại hội đảng. Tất
cả chính trị gia đều phải qua cuộc bầu cử sơ bộ. Chính trị gia thắng cử sẽ được
Ủy ban vận động hỗ trợ tranh cử với các đảng khác. Bằng
cách công khai tranh luận chính sách, các chính trị gia lôi cuốn các nhóm nhỏ
và cá nhân gia nhập đảng, xây dựng sức mạnh chiến thắng đối phương.
Chương
trình hành động hay Cương lĩnh chính trị của mỗi đảng được đại biểu các tiểu
bang soạn thảo và thông qua trong Đại hội đảng tổ chức mỗi bốn năm, vì thế
chính sách đảng luôn luôn thay đổi, thậm chí thay đổi cả chiến lược quốc gia. Quyết
định ai thắng cử Tổng thống và Phó Tổng thống lãnh đạo quốc gia sẽ thuộc về Cử
tri đoàn.
Nhờ
hệ thống tranh cử này Tổng thống Mỹ đều là những người thật sự tài giỏi và đều
thích ứng với thời cuộc trong và ngoài nước Mỹ. Nhưng như đã trình bày bên trên
quyền lực của Tổng thống bị giới hạn rất nhiều, họ làm được gì thì còn tùy
thuộc vào thế mạnh mà cử tri ban cho ở Thượng viện và Hạ viện.
Học
được gì ?
Xã
hội Mỹ là xã hội tự do, đa văn hóa, đa nguyên, đa đảng. Chính nhờ nền tảng chủ
quyền thuộc về toàn dân và cách sinh hoạt toàn dân làm chính trị, người Mỹ
không bị ràng buộc bởi ý thức hệ, không cực đoan chính trị, dễ đồng thuận, dễ
thỏa hiệp và rất thực dụng.
Chính
sách liên tục thay đổi, nội bộ các đảng chính trị liên tục bất đồng, các đảng
chính trị liên tục tranh cãi, luận tội, truất phế, tất cả những xáo trộn chính
trị đều đã được các nhà lập quốc Mỹ nghĩ tới khi xây dựng thể chế chính trị tự
do, 250 năm về trước, và trở thành một giá trị dân chủ của nền chính trị Hoa
Kỳ.
Mục
đích chung của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ là cạnh tranh để thành lập chính
quyền của dân, do dân và vì dân. Cả 160 năm đã qua mục đích này không hề thay
đổi, nhờ vậy dân Mỹ ngày càng giàu hơn, nước Mỹ càng ngày càng
mạnh lên. Từ 13 thuộc địa bị phân hóa bởi chiến tranh Nam Bắc, Hoa Kỳ mở
mang bờ cõi về phía Tây và Đông cũng như xuống phía Nam để trở thành một cường
quốc số 1 trên thế giới và giữ vững vị thế cho đến nay. Vì
thế chính trị Mỹ được nhiều người xem là tiến bộ và dân chủ nhất thế giới.
Sau
biến cố 30/4/1975, nước Mỹ trở thành quốc gia định cư của 3 triệu người Việt tự
do. Nhiều người Mỹ gốc Việt đã trở thành dân cử liên bang, tiểu bang và địa
phương, nhiều tướng lãnh quân đội, nhiều công chức cao cấp và nhiều người thành
đạt luôn hướng về bên kia Thái Bình Dương, mong mỏi một ngày Việt Nam có tự do.
Rút
tỉa những ưu điểm và kinh nghiệm của Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam tự do sớm vượt qua
những khó khăn ban đầu, xây dựng một thể chế chính trị lưỡng đảng tranh quyền
tân tiến như Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới.
NGUYỄN
QUANG DUY (Tác giả gởi blog Thụy My)
Melbourne,
Úc Đại Lợi, 17/10/2019
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.