Anh Ba Sàm một
thời có sức hút hơn bất kỳ tờ báo nào. Sức hấp dẫn Anh Ba Sàm không chỉ đối với
nhiều tầng lớp độc giả. Uy tín Anh Ba Sàm không chỉ được nhìn nhận với giới trí thức. Sự thu hút Anh Ba Sàm không chỉ ảnh
hưởng đối với giới báo chí truyền thông nhà nước.
Bằng cách nới được đường biên thông tin để tạo ra sự tái nhận thức mới cho xã hội, Anh Ba Sàm cũng định dạng lại hình thức báo chí, theo mô hình hoạt động báo chí tự do với tinh thần độc lập, không làm cái loa cho thể chế cũng như không làm công cụ cho phe nhóm chính trị. Nó khác với cách thức vận hành ngoan ngoãn một chiều như một nô lệ chỉ biết tuân phục và vâng lời của hệ thống truyền thông nhà nước. Chẳng phải tự nhiên mà Anh Ba Sàm lấy slogan là “Phá vòng nô lệ”. Ngoài “tuyên ngôn” này, Anh Ba Sàm chẳng có bất kỳ “hiệu triệu” hay tuyên bố đao to búa lớn nào. Uy tín Anh Ba Sàm tạo được không phải từ những tuyên bố mà từ những gì Anh Ba Sàm làm.
Đến giờ, khái
niệm “báo chí lề trái” gần như đã
không còn hợp thời vì “truyền thông quần
chúng” đã có một diện mạo hoàn toàn khác so với thời điểm mà Anh Ba Sàm ra
đời cũng như giai đoạn mà Anh Ba Sàm đạt đỉnh cao uy tín cho đến khi ông Nguyễn
Hữu Vinh bị bắt. Tuy nhiên, nếu phải ghi lại lịch sử báo chí Việt Nam thời hiện
đại thì Anh Ba Sàm nhất định phải có một vị trí xứng đáng và ông Nguyễn Hữu
Vinh phải được nhìn nhận như là người tiên phong trong “Phá vòng nô lệ”. Hôm nay, ông Vinh được trả tự do. Xin chúc mừng
ông!
(Vài dòng bày tỏ trước khi đón anh về
với nhà tù lớn)
Có ba thứ không
thể đi được cùng nhau, đó là: cộng sản, thông minh và lương thiện.
Anh Ba Sàm thông minh và lương thiện nên dù có gốc cộng sản anh cũng không thể nào tiếp tục làm một người cộng sản, đừng nói là một người an ninh.
Tôi vẫn kính
trọng những sĩ quan an ninh đấu tranh chống lại các thế lực thù địch với người
dân Việt Nam như tình báo, gián điệp cộng sản Trung Quốc. Còn các sĩ quan an
ninh đi đàn áp người dân đòi dân chủ, dân sinh, dân quyền thì thật sự tôi không
thể kính trọng các anh được.
Sáng nay
5/5/2019, ông Nguyễn Hữu Vinh đã rời nhà tù Trại 5 - Thanh Hóa sau khi mãn hạn
5 năm tù giam. Ông Vinh bị bắt cùng với cộng sự của mình là bà Nguyễn Thị Minh Thúy
hồi tháng 5/2014. Họ bị cáo buộc vi phạm điều 258 BLHS “lợi dụng các quyền tự do dân chủ...”
Ông Vinh xuất
thân từ một gia đình bề thế, có tiếng tăm trong guồng máy cai trị của chế độ.
Cha ông là Nguyễn Hữu Khiếu, từng là UVTW đảng, bộ trưởng bộ lao động, cựu đại
sứ VN tại Liên Xô cũ.
Ông Vinh là sĩ
quan công an, sau đó chuyển sang công tác tại Ban Việt Kiều Trung Ương. Năm
2000, ông thành lập Cty TNHH Điều tra và Bảo vệ VPI- công ty thám tử đầu tiên
của VN sau khi nghỉ việc nhà nước vài năm sau đó.
Tên tuổi của ông
Vinh gắn liền với trang blog Ba Sàm. Tuy nhiên, trong bản cáo trạng không đề
cập đến các hoạt động của ông và người cộng sự, bà Nguyễn Thị Minh Thúy trên
trang điểm tin nổi tiếng này. Cơ quan an ninh chú tâm vào việc buộc tội cho ông
Vinh, bà Thúy trong các hoạt động trên hai trang blog Dân quyền và Chép sử.
Song cơ quan này vẫn phải thừa nhận “không
có điều kiện xác minh, làm rõ nguồn gốc, tác giả của 24 bài viết” trên hai
trang blog này vì “các bị can không chịu
khai báo”.
Ông Vinh và bà Thúy
bị tạm giam 22 tháng trước khi bị đưa xét xử tại tòa sơ thẩm. Đây là hai trường
hợp điển hình trong việc vi phạm luật tố tụng hình sự vì bị tạm giam quá thời
hạn.
Ông Nguyễn Hữu
Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị kết án trình tự là 5 năm và 3 năm tù giam
trong phiên sơ thẩm hồi tháng 3/2016. Bản án này được giữ nguyên trong phiên
phúc thẩm vài tháng sau đó tại Hà Nội.
Trước ngày ông
Vinh mãn hạn tù, công an Hà Nội đã chốt chặn, canh gác tại tư gia của nhiều nhà
hoạt động nhân quyền nhằm ngăn cản họ đến nhà tù trại 5, Thanh Hóa để đón ông
Vinh. Nhiều người bị công an đến tận nhà khuyến cáo không được đi đón người tù
đặc biệt này.
Ông Vinh là một
trong số ít những người xuất thân từ ngành công an đã dũng cảm dấn thân cho
hoạt động đấu tranh đòi tự do, dân chủ tại Việt Nam.
Xin chúc mừng Anh
Ba Sàm -Nguyễn Hữu Vinh trở về sum họp bên gia đình, bè bạn.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.