Như một cơn lũ, news feed tôi bắt đầu
tràn ngập những bài thương khóc cho ông Thăng.
Những luận điểm cũ, những giai thoại cũ,
những chuyện mà tôi đã từng nghe hơn một lần.
Ông Thăng hơn nhiều người đương nhiệm,
ông ấy trọng báo giới. Xưa, thuở cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã làm điều này.
Trước đó nữa nếu đọc lịch sử cận đại, các anh chị sẽ hiểu được rằng, ai nắm
được thông tin, người ấy sẽ chiến thắng.
Tôi thật sự thích ông Thăng khi ông ấy
về nắm vị trí Bí thư Thành ủy TP.HCM. Thời còn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải,
ông Thăng sử dụng báo chí rất khéo, tạo một đám cháy này để đốt một đống lửa
kia. Việc Bộ Giao thông Vận tải thoái vốn khỏi Cảng Quy Nhơn là một ví dụ.
Ông Thăng cho báo giới tập trung nhà ga
sân bay quá tải khắp nơi, không ai quan tâm đến thoái vốn ở Cảng Quy Nhơn nữa.
Tôi tin rằng, các anh chị làm báo đều
biết nguyên tắc 30% để hình thành nên một BOT. Nhưng thôi, chúng ta luôn biết
nhiều hơn chứng cứ có được.
Tôi rất trọng những cá nhân yêu ghét hết
lòng, thiên hạ ra sao thì mặc kệ. Tuy nhiên, trước khi bày tỏ sự yêu ghét đến
độ hướng dư luận thì phải nhìn thấy sinh khí của quốc gia này đã suy kiệt ra
sao trước sức công phá của những kẻ tham tàn.
Những sai phạm của các tập đoàn kinh tế
Nhà nước, thói chi xài vô tội vạ, xem tiền của công như tiền cá nhân... chính
là một trong những nguyên cớ để thuế tăng liên tục, giá nhiên liệu tăng vô cớ.
Thương thôi, vì cảm xúc thuần tuý là cá
nhân. Nhưng đừng khóc than cho một cá nhân sai phạm.
Đừng biến công cuộc chống tham nhũng,
khôi phục niềm tin trong nhân dân thành một câu chuyện khác từ lẽ ghét yêu
thuần tuý cá nhân.
Hãy biết xót xa trước tổn thất của quốc
gia, hãy biết đặt lợi ích của quốc gia trên hết.
Cuối cùng, vẫn có mèo cưu mang chuột,
nhưng đa phần mèo sinh ra là để ăn thịt chuột!
Mà ai quyền chức trong tay vốn sẵn, lại
là chuột bao giờ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.