Hai máy bay SU-30 của Trung Quốc tối qua, 18/05/2017, đã ngăn chặn một phi cơ quân sự Mỹ phía trên Biển Hoa Đông.
Theo
NBC News, chiếc phi cơ WC-135 Constant Phoenix của Mỹ hôm thứ Tư 17/05
đang làm nhiệm vụ thường lệ trên không phận quốc tế biển Hoa Đông, thì
bị hai chiếc Sukhoi 30 của Trung Quốc ngăn chận. Phi hành đoàn Mỹ cho
biết đây là hành động « thiếu chuyên nghiệp », « do cách điều khiển
của phi công Trung Quốc, cũng như tốc độ và khoảng cách rất gần giữa hai
máy bay ».
Phát ngôn viên Không quân Hoa Kỳ, nữ trung tá Lori Hodge tuyên bố : « Vấn đề này sẽ được giải quyết với phía Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao và quân sự », và nói thêm, quân đội Mỹ đang điều tra về vụ này.
Chiếc WC-135, được mệnh danh là « máy bay đánh hơi », có khả năng nhận ra tất cả các dấu hiệu hoạt động nguyên tử trong khí quyển.
Phát
ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh từ chối bình luận, nói
rằng không có thông tin về sự cố trên đây, còn bộ Quốc phòng Trung Quốc
không trả lời AFP và Reuters.
Hôm 08/02, một phi cơ do thám P-3 của Hải quân Mỹ và một máy bay quân
sự Trung Quốc đã bay sát nhau trên Biển Đông. Phía Mỹ cho rằng việc này
là không an toàn, nhưng không phải do cố ý. Reuters cho biết thêm, sự
cố trên xảy ra ở gần bãi cạn Scarborough. Bắc Kinh luôn nghi ngờ các
hoạt động quân sự của Mỹ tại vùng biển đang tranh chấp với các láng
giềng nhỏ hơn như Philippines, Việt Nam.
Cũng trên Biển Hoa Đông,
Nhật Bản hôm nay loan báo đã điều bốn máy bay gồm hai phi cơ tiêm kích
F-15, một chiếc E-2C và một phi cơ giám sát AWACS đến khu vực Senkaku,
sau khi lực lượng tuần duyên phát hiện bốn tàu Trung Quốc xâm nhập.
Chánh văn phòng chính phủ Nhật Yoshihide Suga nhận xét : « Lần đầu
tiên chúng tôi trông thấy một vật thể giống như máy bay không người lái
được điều khiển từ một tàu Trung Quốc. Đây là một dạng hoạt động mới của
Bắc Kinh ».
Trong cuộc họp báo, ông Suga cho biết Nhật « cực lực phản đối », và tố cáo Trung Quốc « đơn phương làm trầm trọng thêm tình hình ».
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã gọi điện thoại đến đại sứ quán Trung Quốc ở
Tokyo để phản đối, nhưng phía Trung Quốc vẫn cho rằng có quyền tuần tra
tại Senkaku/Điếu Ngư, mà theo Bắc Kinh là thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Trong
năm ngân sách vừa qua (kết thúc vào cuối tháng Ba), Tokyo đã phải điều
phi cơ quân sự 1.168 lần - một con số kỷ lục - để bảo vệ không phận,
trong đó 73% nhằm đối phó với máy bay Trung Quốc.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.