Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang (ngoài cùng bên phải) chuẩn bị chụp ảnh kỷ niệm với các nguyên thủ tại APEC, 20/11/2016). |
(Reuters 20/11/2016) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong những cuộc tiếp xúc
riêng với các lãnh đạo Việt Nam và Philippines đã nói rằng tranh chấp Biển Đông
cần được giải quyết song phương. Tân Hoa Xã hôm nay 20/11/2016 loan báo như
trên.
Trung Quốc nhấn mạnh rằng Bắc Kinh phản đối sự can dự của
các nước khác hay các tổ chức quốc tế vào tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông,
trong đó Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng đòi hỏi chủ quyền. Theo các chuyên
gia, Trung Quốc muốn dùng chiến thuật « chia
để trị », không để các đối thủ kết hợp lại với nhau.
Bắc Kinh cũng nhiều lần đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã khuấy động lên
những rắc rối ở Biển Đông, và chống đối lại phán quyết của Tòa án Trọng tài
Thường trực hồi tháng Bảy dành ưu thế cho Philippines, bác bỏ yêu sách chủ
quyền của Trung Quốc trên vùng biển rộng lớn.
Tân Hoa Xã cho biết trong cuộc gặp tại Peru, Tập Cận Bình
nói với tổng thống Philippines Rodrigo Duterte « nên suy tính kỹ về việc hợp tác hàng hải và xúc tiến sự tương
tác tích cực trên biển », biến Biển Đông thành « cơ hội cho hợp tác hữu nghị song phương ».
Cũng theo Tân Hoa Xã, ông Duterte tỏ ra đáp ứng tích cực. Tổng
thống Philippines từ khi nhậm chức vào tháng Sáu đã nhanh chóng làm tan băng
giá trong quan hệ hai nước. Manila « muốn
đề cập vấn đề biển đảo một cách đúng đắn với Trung Quốc thông qua đối thoại và
tham vấn ».
Ông Tập cũng đề nghị tương tự với chủ tịch nước Việt Nam
Trần Đại Quang khi tham dự hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương tại
Lima. Tập Cận Bình nói rằng hai nước cần phải « giải quyết tranh chấp thông qua tham vấn và đối thoại song
phương, đi theo đường lối hợp tác để giải quyết bất đồng và tham gia vào công cuộc
phát triển chung, xem xét vấn đề một cách đúng đắn nhằm duy trì hòa bình và ổn
định khu vực ».
Tân Hoa Xã không cho biết ông Trần Đại Quang có đề cập đến
Biển Đông hay không.
Hôm thứ Năm 17/11, một cơ quan tư vấn Mỹ loan tin Việt Nam
đã mở rộng đường băng trên một hòn đảo mà Hà Nội yêu sách tại Biển Đông, rõ
ràng nhằm đáp trả việc Trung Quốc xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân
tạo trong khu vực.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.