Cảnh hoang tàn sau các vụ nổ tại Liễu Thành, 30/09/2015. |
(Le Monde 01/10/2015) Một loạt
vụ nổ từ các bưu kiện bị gài bom đã làm ít nhất 7 người chết tại khu tự trị
Quảng Tây, gần biên giới Việt Nam hôm qua, thứ Tư 30/09/2015, một ngày trước
Quốc khánh Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã, có 51 người bị thương. Mười bảy vụ nổ
được ghi nhận, bắt đầu từ chiều hôm qua, lại tiếp diễn với vụ nổ thứ vào 8
giờ sáng nay (giờ địa phương).
Các mục tiêu bị tấn công rất đa dạng : bệnh viện, nhà
tù, nhà ga, ký túc xá của một trung tâm chăn nuôi, siêu thị, chợ, trụ sở chính
quyền địa phương, trung tâm phòng chống bệnh truyền nhiễm…khiến người ta nghĩ
rằng đây là do may rủi cùng với việc giao bưu kiện. Một số vụ đã gây ra thiệt
hại nặng nề, như hình ảnh một tòa nhà bị sụp đổ một phần, được báo chí và mạng
xã hội Trung Quốc đăng tải.
Người dân nhanh chóng được chỉ thị không nên mở các bưu kiện
được gởi đến, dù đề tên mình. Sáu mươi gói hàng khả nghi đã bị công an địa
phương tịch thu, và sẽ được các chuyên gia xem xét. Đa số các vụ nổ xảy ra tại trấn
Đại Phố (Dapu), thủ phủ huyện Liễu Thành (Liucheng) gần thành phố Liễu Châu (Liuzhou)
lớn thứ nhì của tỉnh Quảng Tây.
Bên trong một căn hộ bị chấn động vì vụ nổ. |
Báo chí nhà nước hôm qua loan báo một nghi can tên
« Wei », 33 tuổi đã bị « nhận diện ». Theo trang mạng Boxun
đặt tại Hoa Kỳ, người này là nạn nhân của một vụ cưỡng chế đất trước đây, từng
bị đưa đi cải tạo lao động.
Đặt chất nổ để trả thù ?
Cho đến thời điểm này, chưa có gì có thể khẳng định đây là
hành động của một dân oan khiếu kiện, hay tấn công không mục đích. Theo văn
phòng châu Á của Ủy ban bảo vệ các nhà báo, truyền thông Trung Quốc được lệnh « chỉ đăng các tấm ảnh chụp từ
xa », « chỉ đưa tin từ các nguồn chính thống như Tân Hoa Xã », « không
thực hiện các phóng sự », « không thu thập các thông tin từ mạng xã
hội », « không làm các chương trình đặc biệt hay tường thuật trực
tiếp ».
Trang Sina đã đóng mục thông tin trực tiếp dành riêng cho
các vụ nổ ở Liễu Châu. Các chỉ thị mật cho báo chí - thường bị rò rỉ trên
internet, là đặc thù tại Trung Quốc - càng nghiêm khắc hơn khi các vụ tấn công
này lại xảy ra ngay trước ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
ngày 1 tháng 10.
Trên một đường phố Liễu Thành. |
Trung Quốc vốn đã quen với các vụ tấn công trả thù, tiến
hành bởi những con người đã kiệt sức và tuyệt vọng sau vô số đơn thư và bao
nhiêu lần đi lại chầu chực trước các cơ quan công quyền. Dân oan khiếu kiện với
những chồng đơn từ, tài liệu không có giá trị pháp lý, tiếp tục bị chính quyền
địa phương trấn áp, dù những lạm dụng này bị báo chí Trung Quốc tố cáo. Một số
tự tử, số khác có các hành động trả đũa nhắm vào những địa điểm mang tính biểu
tượng của chính quyền, và một số người lao vào các vụ tấn công đẫm máu.
Cách đây hai năm, vào tháng 11/2013, một người đàn ông đã
đặt chất nổ hàng loạt trước trụ sở đảng cộng sản ở Thái Nguyên (Taiyuan), thủ
phủ tỉnh Sơn Tây (Shanxi) làm một người chết. Trước đó vào tháng 6/2013, có 47
người thiệt mạng sau khi một người đàn ông tự thiêu trên xe buýt bằng một bình
xăng. Ông ta bất bình với công an địa phương do giấy chứng minh nhân dân có sai
sót, dẫn đến việc không được lãnh trợ cấp.
Hơn 100 người đã chết năm 2001 tại Thạch Gia Trang
(Shijiazhuang) trong một loạt vụ nổ mà thủ phạm bị cho là một người muốn trả
thù vợ cũ. Thông tin chính thức này bị nghi ngờ. Cách đây vài năm, đã diễn ra
một loạt vụ sát hại trẻ em tại các trường học, cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi về
bệnh nhân tâm thần tại Trung Quốc.
Mời đọc lại:
Mời đọc lại:
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.