Chuẩn bị cho Sukhoi xuất kích (Ảnh của Bộ Quốc phòng Nga) |
(Libération
22/10/2015) Là giám đốc nghiên cứu về quan hệ quốc tế của think tank Mỹ
Brookings Institution, ông Jeremy Sharipo phân tích về ý nghĩa của cuộc gặp
Assad-Putin.
« Nga
đang ở thế yếu, bởi vì Hoa Kỳ có nhiều phương tiện quân sự hơn, có những đồng
minh vững chắc hơn, một nền kinh tế khỏe mạnh hơn rất nhiều và có nhiều lựa
chọn hơn. Tại Syria, Nga đã triển khai các loại vũ khí hiện đại mà họ không sở
hữu được bao nhiêu. Nga sẽ phải chi ra rất nhiều tiền, mà tiền thì hiện nay họ
không có ».
Thông điệp của chuyến
thăm này là gì ?
Theo góc nhìn của Al Assad, đó là để chứng minh rằng ông ta
vẫn hiện hữu và muốn tiếp tục nắm quyền. Về phía Nga, nhằm chứng tỏ sự ủng hộ
chính quyền Syria và Kremli đóng một vai trò chủ đạo về tương lai của nước này.
Tinh tế hơn nữa - nếu tin vào những tuyên bố của Kremli - thì
họ đã bàn bạc nhiều về việc thương thảo và Assad đã nói ra một số điều trước
nay chưa hề tuyên bố : đó là tất cả những phe phái Syria đều phải tham gia
vào một giải pháp chính trị. Cả hai đều tìm cách lợi dụng thế mạnh vừa đạt được
trong những tuần lễ gần đây để mở ra một cuộc thương lượng, trong đó chắc chắn
là có sự thỏa hiệp quan trọng của Hoa Kỳ, các đồng minh của Mỹ và phe đối lập
Syria.
Khi phô bày sức mạnh, phải
chăng Vladimir Putin cũng chứng tỏ sự yếu kém của chính quyền Obama trong hồ sơ
Syria ?
Tôi không thấy Hoa Kỳ ở vào thế yếu chút nào cả. Ngược lại
với Nga, Mỹ không đưa ồ ạt các phương tiện quân sự vào một chiến dịch mà thất
bại đã thấy trước. Táo bạo không đồng nghĩa với sức mạnh.
Nga đang ở thế yếu, bởi vì Hoa Kỳ có nhiều phương tiện quân
sự hơn, có những đồng minh vững chắc hơn, một nền kinh tế khỏe mạnh hơn rất
nhiều và có nhiều lựa chọn hơn. Tại Syria, Nga đã triển khai các loại vũ khí
hiện đại mà họ không sở hữu được bao nhiêu. Nga sẽ phải chi ra rất nhiều tiền,
mà tiền thì hiện nay họ không có. Tất cả chỉ vì một cuộc chiến không quá quan
trọng đối với Kremli.
Nếu vậy thì tại sao
Nga lại can thiệp ?
Điều này được giải thích một phần bởi tính hợm hĩnh của
Putin, muốn nước Nga được coi là cường quốc thế giới. Vấn đề là ở chỗ :
Matxcơva không có chiến lược để chấm dứt cuộc xung đột.
Người Nga biết rằng không thể có được một chiến thắng quân
sự tuyệt đối, vì thế họ mới kêu gọi thương thuyết. Nếu không thương lượng được,
Nga không thể nào duy trì lực lượng vô hạn định tại Syria. Khi họ sa lầy – điều
khó thể tránh khỏi trong tương lai – họ vẫn sẽ không có kế hoạch để ra khỏi
cuộc chiến.
Kịch bản này không phải mới mẻ gì : chúng ta đã thấy
với người Mỹ ở Irak và người Nga ở Afghanistan. Tháng 4/2003, khi quân đội Mỹ
vừa chiến thắng Saddam Hussein và chiếm được Bagdad chỉ trong ba tuần lễ, mọi
người đều nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ minh chứng sức mạnh của mình, nhưng những gì sau
đó cho thấy hoàn toàn sai lầm. Irak không làm Mỹ mạnh hơn, mà lại yếu đi một
cách thảm hại. Syria cũng tương tự, nên tôi không cho rằng kết quả sẽ khác đi.
Liệu có khả năng về
một giải pháp chính trị ?
Nga sẵn sàng thương lượng và thực sự muốn kết thúc chiến
tranh thông qua tiến trình chính trị. Nhưng những thỏa hiệp như thế nào Nga có
thể sẵn sàng tiến hành và áp đặt cho chế độ Assad ? Thực tế là hiện nay họ
ít muốn thỏa hiệp hơn cách đây vài tháng, lúc Al Assad đang còn gặp khó khăn.
Ngoài ra, vấn đề Tổng thống Syria phải ra đi vẫn là điểm mấu
chốt gây bất đồng. Theo cái nhìn của chế độ, tất cả các thỏa ước chia sẻ quyền
lực tại Syria sẽ gây ra sự sụp đổ. Assad biết rằng một chế độ do thiểu số cai
trị, từ bốn năm qua đã thảm sát và gây nhiều đau khổ cho đa số bị trị, sẽ không
sống sót được với thỏa ước.
Không thể tìm được một thỏa hiệp nào một khi Assad vẫn nắm
quyền. Và đó là một khó khăn mà Nga, Mỹ và các đồng minh của Mỹ không thể vượt
qua được trong lúc này. Điều đó không có nghĩa là không thể mở thương lượng,
nhưng thương lượng không thể kết thúc.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.