jeudi 20 juillet 2023

Kim Văn Chính - Vấn nạn Wagner

1/ Về danh chính ngôn thuận, Prigozhin và lực lượng Wagner chuyên nghiệp, trung thành với ông đã được thu xếp sang định cư tại Belorus. Trên thực tế, khoảng hơn 10 ngàn lính Wagner thiện chiến cùng với xe cộ đã đến Belorus đóng quân.

Theo như các thông tin của các phía công bố, trước hết lực lượng này làm nhiệm vụ giúp Belorus huấn luyện quân đội trong tác chiến. Sau đó họ có những công việc ở Châu Phi, là địa bàn truyền thống và thu lợi béo bở của Wagner.

Wagner của Prigozhin vẫn có khả năng tự phát triển, bằng cách tuyển dụng thêm lính chuyên nghiệp từ các nguồn bên trong nước Nga và bên ngoài nước Nga. Địa bàn hoạt động chủ yếu ở châu Phi, nhưng có cả các địa bàn ở Trung Đông, Mỹ latinh và nhiều nơi khác… Kinh phí chúng có được từ các mối lợi đánh đổi với các nhà chính trị, nhận trực tiếp từ các chính phủ thuê mướn họ.

Lê Xuân Nghĩa - Gom củi ba năm để đốt một giờ : Chỉ có thể là Putin

 

Quyết định không đến Thượng đỉnh BRICS của Putin cho thấy, vị thế và vai trò của Nga đã giảm sút một cách thảm hại. Đồng thời, vai trò luật pháp quốc tế đang dần được nâng cao.

Tôi biết có không ít người vẫn ủng hộ ông ta một cách mù quáng, đang tự lừa dối chính bản thân mình để đưa ra những bài viết, lời nói nhằm bảo vệ ông ta rằng “vì ông ấy không thèm đến”.

Và có thật là ông ấy “không thèm đến” không?

- Thứ nhất: BRICS là Tổ chức có Nga là quốc gia sáng lập. Tức có nghĩa, về góc độ nào đó thì BRICS là ”con đẻ” của Nga chứ có phải của bọn Tây, bọn Mỹ hay bọn “không thân thiện” đâu mà ông ấy “không thèm đến”?

Khổng Đức Thiêm - Về ông Hoàng Chí Bảo, chuyên gia kể chuyện bác Hồ

 

I

Nhân có người gửi tới tôi một đoạn băng ghi lại buổi nói chuyện của anh Hoàng Chí Bảo về bác Hồ, và nghi ngờ về trình cao siêu của diễn giả. Tôi là người về Viện Mác Lê và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh muộn nên không có vinh hạnh được tiếp cận và nghe anh rao giảng lần nào.

Tôi bèn phải hỏi một đồng nghiệp hiểu về anh Bảo khá sâu sắc và dưới đây là lời kể của anh:

Anh Hoàng Chí Bảo là người Hà Nội, bố mẹ mất sớm, phải ở với anh chị. Lớn lên học hành, làm giáo viên Văn cấp 2 tại Đông Anh, Hà Nội. Từ đây, đi thi đại học, bị trượt. Sau này, được cử đi học Trường Nguyễn Ái Quốc 5. Sau khi tốt nghiệp anh được cử đi làm nghiên cứu sinh tại AOH Liên Xô, năm 1986 bảo vệ luận án Triết học. Thế cho nên khi về Viện Mác Lê, có người cứ muốn đưa chuyện anh ấy chưa tốt nghiệp đại học nào cả nhưng có người ngăn.

Hà Phan - Một chính sách đáng hoan nghênh của Đà Nẵng

 

Giữa tức giận của dân tình và bức xúc của dư luận quanh vụ xử quan lại tham gia kiếm tiền giải cứu", tôi đọc được những điều đáng vỗ tay này:

Đà Nẵng vừa quyết định sẽ chi hơn 408 tỉ đồng để hỗ trợ toàn bộ học phí cho trẻ mầm non, học sinh đến lớp 12 theo mức thu học phí công lập năm học 2023-2024!

Không chỉ học sinh công lập các con ngoài công lập cũng được hỗ trợ. Riêng trẻ mầm non và học sinh các trường có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc diện được miễn học phí.

Hoàng Nguyên Vũ - Rồi kết thúc phiên tòa “Chuyến bay giải cứu”, dân có nhận lại được tiền không?

 

Xin đặt ra ba câu hỏi:

1/ Phạm tội toàn tiền lớn, không thấy bất cứ kẻ nào nộp đủ, thậm chí phần nộp lại đa số rất nhỏ. Nếu số tiền còn lại đưa cho vợ, chồng, con cái, bồ nhí giữ, thì có nên truy tố vợ chồng, con cái, bồ nhí vì tội tiêu thụ tài sản do kẻ khác phạm tội mà có không?

2/ Phạm tội toàn tiền lớn, không nộp lại đủ, có cần tịch thu tài sản của những kẻ phạm tội kiểu ngân hàng xiết nợ không?

Phạm Loan - Tám nhân vụ đại án chuyến bay giải cứu

Vụ chuyến bay giải cứu với hối lộ các kiểu, mình cũng không định theo dõi vì thấy nó là chủ đề vừa xưa cũ vừa thường xuyên ở nước ta rồi. Nhưng cứ mỗi khi vào Facebook là lại thấy có tin, có video các buổi xử án ở tòa ... Thế là cũng xem, cũng nghe, cũng vẫn choáng váng, vẫn xót xa, bức xúc và ê chề đủ thứ.

Nghe những con số tham ô, hối lộ của vụ này thì quả là cũng ấn tượng. Kiếm tiền nhiều và dễ dàng như thế bảo sao người ta không u mê mụ mẫm và tha hóa. Như anh Lưu chị Luyến khỏe mạnh, tử tế, làm lụng quần quật được dăm ba triệu một tháng. Đàng này chỉ cần thực hành quyền lực nhẹ nhàng thôi, trong 270 ngày nhận tiền 253 lần với tổng giá trị hơn 42 tỉ thì lại chả "hết nước chấm", không lú mới là lạ.

Con số ấn tượng, bối cảnh đặc thù, nhưng cách thức tham ô tham nhũng thì không hề lạ. Nó vẫn thế xảy ra hàng ngày, mọi nơi, mọi lúc trên đất nước hình chữ S. Chắc chắn tất cả người dân Việt Nam sống tại Việt Nam đều không xa lạ. Chúng ta đã chấp nhận và dung dưỡng nó. Bức xúc đấy rồi quên đấy. Bức xúc khi mình là nạn nhân nhưng lại vô cùng hoan hỉ khi mình được trục lợi.

Lê Thanh Phong - Doanh nghiệp bị bắt ép đưa tiền theo "luật rừng"

 

Thực ra, gọi hành vi đưa hối lộ là "văn hóa phong bì" có thể không đúng về bản chất. Đã là văn hóa thì không thể xấu, ở đây là "tệ nạn phong bì".

Phong bì làm quà, cảm ơn, tình nghĩa là văn hóa. Nhưng cảm ơn tới vài chục tỉ đồng thì đó là đưa và nhận hối lộ, là tệ nạn, là hành vi phạm tội.

Đối với các bị cáo trong nhóm đưa hối lộ, đương nhiên là có hành vi vi phạm pháp luật, ai cũng nhận tội, cũng tự nhận thức mình đã sai. Nhưng nếu đặt vào hoàn cảnh của họ, bị cán bộ ép buộc, bị gợi ý phải làm theo "luật" xin - cho, thì khó có cách lựa chọn nào khác.

Dương Quốc Chính - Đưa hối lộ mà bị bùng tiền

 

Mình có chút tâm tư về pháp lý, 500 anh em luật sư lý giải hộ mình cái. Cu Hưng cựu an ninh điều tra không hề bị Viện Kiểm sát luận tội đưa hối lộ hay nhận hối lộ, chỉ bị luận tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Có nghĩa là nó có thể đã nhận tiền từ tướng Tuấn để chạy án, nhưng nó ôm luôn không chạy. Như vậy tại sao chính Viện Kiểm sát lại luận tội bị cáo Hằng là chạy án (đưa hối lộ), bằng cách đưa tiền cho Tuấn, rồi Tuấn đưa cho Hưng? Tuấn cũng bị luận tội môi giới hối lộ nữa?

Việc đưa hối lộ này có được Hưng thực hiện đâu. Bởi bản thân Hưng cũng không hề bị luận tội nhận hối lộ hay đưa hối lộ. Nó (có thể) ôm tiền về tiêu xài thôi!

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.07.2023


 

mercredi 19 juillet 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 19/07/2023

 

1. 100.000 QUÂN NGA Ở ĐÂU RA?

Tui ngờ rằng đó là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều bác, và tin đó được kéo lên đầy trên các trang tin, kể cả pro-Putox lẫn pro-Ukraine. Trước tiên cho phép tui được điểm tin một số gạch đầu dòng.

• Tin chính thức của ngày 18/07 (hôm qua) của Bộ Quốc phòng Ukraine:

- Trục Kupyansk, quân đội Ukraine đang đứng vững. Trong ngày 16 tháng 7, kẻ thù đã tiến hành các cuộc tấn công không thành công ở phía nam Masyutivka (tỉnh Kharkiv), lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc không kích vào vùng lân cận Kyslivka.

Đàm Ngọc Tuyên - Chuyến bay cấp cứu

 

Đang ngồi đợi chuyến bay cấp cứu, à không, chuyến bay giải cứu, nên tiện thể kể mấy chuyện vụn vặt ở phi trường hầu bạn đọc.

Mỗi lần ra phi trường, là mỗi lần mắc cười, vì đọc mấy câu như: "Cửa ra tàu bay", thiệt hài hước.

Thực ra thì, chỉ có ngôn từ của người cộng sản mới gọi như vậy. Miền Nam trước 1975, gọi là phi cơ, trực thăng, phi đạo, phi trường...

Người cộng sản thấy phi trường giống sân phơi lúa, mà có phi cơ bay lên nên họ gọi là sân bay. Còn trực thăng không cần phi đạo để lấy đà, mà cất cánh thẳng lên, thế là thành tàu bay lên thẳng.

Trần Hiển - Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

 

Luật sư nói: Gia đình cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng tự nguyện dùng hết tài sản để khắc phục hậu quả.

Tài sản bao gồm: Một căn chung cư cao cấp trị giá 15 tỉ, một căn chung cư bình dân hơn trị giá khoảng 5 tỉ, một chiếc ô tô lúc mới mua trị giá khoảng 4 tỉ, cổ phiếu và trái phiếu giá trị khoảng 5 tỉ, tài khoản và tiền mặt khoảng 1,3 tỉ. Tổng tài sản đứng tên Cục trưởng kê biên bị cơ quan chức năng thu giữ khoảng 30 tỉ.

Lưu ý: Đây chỉ là tài sản đứng tên Cục trưởng thôi nhé, còn tài sản đứng tên người thân và họ hàng không tính. Chưa kể Cục trưởng có một công ty liên quan đến giáo dục.

Tạ Duy Anh - Ai tước liêm sỉ ở họ ?

 

Theo dõi vụ án, tôi có nhận xét thế này:

Cái đám cán bộ mang danh trí thức, được ăn học, có danh có chức, nhưng họ đánh mất sạch liêm sỉ.

Chỉ xin dẫn hai trường hợp là ông Tô Anh Dũng và bà Nguyễn Thị Hương Lan.

Một người nhận tới 25 tỉ đồng, mà vẫn nói như đang báo cáo về kết quả học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ăn đến rỗng túi đồng bào, mà vẫn "coi họ như ruột thịt" thì còn hơn cả sự kinh tởm.

Cù Mai Công - Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar

 

Phiên tòa “chuyến bay giải cứu” mới tạm xong phần đề nghị mức án sau khi "cập nhật" tiền khắc phục hậu quả. Một số báo chí, truyền thông rút tít: Tòa đang tạm dừng để các bị cáo “Nộp tiền khắc phục vụ án”.

Trước hết đây là lỗi câu cú do muốn rút tít gọn vì vụ án đang diễn ra; đúng/sai, hay/dở chưa rõ thì có gì phải khắc phục nó. Phải ghi rõ “Nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án”.

Nhưng nếu ghi “Nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án”, tức đã nói hậu quả thì buộc phải nói đến bị hại, nạn nhân đầu tiên, trực tiếp của vụ án này: những người mua vé “chuyến bay giải cứu” cao chót vót là đối tượng chính đáng, đầu tiên, duy nhất nhận lại tiền khắc phục hậu quả gây ra với họ này.

Mai Quốc Ấn - Những kẻ máu lạnh

 

Cuộc “đốt lò” không phải gần đây, nó đã kéo dài hơn 6 năm!

Trước khi có đại dịch, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị cũng thành “củi”.

Nhưng các phe nhóm vẫn bàn kế hoạch rồi ăn chia trên nỗi đau thân phận, trên xác người suốt mấy năm đại dịch. Họ bàn kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ngay giữa kinh kỳ-trung tâm chính trị quốc gia.

Họ không sợ hãi cuộc “đốt lò”?

Hoàng Nguyên Vũ - Xin lỗi, tôi không thể cười được!

Nhìn đám quan chức giả điên, giả ngây giả ngô trong phiên tòa “chuyến bay giải cứu”: Xin lỗi, tôi không thể cười nổi!

Bởi nếu tôi cười, tôi sẽ có tội với đồng bào mình, những người đã khổ tận cùng, đau tận cùng, đau đến tận chết, trong đại dịch chưa xa.

Nhìn chúng trơ trẽn nói những câu ngỡ như gây cười, tôi thấy lợm. Xin lỗi, tôi không thể cười được!

Dương Quốc Chính - Nộp tiền khắc phục hậu quả gì ?

 

Vụ chuyến bay giải cứu nhiều báo nêu khái niệm các bị cáo NỘP TIỀN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ, có báo gọi là nộp tiền. Nhưng nộp tiền này để làm gì? Khắc phục hậu quả cho ai? Ai sẽ được hưởng số tiền này?

Phải hiểu bản chất là người dân, hành khách được "giải cứu" mới là bên chịu thiệt hại về tiền bạc. Nhà nước, ngân sách mất quái gì đâu, chẳng qua chế độ, chính quyền, ngành công an, ngoại giao bị mang tiếng xấu với nhân dân, nhưng chả thiệt hại đồng nào hết. Vậy bị cáo nộp tiền vào ngân sách là ngân sách được lợi, vì chả mất gì mà lại được đóng tiền vào không ít, trong khi người dân chịu thiệt hại thì lại không được trả lại tiền.

Trường hợp bị cáo nộp lại tiền với tội danh lừa đảo thì tiền đó đúng ra phải trả lại bên bị lừa. Như tướng Tuấn nộp 1,55 triệu đô thì tiền đó phải trả bị cáo Hằng (là bị cáo tội đưa hối lộ nhưng đồng thời là bị hại trong vụ lừa đảo).

Mai Bá Kiếm - Chuyện tiền Lan lãnh sự

 

Tôi kể người nghe đời Lan Lãnh sự (Nguyễn Thị Hương Lan)

Lập trò bay giải cứu.

Lúc dịch còn căng Lan vẫn thường ma lanh,

Đem viết thành planning (kế hoạch).

Thuở ấy kiều dân đang bí lối kêu cứu bên Lan

Lan như bông hoa ngàn thương yêu vô vàn

Nguyện thề giải cứu sẽ không hề lìa xa.

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.07.2023


 

Lê Xuân Nghĩa - Ai mới là người đang “chiến đấu” đến người dân cuối cùng?

 

Hôm qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký luật cho phép xuất ngũ những người có người thân hy sinh trong chiến tranh hoặc mất tích.

Trước đó, Ukraine cũng đã thông qua quy định nâng thời gian nghỉ phép cho những người đang trực tiếp chiến đấu, từ 10 ngày lên 30 ngày.

Trong khi đó, cũng vào hôm qua, Duma Quốc gia Nga đã thông qua Luật Tổng động viên với độ tuổi cao nhất là 70.