vendredi 13 décembre 2019

La Haye, cuộc chiến đấu cuối cùng của bà Aung San Suu Kyi

Nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi trước Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ) tại La Haye ngày 10/12/2019 vì vụ kiện diệt chủng người Rohingya.


Le Monde số đề ngày hôm nay 13/12/2019 chú ý đến việc « Aung San Suu Kyi chối bỏ nạn diệt chủng người Rohingya », còn Le Figaro nhận định « Ở La Haye, cuộc chiến đấu cuối cùng của bà Aung San Suu Kyi ».

Giải Nobel hòa bình 1991 không nối gót Mandela và Gandhi

Khi bước vào phòng xử án của Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ theo tiếng Pháp, ICJ theo tiếng Anh), bà Aung San Suu Kyi phải đi ngang qua bức tượng bán thân bằng cẩm thạch của Nelson Mandela và Gandhi. Nhưng giải Nobel Hòa bình 1991 chừng như không đi theo con đường của hai vĩ nhân này.

Le Figaro mô tả nhà lãnh đạo Miến Điện trong trang phục và phong cách quý phái, như đi dự một buổi tiệc trà. Tuy nhiên tại Cung Hòa Bình, bà lại ngồi ở hàng ghế bị cáo, và bên ngoài, một đám đông tò mò đến xem mặt thần tượng dân chủ mất ngôi. « Điều duy nhất khiến cái ác lên ngôi là sự bất động của những người thiện lành » - Abubacar Tambadou, bộ trưởng tư pháp Gambia nhấn mạnh trước tòa. Được sự ủy nhiệm của 57 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OCI), Gambia tố cáo Miến Điện vi phạm công ước về diệt chủng năm 1948.

Bắc Kinh và Washington loan báo đạt được thỏa thuận thương mại sơ khởi


Đông đảo phóng viên đến dự cuộc họp loan báo về thỏa thuận Mỹ-Trung tại Bắc Kinh ngày 13/12/2019.

(AFP) - Hoa Kỳ và Trung Quốc hôm nay 13/12/2019 loan báo đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ, đánh dấu cuộc hưu chiến sau 19 tháng chiến tranh thương mại gay gắt với việc áp đặt thuế quan trừng phạt, làm kinh tế thế giới chao đảo.

Từ Bắc Kinh, thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn (Wang Shouwen) cho biết đôi bên đã thỏa thuận soạn thảo văn bản kiểm tra pháp lý và bản dịch càng sớm sàng tốt, trước khi ký kết chính thức, tuy nhiên không nói rõ thời điểm cụ thể.

jeudi 12 décembre 2019

Chu Mộng Long - Thế nào là « Không được can thiệp nội bộ » quốc gia khác ?


"Không can thiệp nội bộ" là cái lý cùn nhất của chính trị, ngoại giao, mặc dù lịch sử nhân loại chưa bao giờ áp dụng cái lý đó.

Tôi không biết nguyên văn câu này còn thiếu gì không. Chẳng hạn, lợi dụng can thiệp để trục lợi, phá hoại, kích động bạo lực hoặc xâm lược. Còn vì các vấn để nhân loại phổ quát như môi trường, nhân quyền, hòa bình, kể cả tự do thương mại... mà bảo "không can thiệp" thì chỉ có thể nói là lý cùn.

Một thằng ở đầu nguồn xả thải vô tội vạ, không can thiệp có mà cả khu vực phải ăn, ngửi c** của nó. Một thằng sở hữu vũ khí suốt ngày chĩa súng sang nhà người khác, dù là để tự vệ đi nữa thì hàng xóm cũng phải lên tiếng chứ chẳng nhẽ yên tâm sống trước mũi súng của nó? 

Marko Nikolic - Phẩm chất người Việt


(VnExpress 11/12/2019) Tôi thấy ấm lòng mỗi khi cả nước ''nhuốm đỏ'' cờ tổ quốc để tiếp lửa cho đổi tuyển Việt Nam và một lòng yêu nước bùng nổ sau mọi chiến thắng.

Tình đoàn kết này là điều mà chúng tôi hình như ngày càng thiếu tại châu Âu, nơi mà không ít quốc gia phải đối mặt với bất ổn chính trị hay thậm chí phong trào ly khai trong khi tương lai của Liên Minh châu Âu trông ngày càng bấp bênh. Bản thân tôi đã sinh ra tại Nam Tư, một Cộng hòa liên bang đã sụp đổ và tan rã thành sáu quốc gia độc lập sau nội chiến đẫm máu vào thập niên 90.

Theo tôi, tình đoàn kết là một trong những thành tựu lớn của Việt Nam, một đất nước hơn chín mươi triệu dân đã duy trì ổn định về mặt chính trị và xã hội bất chấp một quá khứ đầy biến động và những chiến tranh khốc liệt.

Võ Phạm Trọng Nhân - Chúng tôi hổ thẹn


Sự việc xảy ra tại khoa Xét nghiệm của bệnh viện Saint Paul quả thật là một đòn đánh chí mạng vào ngành y, vốn đã chịu quá nhiều ác cảm đến từ cộng đồng.

Là người phục vụ trong ngành đã hơn một phần tư thế kỷ, tôi thực sự choáng váng trước những gì đang nhìn thấy và phải gắng gượng hết sức mới có thể xem hết đoạn phóng sự.

Để có thể có một đánh giá khách quan, tôi đã dành nguyên một ngày tìm hiểu về quy trình kỹ thuật xét nghiệm cũng như tham khảo ý kiến đồng nghiệp trong chuyên khoa này.

Ngô Nhân Dụng - Vui mừng chiếm giải đá banh!


Cầu thủ Đoàn Văn Hậu (số 5, trái) vui mừng sau khi mở tỉ số trong trận chung kết với Indonesia, giúp Việt Nam thắng Indonesia 3-0 tại Giải Túc Cầu Đông Nam Á, SEA Games 30, tổ chức ở Manila, Philippines, ngày 10 Tháng Mười Hai, 2019. (Hình: AP Photo/Aaron Favila)
(Người Việt 10/12/2019) Người Việt khắp nơi chia sẻ vui mừng với chiến thắng của đội banh Việt Nam trong Giải Túc Cầu Đông Nam Á, SEA Games 30, tổ chức ở Manila, Philippines. Niềm vui càng hiếm hoi càng lớn, vì đây là lần đầu tiên Việt Nam đoạt huy chương vàng, thắng Indonesia với tỉ số 3-0.

Những cầu thủ đáng được “công kênh” hàng đầu trong cuộc diễn hành là Đoàn Văn Hậu, đã làm hai bàn; Hùng Dũng, một bàn; và thủ môn Văn Toản, đã giữ khung thành “trinh bạch,” theo lối của nhà báo Huyền Vũ; cũng như các cầu thủ Nguyễn Đức Chiến, Nguyễn Hoàng Đức đã chuyền banh có hiệu quả.

Một điều đáng tiếc là Đoàn Văn Hậu đã đá chạm chân cầu thủ Evan Dimas, ngôi sao Indonesia, khiến anh ta bị thương, phải rời sân vào phút thứ 20; khiến sức tấn công của Indonesia giảm rất nhiều. Nếu Evan Dimas tiếp tục đá, trận đấu sẽ hào hứng hơn nhiều; vì trong 10 phút đầu tiên đội Indonesia đã tấn công áp đảo.

Nguyễn Đắc Kiên - Bóng đá không chỉ là bóng đá


Hình trên (đen trắng) là đội tuyển bóng đá Việt Nam Cộng Hòa đã vô địch kỳ SEA Games năm 1959.

Hình dưới (ai cũng biết) đội tuyển U22 Việt Nam vô địch SEA Games năm 2019.

Có ai biết, những cầu thủ Việt Nam trong hình trên bây giờ ra sao không? Ai còn, ai mất?

mercredi 11 décembre 2019

Mạnh Vãn Châu nhàn nhã, hai tù nhân Canada khốn khổ tại Trung Quốc

Biểu tình bên ngoài phiên tòa xử vụ Mạnh Vãn Châu ở Vancouver ngày 06/03/2019, đòi Trung Quốc trả tự do cho hai công dân Canada là Michael Spavor và Michael Kovrig.

Tác giả Peter Humphrey trong bài « Số phận tàn khốc của Michael Kovrig và Michael Spavor tại Trung Quốc » đăng trên The Diplomat ngày 10/12/2019 tố cáo các điều kiện giam giữ trong nhà tù Trung Quốc, và việc Bắc Kinh bắt giữ một số người phương Tây gần đây mang động cơ chính trị.

Mạnh Vãn Châu vẽ tranh, hai công dân Canada khốn đốn trong gu-lắc Trung Quốc 

Ngày 10/12 này là đúng một năm hai công dân Canada bị bắt giam trong những điều kiện tồi tệ, bị cô lập trước móng vuốt của an ninh Trung Quốc. Michael Kovrig, nhà cựu ngoại giao, và Michael Spavor, một nhà tư vấn chuyên tổ chức các chuyến đi làm ăn với Bắc Triều Tiên, bị bắt với cáo buộc làm gián điệp. 

Lẽ ra với tội danh này thì sau một năm đã có thể đưa ra tòa, nếu có bằng chứng. Nhưng thực chất, theo tác giả, cả hai là con tin chứ không phải tội phạm, bị bắt để trả đũa vụ Canada bắt bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), phó chủ tịch Hoa Vi (Huawei). Bản thân ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đã xác nhận việc này.

mardi 10 décembre 2019

Hoàng Nguyên Vũ - Cầu thủ nữ và hoa hậu, vinh quang thật sự ở đâu ?


Những cô gái tận hiến trên sân bóng và những cô hoa hậu đi thi xúng xính váy áo: Vinh quang thật sự nằm ở đâu?

Nhìn những cô gái không còn tí sức lực gì sau khi nâng cao chiếc Huy chương vàng và hát Quốc ca vang dội tối qua, hẳn nhiều người sẽ khóc. Khóc không chỉ vì cái tự hào thành quả sau cuối, mà khóc vì thương. Thương quá. Họ là phụ nữ. Họ phải vắt kiệt thứ mạnh mẽ cuối cùng trong một đặc tính sinh học yếu ớt để đi đến đích vinh quang.

Các cô gái của chúng ta thi đấu với một đối thủ nặng ký hơn, kỹ thuật hơn, khỏe hơn và đương nhiên là khôn hơn. Suốt hiệp 1, đối thủ chơi bào sức của các cô gái. Sau 90 phút, các cô gái của chúng ta không còn một tí sức lực nào nhưng họ đã quả cảm chiến đấu không dừng lại. 

Hồng Kông : Từ « Cảng nữ » thành « đả nữ »

Nữ sinh viên có biệt danh là "Chris Wong", từ một cô gái sống nội tâm trở thành chiến binh xung kích trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 03/12/2019.

Chris Wong, nữ sinh viên 19 tuổi, là một trong số hàng ngàn cô gái Hồng Kông tham gia các cuộc biểu tình đòi dân chủ, và không ngần ngại đương đầu với cảnh sát. Cô giải thích với AFP : « Đó là cuộc chiến đấu của tất cả mọi người, dù là nam hay nữ ».

Sinh ra trong một gia đình công nhân không quan tâm đến chính trị, Chris Wong dần dần đã sáng mắt ra cùng với cuộc khủng hoảng làm rung chuyển Hồng Kông từ sáu tháng qua. 

Trường hợp của cô chứng tỏ vai trò quan trọng của phụ nữ, trong những cuộc biểu tình diễn ra hầu như hàng ngày kể từ tháng Sáu, kể cả trên tuyến đầu mỗi khi nổ ra các cuộc đụng độ với cảnh sát. Phụ nữ chiếm trên 25% trong số 5.900 người bị bắt từ tháng 6/2019, và có tỉ lệ tương tự trong tổng số người nhập viện, khoảng 28%.

Hoàng Linh - Máu trộn


Món tiết canh đạo đức của bệnh viện Saint Paul Hà Nội !

Câu chuyện bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội bẻ đôi que thử và trộn mẫu máu của nhiều người để làm xét nghiệm nhanh như dân nhậu làm tiết canh vịt làm rúng động dư luận, gây kinh sợ cho những người đã từng làm xét nghiệm ở đây.

Món tiết canh khốn nạn này của ngành y còn được dậm thêm hành, ngò, đậu phộng của nhiều tác giả trên mạng với các bài viết cho rằng, sai phạm này vô hại vì không gây ra hậu quả.

Xin trân trọng giới thiệu ý kiến của TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu Ung thư, City of Hope, California, USA, Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím : 

Nguyễn Tiến Tường - Nghiệp chướng blouse !


VTV24 trình chiếu một phóng sự điều tra chân tơ kẽ tóc về việc bệnh viện Xanh Pôn cắt một que test HIV và viêm gan siêu vi B thành hai que, trộn chung 4 mẫu máu HIV vào một giếng xét nghiệm. Nếu kết quả âm tính, sẽ trả cho 4 người. Nếu dương tính, sẽ buộc 4 người đó xét nghiệm lại.

Chuyên gia đầu ngành y tế đã khẳng định những hành vi này sẽ làm méo mó kết quả xét nghiệm. Hàm lượng máu không đủ và bị pha lẫn sẽ cho ra kết quả sai lệch. Cho đến sáng nay, lãnh đạo bệnh viện vẫn một mực chày cối "chia que xét nghiệm là thử", "không ảnh hưởng kết quả" "trang thiết bị gian lận bán cũng không ai mua".

Tôi thật sự rợn người với tư duy độc ác này của người làm quản trị. Nếu thử, tại sao không thử với thân nhân của lãnh đạo và nhân viên bệnh viện? Sao lại thử bằng máu của nhân dân và bắt họ trả tiền?

Ngô Nhân Dụng - Phải kể lại cho con cháu nghe

Thuyền Trưởng Jeon Je Young (trái) mặc quốc phục Việt Nam, kế bên là ông Nguyễn Hùng Cường mặc quốc phục Nam Hàn. (Hình: Nguyễn Hùng Cường cung cấp)
(Người Việt 06/12/2019) Phải kể lại câu chuyện Thuyền Trưởng Jeon Je Young cứu vớt các thuyền nhân Việt Nam năm 1985 cho các bạn trẻ người Việt khắp thế giới nghe.


Ông Jeon Je Young mới qua đời tháng trước; nhiều người Việt tị nạn Cộng Sản đã cử hành một lễ tưởng niệm. Ông xứng đáng được nhớ ơn. Ông cũng đáng được nêu gương cho các thế hệ tương lai, để con cháu chúng ta, người Việt cũng như người Hàn Quốc và các dân tộc khác, học cách sống làm người.

Câu chuyện cứu người vượt biển xẩy ra ngày 14 Tháng Mười Một, 1985. Một chiếc thuyền chở người Việt vượt biển tị nạn Cộng Sản lênh đênh đã ba ngày liền, gần trăm người chen chúc nhau trong một con tàu nhỏ, không có cả chỗ đi vệ sinh.

Họ thấy những tàu thủy khác đi qua, họ kêu cứu bằng tất cả các phương tiện. Nhưng không được cứu.

lundi 9 décembre 2019

Một triệu người biểu tình ở Hồng Kông, báo chí Trung Quốc im lặng

Cả triệu người biểu tình rầm rộ ở Hồng Kông ngày 08/12/2019.

Cả một biển người biểu tình hôm qua 08/12/2019 trên các đường phố Hồng Kông, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của phong trào đòi dân chủ, sau sáu tháng liên tục xuống đường chống chính quyền thân Trung Quốc. Tuy nhiên báo chí Hoa lục giữ im lặng không đưa tin về cuộc biểu tình ở đặc khu.

Thông tín Stéphane Lagarde tại Hồng Kông tường thuật :

« Chỉ có những chiếc mặt nạ, năm ngón tay giơ lên kèm theo khẩu hiệu « Năm yêu sách, không thiếu một điều nào », là khác với các cuộc biểu tình lớn hồi tháng Sáu ; còn thì những hình ảnh đều giống nhau. Đó là một đám đông khổng lồ, diễu hành ôn hòa trên những con đường ở khu trung tâm Hồng Kông. Cả phía cảnh sát và người biểu tình đều tỏ ra kềm chế. Những gia đình với xe đẩy em bé, những người biểu tình đi xe lăn hòa lẫn trong biển người. 

Người lao động nhập cư ở Đài Loan biểu tình phản đối điều kiện sống

Lao động nhập cư, đa phần là gốc Đông Nam Á, biểu tình ngày 08/12/2019, phản đối điều kiện làm việc tại Đài Loan.

Tại Đài Loan, trên 700.000 lao động nhập cư từ Đông Nam Á làm những công việc lao động phổ thông. Cũng như ở Singapore hay Hồng Kông, các tổ chức xã hội và bản thân người lao động thường xuyên tố cáo điều kiện làm việc và sinh sống của họ. Hôm qua 08/12/2019 một cuộc biểu tình đã diễn ra tại Đài Bắc.

Thông tín viên Adrien Simorre ở Đài Bắc gởi về bài tường trình :

« Hủy bỏ hệ thống môi giới trung gian - broker », là điều mà những người lao động nước ngoài đòi hỏi đối với chính quyền Đài Loan. Đó là những đơn vị tư nhân mà họ lệ thuộc vào để được tuyển mộ sang Đài Loan làm việc.

Xả súng ở Florida: Kêu gọi ngưng huấn luyện lính Ả Rập Xê Út tại Mỹ

Căn cứ Pensacola, Florida, Hoa Kỳ, nơi một quân nhân Ả Rập Xê Út xả súng, ngày 06/12/2019, làm 3 người thiệt mạng.

Hai ngày sau vụ một quân nhân Ả Rập Xê Út đang được đào tạo tại Mỹ xả súng tại một căn cứ quân sự ở Florida làm ba người chết, việc huấn luyện quân nhân Ả Rập Xê Út tại Hoa Kỳ đã gây tranh luận. Tổng thống Donald Trump muốn chỉnh đốn lại, nhưng nhiều quan chức kêu gọi ngưng chương trình này.

Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki cho biết thêm chi tiết :

« Một trong những người đầu tiên kêu gọi ngưng việc trao đổi quân nhân giữa Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út chính là thượng nghị sĩ Lindsey Graham, vốn là người nhiệt thành ủng hộ ông Trump. Ông Graham nói : Chúng ta phải ngưng chương trình này cho đến khi nào biết được những gì đã diễn ra. Ả Rập Xê Út là một đồng minh, nhưng thực sự có vấn đề.

Tin vắn 09.12.2019


Nhà ga Saint Lazare, Paris ngày 09/12/2019.

(AFP&Reuters)Pháp : Đình công làm giao thông tê liệt đến ngày thứ năm

Hôm nay 09/12/2019 cuộc tổng đình công tiếp tục làm tê liệt giao thông công cộng tại Pháp, đặc biệt ở thủ đô với 600 km kẹt xe tại Paris và vùng phụ cận vào sáng nay. 

Công ty Đường sắt Pháp (SNCF) loan báo chỉ có 1/5 tàu cao tốc và xe lửa ngoại ô hoạt động. Đối với Công ty Giao thông công cộng Paris (RATP), 10/16 tuyến métro đóng cửa, 5 tuyến chỉ hoạt động hết sức hạn chế trong giờ cao điểm. Có 7/25 trung tâm điều hành xe buýt bị phong tỏa, cảnh sát phải giải tán người biểu tình ở một số nơi. Nhiều hành khách bực tức vì chờ đợi vô vọng trong trời mưa lạnh. 

Dưới áp lực, tổng thống Emmanuel Macron và thủ tướng Edouard Philippe suốt cuối tuần qua đã có những cuộc tham vấn với các bộ trưởng và lãnh đạo đảng cầm quyền để đưa ra kế hoạch cụ thể về chế độ hưu vào thứ Tư 11/12 tới. 

dimanche 8 décembre 2019

Trương Nhân Tuấn – Xử lý nước thải không thể là chuyện sân sau của lãnh đạo



Vấn đề "hồi sinh" sông Tô Lịch, vốn là "cống lộ thiên" của dân Hà Nội, không đơn thuần là việc tranh cãi giữa các phe binh và chống chủ tịch UBND TP Hà Nội. 

Trên phương diện "thương mại", đây là "chiến trường" để các tập đoàn công nghệ thế giới về xử lý nước thải "đấu đá" với nhau để tranh đoạt thị trường. 

Trên phương diện "khoa học", hiện tai sông Tô Lịch là "chiến tranh cục bộ" giữa hai đại cường công nghệ Nhật và Đức, với hai phương pháp xử lý nước thải: nano bioreactor của Nhật và bột khử có tên gọi RedOXY-3C của Đức. 

Lưu Trọng Văn - Vi sao ông Chung nổi điên lên?



Ông Nguyễn Đức Chung nói: "Hôm nay các bác vẫn cứ băn khoăn chỗ các chuyên gia Nhật sử dụng công nghệ nano tại sông Tô Lịch, tôi xin nói rõ thế này. Sau một thời gian họ xin thử nghiệm, đơn vị này vào thử nghiệm nhưng không hề xin phép thành phố...

Thành phố này không phải để cho một ông, một công ty vào đây làm trò đùa cho cả thiên hạ, làm bức xúc xã hội, tôi phải nói thật với các bác như thế... Tôi dù không phải chuyên ngành về lĩnh vực này, nhưng dám khẳng định không có một công nghệ nào không thu gom đưa vào nhà máy xử lý mà xử lý được 180.000m3 nước thải xả vào sông Tô Lịch".

Không công nghệ nào xử lý được thì đương nhiên chỉ có các nhà máy xử lý thôi.

Nguyễn Anh Tuấn - Tìm lại nụ cười



Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bắt tay một người dân Đồng Tâm, tháng 4/2017 (Ảnh: Báo Người Lao Động)
Đây là nụ cười của ông Chung khi về với dân làng Đồng Tâm hơn hai năm trước, để dàn xếp vụ bắt giữ cán bộ. 

Đã bao lâu rồi không thấy ông Chung cười tươi thế này trên mặt báo? 

Có lẽ là từ sau khi ông xé bỏ tờ cam kết có dấu điểm chỉ của chính ông, để rồi trước thì khởi tố vụ án chống lại dân làng Đồng Tâm sau lại đổ cho con cháu cụ Kình xô cụ gãy chân.