jeudi 24 août 2017

Quân đội Mỹ sẽ đặt radar ở Palau, Thái Bình Dương

Quần đảo Palau nằm ở Thái Bình Dương. Ảnh minh họa.

AFP ngày 24/08/2017 đưa tin Hoa Kỳ sẽ lắp đặt hệ thống radar tại quần đảo Palau thuộc liên bang Micronesia, nhằm tăng cường khả năng giám sát ở Tây Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Triều Tiên.
Thông cáo chung của bộ Quốc phòng Mỹ và chính quyền Palau cho biết sắp chọn xong địa điểm đặt radar. Cũng theo thông cáo: « Hệ thống radar sẽ tăng cường khả năng bảo vệ quyền hàng hải của Palau, đồng thời giúp Hoa Kỳ có thể giám sát rộng rãi hơn nhằm bảo đảm an ninh hàng không ».

Hà Lan hủy một buổi trình diễn nhạc rock vì nguy cơ khủng bố

Cảnh sát Hà Lan kiểm tra chiếc xe tải mang bảng số Tây Ban Nha tại hiện trường ngày 23/08/2017.

Một người Tây Ban Nha lái một xe tải nhẹ chở theo các bình gaz đã bị cảnh sát Hà Lan bắt giữ tối 23/08/2017 ở gần một địa điểm dự kiến trình diễn nhạc rock ở Rotterdam. Buổi diễn này đã bị hủy do nguy cơ khủng bố. Một nghi can thứ hai liên quan đến vụ này cũng đã bị bắt sáng 24/08 ở miền nam Hà Lan.

Cảnh sát Hà Lan cho biết đã được các đồng nghiệp Tây Ban Nha báo động về nguy cơ khủng bố tại Maassilo, nằm cạnh dòng sông Maas, địa điểm trình diễn của nhóm nhạc rock Mỹ The Allah-Las. Buổi diễn đã bị hủy vào lúc 19 giờ (17 giờ GMT), khoảng hai tiếng đồng hồ trước giờ mở màn. Các thành viên nhóm nhạc đến từ California được cảnh sát hộ tống, khán giả được sơ tán khỏi khán phòng có sức chứa khoảng 1.000 người.

Cựu chưởng lý Venezuela tố cáo tổng thống Maduro tham nhũng

Cựu chưởng lý Venezuela, bà Luisa Ortega phát biểu tại hội nghị Mercosur ở Brazil ngày 23/08/2017.

Hôm qua, 23/08/2017, tại Brasilia, cựu chưởng lý Venezuela, bà Luisa Ortega khẳng định nắm giữ « rất nhiều bằng chứng » tham nhũng của tổng thống Nicolas Maduro, và tỏ ra lo ngại cho sinh mạng của mình.
Từ Colombia sang, nhân hội nghị các chưởng lý khối Mercosur (thị trường chung châu Mỹ), bà Ortega đã lên diễn đàn đả kích chính quyền Venezuela. Bà khẳng định : « Luật pháp đã chết tại Venezuela, sự ổn định khu vực đang lâm nguy. Venezuela đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng, người dân thiếu thốn thực phẩm và thuốc men thiết yếu ».

Ít nhất 17 người chết vì bão Hato ở châu Á

Bão Hato làm vỡ toang các cửa kính một tòa nhà ở Macao, ngày 24/08/2017.


Trận bão Hato (Việt Nam gọi là bão số 6) đổ vào Hồng Kông và miền nam Trung Quốc từ hôm 23/08/2017, đã làm ít nhất 17 người thiệt mạng.
Theo AFP, có 8 người chết tại Macao, trong đó một người bị tường đổ đè chết, người khác bị thổi bay từ tầng 4 xuống đất. Báo chí địa phương đăng ảnh những chiếc xe hơi chìm trong làn nước, những người dân bơi trên đường phố. Nhiều casino bị cúp điện phải ngưng hoạt động. Được biết thủ phủ cờ bạc quốc tế năm 2016 có doanh số 22,7 tỉ euro, chiếm hơn phân nửa GDP Macao.

Chống ma túy: Thượng viện Philippines điều tra cái chết của một thiếu niên

Biểu tình tại Manila ngày 23/08/2017 đòi công lý cho cậu học sinh Kian và cho mọi người.

Tuần lễ vừa qua được coi là đẫm máu nhất trong cuộc chiến chống ma túy của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, với ít nhất 80 người bị sát hại, trong đó có một học sinh 17 tuổi là Kian Delos Santos, bị các cảnh sát mặc thường phục bắn chết. Thượng viện Philippines đã quyết định mở điều tra về vụ này, và ba nhân chứng được Giáo hội Công giáo bảo vệ bắt đầu khai báo từ sáng 24/08/2017.

Lao động biệt phái châu Âu : Macron được Áo, Slovakia và CH Séc ủng hộ

 Tổng thống Pháp  (thứ 2 từ trái) và thủ tướng Slovakia, Áo, CH Séc tại Salburg, ngày 23/08/2017.

Ngày 23/08/2017 tại Salzburg, điểm đến đầu tiên trong vòng công du Trung Âu, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã dễ dàng nhận được sự ủng hộ của Áo trong cuộc chiến nhằm cải cách hệ thống lao động biệt phái của Liên hiệp Châu Âu. Đặc biệt, ông còn đạt được thỏa thuận nguyên tắc với Cộng hòa Séc và Slovakia trên vấn đề này.
Từ Salzburg, đặc phái viên RFI Dominique Baillard tường trình :

Tin vắn 24.08.2017

Bà Yingluck chào hỏi những người ủng hộ khi rời tòa án ngày 01/08/2017.
(AFP) - Thái Lan : Cựu thủ tướng kêu gọi người ủng hộ không biểu tình 

Lo ngại bạo lực, cựu thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra, ngày 24/08/2017 kêu gọi người ủng hộ không biểu tình trước tòa án Bangkok, nơi bà có nguy cơ bị lãnh bản án lên đến 10 năm tù vào ngày 25/08. Được biết hàng ngàn người dự kiến biểu tình trước Tòa án Tối cao, và chính quyền quân sự hồi đầu tuần loan báo sẽ huy động trên 4.000 cảnh sát để ngăn cản họ đến gần tòa án.

mardi 22 août 2017

Bùi Quang Vơm: Tổng bí thư Trọng nhốt được quyền lực và tham vọng?


Trịnh Xuân Thanh trên đường phố Berlin. Ảnh chụp ngày 20/10/2016.
Ngày 04-08-2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 89 và 90-QĐ/TW của Bộ Chính trị, quy định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Đây là lần đầu, trong lịch sử Đảng, Bộ Chính trị ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Nó thể hiện cái lạ trong lịch sử phát triển tư duy của lãnh đạo đảng thời kỳ ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư. Hoặc là nó sáng suốt bất thường, hoặc là nó nhiễm trọng bệnh.
Tham vọng là một thuộc tính tinh thần tự nhiên của con người. Tham vọng là ham muốn vươn tới hoặc đạt tới điều, hay cái mình chưa có hoặc chưa thể có nếu nỗ lực chưa vượt mức bình thường. Tham vọng chính là động lực tự nhiên vượt lên trên chính mình của mỗi cá thể. Chính tham vọng tạo ra các thiên tài. Chính tham vọng tạo ra sức sáng tạo đưa loài người vượt ra khỏi phạm vi của Trái đất.

mercredi 16 août 2017

Bùi Quang Vơm: Trận chiến tay ba

Ông Trần Đại Quang lúc mới nhậm chức chủ tịch nước.
Sáng 31/07/2017, tại phiên họp 12 Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, ông Trọng nói:
«Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không còn là lẻ tẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ đã thành phong trào, thành một xu thế. Không ai có thể đứng ngoài cuộc và cá nhân nào muốn không làm cũng không được. Lò đã nóng, thì cả củi khô lẫn củi còn tươi đều cháy».

Đây là một nhận định theo góc nhìn chủ quan và có phần «lạc quan tếu» của riêng ông Trọng.

Tuy vậy, nhìn toàn cảnh sân khấu chính trị, có lẽ cũng dễ dàng đồng ý với ông.

mardi 8 août 2017

Bùi Quang Vơm: Việc Trịnh xử lý thế nào?

Trịnh Xuân Thanh trên đài truyền hình Hà Nội ngày 03/08/2017.
Cứ theo những tư liệu mà phía bộ Ngoại giao Đức khẳng định, thì việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc là không thể chối cãi. « Bộ Ngoại giao Đức có đầy đủ bằng chứng».

Nếu tự thú, Trịnh Xuân Thanh chỉ mất khoảng 25 phút từ khách sạn, nơi ở, đến Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin để khai báo và sẽ được bảo vệ và săn sóc, không phải lặn lội vượt biên phi pháp, và phải «ném chiếc điện thoại vào bụi rậm» trước khi «đi».

Việt Nam không ra mặt thừa nhận, nhưng cũng không bác bỏ. Theo tập quán hành xử của nhà cầm quyền Hà Nội, thì không bác bỏ, có nghĩa là ngầm xác nhận.

lundi 7 août 2017

Bùi Quang Vơm: Ông Đinh đi thật rồi sao?



Trước khi đi sang Mỹ từ 23-31/10/2016, ông Đinh chỉ sang Trung quốc có hai ngày, 18-19/10/2016.
Ở Trung Quốc ông không gặp ai ngoài Lưu Vân Sơn, ủy viên Bộ Chính trị , Trưởng ban Tuyên giáo đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong khi sang Mỹ, ông gặp gần như tất cả các cơ quan của cả hai Viện, gặp và làm việc với bộ trưởng Ngoại giao, gặp riêng các nghị sĩ và thượng nghị sĩ, chương trình thăm và thảo luận kéo suốt 8 ngày.
Nhưng, từ sau khi đi Mỹ về, ông Đinh tự nhiên ít xuất hiện, ít phát ngôn, rồi từ sau Hội nghị Trung ương 5, lặn một hơi.

Bùi Quang Vơm: Chuyện lạ của ông Quang


Trong tuần cuối tháng 7/2017, liên tiếp có những diễn biến dồn dập, từ chuyện Chính phủ yêu cầu công ty Repsol ngừng khoan dầu do sức ép đe dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam tại Trường Sa, tới việc trùm mafia ngân hàng Trầm Bê bị bắt, cho tới cuối cùng là tham tán sứ quán Việt Nam tại Đức bị chính phủ Đức trục xuất vì dính líu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có vũ trang. Cùng xảy ra đồng thời với tất cả những vụ việc đó là việc nhà cầm quyền bắt một loạt 7 nhà hoạt động dân chủ trong đó có tới 5 người thuộc Hội Anh em Dân chủ
 
Bầu không khí chính trị cả nước căng như dây đàn, nhưng ông Trần Đại Quang không thấy xuất hiện ở bất cứ đâu.

vendredi 4 août 2017

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đức giận dữ vì vụ bắt cóc một người Việt




Bùi Quang Vơm: Ông Tô Lâm đã hết nghiệp



Đôi lời: Bài viết được tác giả gởi từ ngày 01.08.2017, nhưng do “vấn đề kỹ thuật” nên đến nay Thụy My mới đăng được. Xin chân thành cáo lỗi tác giả và bạn đọc.
Sáng ngày 30/07/2017, trên trang facebook cá nhân của nhà báo Huy Đức người ta đọc được dòng statut: «Trịnh Xuân Thanh đã về nước mà báo chí im nhỉ!», ngay trong buổi sáng cùng ngày, trả lời phỏng vấn của báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh, bộ trưởng Tô Lâm cố nhắc đi nhắc lại tới hai lần rằng : «Đến bây giờ, tôi chưa có thông tin gì».
Nhưng sáng hôm nay, 31/07/2017, tức là chỉ sau không đến một ngày, báo Vietnamnet viết: «Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an thông báo: Trịnh Xuân Thanh, bị can bị truy nã theo quyết định số 20/C46-P12 ngày 19/9/2016 Bộ Công an Việt Nam, đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an đầu thú, và Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng qui định pháp luật».

mercredi 2 août 2017

Đức tố cáo Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh



(Reuters 02/08/2017) Đức hôm thứ Tư 02/08/2017 tố cáo Việt Nam đã bắt cóc một cựu cán bộ ngành dầu khí đang xin tị nạn tại Berlin để đưa về nước trả lời về tội danh tham nhũng. Berlin ra lệnh cho các nhân viên tình báo Việt Nam phải rời khỏi nước Đức trong vòng 48 giờ.

Phía Đức cho biết đang xem xét những động thái tiếp theo, trước hành động vi phạm luật pháp nước Đức và quốc tế “chưa từng thấy” qua việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, người bị cáo buộc đã gây thiệt hại khoảng 150 triệu đô la cho một công ty quốc doanh Việt Nam.

Park Geun Hye, nữ tù nhân ở xà lim 503



Đặc phái viên của tuần báo tại Seoul mô tả trong phiên tòa, bà Park hết vẽ nguệch ngoạc rồi lại xóa, nghịch với những mẩu vụn của cục gôm. Buổi tối khi trở về xà lim số 503 của trại giam Uiwang ở ngoại ô Seoul, bà ngồi dựa lưng vào tường, thì thầm những từ vô nghĩa. Đôi khi bà yêu cầu quản giáo mang suất ăn đến, trong khi bà mới vừa ăn trưa xong.

Bị truất phế và lãnh án tù vì « tham nhũng, lạm dụng quyền lực và cưỡng đoạt », cựu tổng thống Hàn Quốc bị bệnh thật sự hay chỉ giả vờ để làm cho các quan tòa xúc động ? Từ nhiều tuần qua, các nhà tâm lý học và thẩm phán vẫn chưa tìm được câu trả lời.

jeudi 27 juillet 2017

Bùi Quang Vơm : Ngưng khoan dầu có giữ được Trường Sa?



Tàu Trung Quốc nghênh ngang trên Biển Đông.
BBC ngày 24/07/2017 đưa tin Chính phủ Việt Nam yêu cầu Repsol ngưng khoan dầu và ngừng kế hoạch khai thác dầu tại lô 130-03, Bãi Tư Chính thuộc phạm vi chủ quyền của Việt Nam, vì lý do Trung Quốc đe doạ «sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò».
Repsol đã chính thức rút giàn khoan, ngưng hoạt động, nhưng nguồn tin «lề phải» cho biết rằng Repsol tạm ngưng hoạt động vì lý do thời tiết Biển Đông không thích hợp, và sẽ quay lại vào tháng 11/2017.

Biển Đông: Philippines tham khảo ASEAN về việc cùng thăm dò dầu khí với Trung Quốc

Ngoại trưởng Philippines và đồng nhiệm Vương Nghị tại Bắc Kinh, 29/06/2017.

Philippines hôm qua 26/07/2017 đã cố gắng trấn an các nước láng giềng Đông Nam Á về đề xuất hợp tác với Bắc Kinh trong việc thăm dò dầu mỏ ở Biển Đông, hứa hẹn sẽ tham khảo ý kiến của ASEAN về mọi kế hoạch liên quan.
Hôm thứ Hai 24/7 tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố chính quyền Philippines đang đàm phán với Trung Quốc về việc cùng thăm dò dầu khí trên Biển Đông. Tuy nhiên ngoại trưởng Alan Peter Cayetano hôm qua khẳng định Manila sẽ tham vấn 9 nước thành viên khác của ASEAN về đề nghị này.

Trung Quốc phong tỏa một vùng biển lớn ở Hoàng Hải để tập trận

Hàng không mẫu hạm Trung Quốc ghé cảng Hồng Kông. Ảnh minh họa.


Đài CNN dẫn nguồn tin từ báo chí Hoa lục cho biết, hải quân Trung Quốc đã phong tỏa một vùng biển lớn ở Hoàng Hải để tập trận quy mô lớn trong hai ngày 26 và 27/07/2017.
Theo tờ Weihai Evening Post của chính quyền Uy Hải (Weihai), tàu bè bị cấm đi vào vùng biển có diện tích khoảng 40.000 km2 ngoài khơi thành phố Thanh Đảo. Cuộc tập trận diễn ra ngay trước dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Giải phóng quân Trung Quốc 1/8.

Bị Ukraina tước quốc tịch, cựu tổng thống Gruzia trở thành người vô tổ quốc

Cựu tổng thống Gruzia Mikhail Saakachvili tại Lviv năm 2014.

Chính quyền Kiev ngày 26/07/2017 bất ngờ tước quốc tịch Ukraina của ông Mikhail Saakachvili, cựu tổng thống Gruzia. Cách đây hai năm, tổng thống Petro Porochenko đã mời ông Saakachvili về làm thống đốc Odessa và cấp hộ chiếu Ukraina cho ông.
Do có quốc tịch Ukraina, ông Saakachvili bị mất quốc tịch Gruzia vào năm 2015 vì luật pháp Gruzia không cho phép song tịch. Trong thời gian qua, Mikheil Saakachvili trở thành nhà đối lập đáng ngại đối với đương kim tổng thống Ukraina Porochenko, thậm chí ông còn thành lập chính đảng riêng. Từ Kiev, thông tín viên RFI Stéphane Siohan tường trình :