(Arnaud Vaulerin, Libération 03/08/2017) Berlin
cho rằng các nhân viên tình báo của Hà Nội đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một người
xin tị nạn sau đó đã xuất hiện trên truyền hình tối thứ Năm 3/8 để thú tội.
Việt Nam đã bắt cóc
trên đất Đức một công dân đang bị truy nã ? Berlin khẳng định, Hà Nội phản bác
và hai bên đang rắc rối về ngoại giao với việc trục xuất nhân viên sứ quán, triệu
mời đại sứ và mỗi bên thông tin một kiểu. Tất cả bắt đầu hôm 23/7. Ngày hôm đó,
tại công viên Tiergarten ở Berlin, những người vũ trang đã bắt cóc Trịnh Xuân
Thanh, 51 tuổi, cựu cán bộ đảng Cộng sản
và là cựu lãnh đạo một tập đoàn dầu khí. Họ chui vào một chiếc xe hơi và biến mất.
Hôm thứ Tư 2/8, bộ
Ngoại giao Đức cho biết: “Không còn nghi
ngờ gì về sự tham gia của cơ quan tình báo và đại sứ quán Việt Nam trong vụ bắt
cóc một công dân Việt trên đất Đức”. Sau đó phía Đức đã triệu mời đại sứ Việt
Nam, trục xuất một viên chức ngoại giao Việt Nam tại Berlin, ra hạn định phải rời
nước Đức trong vòng 48 giờ, đưa ông Thanh quay lại Đức, và không loại trừ các
biện pháp chính trị, kinh tế khác. Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố: “Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân
Thanh trên lãnh thổ Đức là vi phạm pháp luật Đức và quốc tế trắng trợn chưa từng
thấy”.
Tuy lâu nay không hề
nhẹ tay trong việc dập tắt những tiếng nói chỉ trích trong nước, kể cả cầm tù
và đánh đập những người ly khai, nhưng chính quyền Việt Nam chưa bao giờ đi xa
đến mức bắt cóc công dân mình ở nước ngoài – điều gần như là “đặc thù” của
chính quyền Trung Quốc.
Tự thú
Sau 48 tiếng đồng hồ
im lặng, đến thứ Năm 3/8, chính quyền Việt Nam mới lên tiếng về “tuyên bố đáng tiếc” (của phía Đức –
ND), và nói rằng Trịnh Xuân Thanh đã tự nguyện trở về Việt Nam hôm 31/7. Một sự
khẳng định có vẻ nghịch lý vì ông này đã có cuộc hẹn với chính quyền Đức liên
quan đến đơn xin tị nạn.
Tối thứ Năm, truyền
hình nhà nước công bố hình ảnh ông Thanh đang tự thú, có vẻ như ông bị cưỡng bức
và mớm lời. Ông ta ngồi sau một bàn giấy, mặc áo thun đỏ, nói rằng: “Tôi đã không suy nghĩ chín chắn, tôi quyết
định trốn ở lại Đức và trong thời gian đó tôi hiểu rằng phải về để đối diện
với sự thật, nhìn nhận những sai lầm của
mình và xin lỗi. Gia đình tôi đã động viên tôi trở về đầu thú”.
Luật sư Victor Pfaff,
là người đại diện ông Thanh để nộp đơn xin tị nạn tại Đức, hết sức nghi ngờ về
khả năng thân chủ của mình tự nguyện quay về Việt Nam. Ông Pfaff nói với
Reuters: “Ông ấy không bao giờ làm thế,
ông sợ quay về sẽ phải lãnh hậu quả”.
Không phải là công
dân bình thường, cũng chẳng phải nhà đấu tranh
Lý lịch của đương sự
giải thích vì sao Việt Nam chú trọng trường hợp ông Thanh. Ông ta bị Hà Nội
tích cực truy lùng từ tháng 7/2016. Vào lúc ấy, ông Thanh đã rời Hà Nội để
tránh bị truy tố. Vài tháng trước đó, Trịnh Xuân Thanh từng chiếm trang nhất
các báo, với các hình ảnh ông cầm lái chiếc xe Lexus sang trọng mang biển số
nhà nước, trong một đất nước mà quan chức được cho là phải sống giản dị. Bởi vì
ông Thanh, cựu cán bộ đảng Cộng sản, còn là quan chức chính phủ: phó chủ tịch tỉnh
Hậu Giang ở miền tây.
Đảng Cộng sản Việt
Nam, mà người đứng đầu là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong khuôn khổ cuộc
chiến chống tham nhũng (một nạn dịch tại Việt Nam) đã yêu cầu mở điều tra. Trịnh
Xuân Thanh từng là lãnh đạo Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) cho đến năm 2013.
Sau khi những hình ảnh trên được đăng tải, ông ta bị tố cáo đã gây thiệt hại
trên 120 triệu euro cho PVC.
Liệu đây có phải là
điều ngẫu nhiên, trong một đảng Cộng sản đang đấu đá nội bộ? Hồi tháng Năm, một
lãnh đạo cộng sản khác ở miền Nam là Đinh La Thăng, trước đây là thành viên hội
đồng quản trị Petro Vietnam đã bị cáo buộc có sai phạm và bị thanh trừng: ông
Thăng bị loại khỏi Bộ Chính trị.
Ce commentaire a été supprimé par l'auteur.
RépondreSupprimerTôi muốn xóa comment trên, Thụy My làm ơn giúp. Xin cám ơn.
RépondreSupprimer