Affichage des articles dont le libellé est Xã hội. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Xã hội. Afficher tous les articles

samedi 2 mars 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Ông sư Chân Quang đã đi quá xa giáo lý nhà Phật

Cơ quan chức năng, hãy làm gì để ngăn những phát ngôn bừa bãi của những người như ông sư Chân Quang lại được không? Sư Chân Quang, càng ngày đi quá xa giáo lý của nhà Phật, với rất nhiều phát ngôn thực sự gây sốc, thiếu chuẩn mực, thậm chí bậy bạ, lệch lạc và đầy ác ý.

Gì mà “giờ nằm liệt một chỗ, phải rồi, là bị quả báo do đi du lịch nhiều quá”?

Gì mà, hát karaoke nhiều thì quả báo bị câm? (Dù là tôi và cả toàn nhân dân yêu chuộng hòa bình này ghét cay ghét đắng việc tra tấn nhau bằng karaoke loa kẹo kéo tại gia, thưa ông).

vendredi 1 mars 2024

Trần Thị Sánh - Loay hoay căn cước công dân

 

Đọc tít bài “Dồn lực chuẩn bị đổi thẻ căn cước” trên báo Thanh Niên mà lộn cả ruột gan và ngứa cả mắt.

- Ngứa mắt và lộn ruột, bởi đây là loại giấy tờ tùy thân rất quan trọng của người dân. Trước khi làm các cơ quan chức năng phải cân nhắc cẩn thận từng câu chữ, cách trình bày đến nội dung ghi trên căn cước. Hai năm qua, đã có 83 triệu dân được cấp căn cước công dân mới, bây giờ đổi lại sẽ vô cùng lãng phí tiền của, thời gian.

- Theo giải thích của các cơ quan chức năng thì căn cước công dân (CCCD) đã cấp có giá trị vô thời hạn. Vậy lần này chỉ cấp mới cho ai thích đổi căn cước mới thì đổi, và cho những người làm căn cước khi đến tuổi. Vậy thì việc gì phải dồn lực và ghi là đổi thẻ CCCD?

Tiểu Vũ - Khi người Quảng cãi với người Quảng

Từ xưa tới nay, cãi đã trở thành "đặc sản" của người Quảng. Đó là sự thật hiển nhiên không cần phải bàn cãi thêm. Khi cãi đã đời với thiên hạ thì người Quảng cũng lại cãi với người Quảng. Trường hợp này thì quả rất ác liệt.

Và dưới đây là một vụ cãi mà người viết đã chứng kiến từ đầu đến cuối.

Số là gần đây, nhạc sĩ Trần Quế Sơn vào Sài Gòn tổ chức họp báo giới thiệu liveshow "Cõi quê" - chương trình âm nhạc gồm những sáng tác của anh lấy cảm hứng từ thơ Bùi Giáng (cả hai đều là người Quảng). Đây cũng là dịp để Trần Quế Sơn tranh thủ cãi với thiên hạ về bài hát "Thưa các em miền Nam". Anh nói "Bài hát này tôi chỉ lấy cảm hứng từ một tứ thơ của ông Bùi Giáng chứ không phải phổ thơ của ông.  Vậy mà người ta viết: "Nhạc Trần Quế Sơn - Thơ Bùi Giáng là chưa chính xác, nay tôi xin đính chính lại lần nữa".

jeudi 29 février 2024

Dương Quốc Chính - Đào, Mai và cảnh nóng

 

Phim Đào mở màn đã có cảnh mần tình hoành tráng, tuy không hở các bộ phận nhạy cảm nhưng mà vẫn là mần.

Nữ chính cũng mân mê nam chính, rồi cởi trần đứng trước mặt nam chính...Nói chung cảnh đôi trẻ ôm ấp, thiếu quần áo là dài không kém cảnh chiến tranh, hơi quá mức cần thiết. Nhưng phim vẫn được tuyên truyền rộng rãi cho giới trẻ. Không thấy cảnh báo gì. Nói chung là cứ yêu nước là bỏ qua được hết.

Trong khi đó, khán giả xem phim Mai bị công an xét hỏi ngay tại rạp trong khi phim đang chiếu. Chắc xét căn cước công dân? Nhỡ cháu nào mặt non mà quên căn cước chắc bị hốt về đồn quá!

Phạm Thành Nhân - « Lắng nghe mạng xã hội », hãy bắt đầu từ căn cước

 

Chiều 27/2, Sở 4T Xì phố ra mắt phần mềm "Lắng nghe mạng xã hội", tức là cái gì bạn nói, viết trên mạng đều sẽ được lắng nghe, được đọc hết đó.

Giáo làng tui mừng quá, thế là bây giờ những gì giáo tui nói, giáo tui viết đều được chính quyền lắng nghe cả; nên giáo tranh thủ góp ý liền về vụ cái Căn cước.

Tuy nhiên, trước khi góp ý nghiêm túc, giáo phải nói ví von cái này đã.

Hà Phan - Đổi Ga tàu thủy thành Bến trong hôm nay!

 

Ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1) - nơi "biến" bến thành ga cho biết sẽ thực hiện điều chỉnh, thay đổi bảng hiệu "ga tàu thủy" thành "bến tàu" tại các bến đón, trả khách của tuyến buýt sông số 1 ngay trong ngày hôm nay 29/2.

Trong ảnh là Ga tàu thủy Thủ Thiêm đã bị gỡ mấy chữ Ga tàu thủy để chuẩn bị thay bằng Bến!

Ông Toản giải thích tên gọi "ga tàu thủy" có từ lúc tư vấn lập đề án và đặt tên khi đưa vào vận hành khai thác.

mercredi 28 février 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (3)

 

(Nhật ký hậu chiến)

Hai tàu thủy chạy đường Quảng Ninh-Hải Phòng trốn sang Hồng Kông. Thủy thủ + công an thông đồng với nhau. Nhiều hành khách bất ngờ được di tản với giá vé 1,2 đồng.

Trận bão số 6 năm 1980 ở Thanh Hóa, 6 huyện bị lụt, nhà cửa mất 80 %. Một cái cầu nhỏ, cầu Tào Xuyên, bị nước đe dọa. Người ta phải cho cả một toa tàu chở đá đến để giữ cầu.

Đột xuất kiểm tra xe ô tô Hà Nội-Hải Dương, khoảng 50 vé, thì 17 vé do nhà xe tuồn ra ngoài, bán lãi 15 đồng một vé.

mardi 27 février 2024

Đỗ Duy Ngọc - Về quê

"Tết nhìn thiên hạ trở về quê

Tôi chẳng có quê để được về"

Nói thế cũng hơi ngoa chăng, ai lại không có quê. Thật ra, tôi cũng có quê, nơi giòng họ nhà tôi đã qua hơn mười đời ở đó, gia phả ghi rõ vậy. Tôi thuộc đời thứ chín. Như thế, tôi cũng có quê chứ. Vùng đất đó có nhiều thắng cảnh, nhiều hang động nổi tiếng thế giới. Cũng là nơi sản sinh nhiều danh nhân đất Việt. Miền quê ấy có tên là Quảng Bình.

Đó là nơi ông nội tôi được sinh ra và lớn lên. Thời trai trẻ, ông nội đi Tây, lúc trở về lại Việt Nam, mới sinh ra ba tôi. Sau đó, ông nội tôi qua Lào làm ăn, mất ở Paksé, cho đến giờ cũng chưa tìm thấy mộ.

Đặng Chương Ngạn - Ấn để làm gì !

 

Nghe nói dân quanh vùng Nam Định, thức suốt đêm, tìm mọi cách để rước ấn về nhà mong sẽ vinh hoa, phú quý, tiến quan...nên mỗ tôi kể chuyện này.

Quê cụ Trạng Trình lừng danh nghe nói ở Vĩnh Lại. Dân Vĩnh Lại hiếu học, trọng khoa cử...nhưng hầu như không đỗ đạt. Họ mới kéo đến nhà Trạng chất vấn.

Cụ Trạng không nói gì, nhưng làm một con ngựa đá, khắc mấy chữ, dịch nghĩa là: "Bao giờ ngựa đá sang sông, thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng", rồi đặt bên này bờ sông.

lundi 26 février 2024

Đặng Chương Ngạn - Hội thề của thái giám !

 

Cái ông bạn Nguyễn Thế Sỹ hay kể chuyện tiếu lâm. Hôm trước, uống rượu với bạn bè hắn kể như thật:

« Ngày trước, hàng năm ở sân cung đình, ngày rằm tháng Giêng có tổ chức một hội thề lớn, tên của hội thề là: Hội thề không hiếp dâm các cung nữ ».

Nghe vậy, tôi bảo hắn:

Hoàng Nguyên Vũ - Sư ơi, đừng lên cơn sân với cái nhà tiến sĩ Đoàn Hương ạ!

Giới áo sòng lại được một phe xôn xao khi cái nhà tiến sĩ Đoàn Hương vỗ một phát xanh rờn: Một số nhà sư làm tiền, sống xa hoa khiến đi tu trở thành một nghề.

Các sư anh sư cụ sư cô sư bác xôn xao, cho rằng đây là nhận định chủ quan, vơ đũa cả nắm.

Khoan, giận dữ là không hay rồi, sai tinh thần đạo Phật rồi. Bởi tham lam, giận dữ, si mê, hay gọi tắt là tham sân si, luôn được các sư lấy làm nằm lòng là phải từ bỏ. Các sư giảng đạo lý từ chùa tới nhà rồi ròng rã trên mạng xã hội việc bỏ ba thứ này. Vậy thì, các sư cứ thực hành trước, bớt nóng.

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (2)

(Nhật ký hậu chiến)

16/6

Phổ biến một nghị quyết mới, có các nhận định :

- Người ăn lương đã đến mức không thể chịu được nữa.

- Chống tiêu cực, không chống nổi.

- Ta đầu tư vào xây dựng cơ bản quá nhiều. Nhiều công trình đắp chiếu nằm đấy, khi xong cũng đã lạc hậu.

- Sẽ gần như không chiêu sinh đại học thời gian tới. Học sinh hết lớp 10 chuyển về nông thôn, vào vùng B2 cũ, đi xuất khẩu lao động.

Nguyễn Thông - Tại sao không đổi?


Mặc dù việc đổi "Căn cước công dân" sang "Căn cước" là tự nguyện khi Căn cước công dân chưa hết hạn sử dụng, như lời ông đại tá Vũ Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cho biết. Nhưng tôi sẽ không đổi, bởi những lý do sau:

- Cái tấm thẻ "Căn cước công dân" mà tôi đang dùng mặc dù tên của nó rất sai (thiếu chữ thẻ, thừa chữ công dân) nhưng hồi năm 2022 họ thúc giục phải làm để thay tấm "Chứng minh nhân dân" (cái tên này cũng sai luôn, thiếu chữ thẻ hoặc chữ thư, thừa chữ nhân dân) nên tôi đành thay.

Nhưng "Căn cước công dân" gắn chip tôi đang dùng ghi rõ "Có giá trị đến: Không thời hạn" nên giá trị sử dụng vĩnh viễn, không cần phải đổi.

dimanche 25 février 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (1)

(Nhật ký hậu chiến)

8/1

Trứng 1 đồng một quả. Thịt 2,6 đồng. Tất cả các thứ đều lên giá. Giá vàng tăng từ 23,5 lên 30. Xe pơgiô khoảng 5,6 ngàn. Từ 1/1 nhà nước chỉ bán cho mỗi người trong gia đình một ký gạo một  tháng. Đầu năm chưa có phiếu, vợ Bằng Việt đẻ, con chưa được cấp phát gì hết.

Ở một khu phố ngoài bãi, điện đột ngột lên cao, hàng loạt nhà bị hỏng đồ điện. Không ai đặt vấn đề đòi bồi thường.

Đăng kể chuyện trên đơn vị: Cả B trưởng, A trưởng cũng trốn.

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1979

 

(Nhật ký hậu chiến)

Lời dẫn : Mấy năm 1979-1982 quả là đặc biệt trong đời sống xã hội, nên mặc dù chỉ quen ghi chép về các sinh hoạt trong giới văn học, trong năm ấy, đôi lúc - nghĩa là tùy hứng -  tôi cũng thường “vào sổ” các sự kiện hàng ngày được nghe được biết trong sổ tay.

Tôi ghi một cách thật gọn và không kèm theo bình luận. Còn chính xác đến đâu thì quả thật không biét và đến nay lại càng không biết.

 Lọc lại một số đoạn ghi năm ấy như bạn đọc sẽ đọc dưới đây, tôi hiểu mình thực ra vẫn chỉ làm việc theo hướng suy nghĩ lâu nay - mong từ cái nhỏ hiểu ra cái lớn và lấy quá khứ để giải thích hiện tại. 

Tiểu Vũ - Người Quảng và cái thùng diêm bất tử

 

Nếu lần đầu tiên bạn đến Quảng Nam hoặc Đà Nẵng. Ghé vào quán, kêu một ly cà phê và gói thuốc lá, sau đó gọi:

 - Chị ơi cho mượn cái bật lửa...

Chắc chắn bạn sẽ bắt gặp ánh mắt ngạc nhiên của cô chủ quán. Đâu đó sẽ có tiếng càu nhàu: "Chắc ở đâu mới tới, cái thùng diêm thì nói đại cái thùng diêm đi còn bày "đẹt" kêu cái bật lửa".

samedi 24 février 2024

Nghiêm Sỹ Cường - Ba Vàng, ngày 14 và Rằm tháng Giêng

 

Ngày 17/02/2024 (mồng 8 Tết), nghe thiên hạ đồn thổi: con nhang, đệ tử với "biển người", "đông nghịt", "chật cứng"...vẫn ùn ùn kéo đến Ba Vàng, bất chấp những bê bối. Nghe thấy thế, mình chỉ lắc đầu, cười thầm trong bụng, bởi vì mình không tin chút nào.

Một điều rất thú vị, nếu chúng ta đạt được cảnh giới nhận thức bằng "tư duy trừu tượng", lại biết phát huy hết sở trường của phương pháp "chọn mẫu" trong công tác thống kê thì có rất nhiều thứ trong thế gian này. Mặc dù chúng ta không cần "nhìn" nhưng vẫn "thấy".

Suốt ngày mồng 8, mồng 9 Tết, thấy anh, em gần xa ít nhiều còn trăn trở với thời cuộc than khóc quá trời. Anh, em vừa khóc gần cạn nước mắt về sự kiện giang sơn đổ máu vào ngày 17/02, 45 năm trước chưa xong, nay lại tiếp tục than khóc cho công lao khai sáng xã hội của mình hình như uổng phí, bị trôi sông, trôi biển, vì chúng sinh vẫn tiếp tục ngụp lặn trong bến mê ?

vendredi 23 février 2024

Thích Thanh Thắng - Đừng để bị đồng tiền dẫn dắt


Tôi rất nhớ những câu nói mà thế hệ xưa đến chùa, chẳng hạn khi bỏ đồng tiền ra công đức họ gọi là “cho con gửi thêm giọt dầu cúng Phật”. Hay khi có những sự kiện như xây chùa, đúc chuông, cần công đức nhiều hơn họ cũng nói “cho con góp gọi là một ly một lai”.

Số tiền (tịnh tài tịnh vật) đóng góp ra sao thì việc nói tránh nói giảm không chỉ là khiêm nhường, mà còn là cách bớt đi lòng tham và tính ngã mạn.

Có câu chuyện kể về việc đúc chuông không thành, do ông thầy khinh chê đồng tiền nhỏ bé giắt thắt lưng của một bà cụ. Ông ném đồng tiền đó ra ngoài. Chuông đúc đi đúc lại vẫn thủng một lỗ nhỏ bằng đồng tiền và đánh không kêu.

Đỗ Duy Ngọc – Ghi vội buổi trưa : Họp bạn cũ thời sinh viên 50 năm trước

 

C đám vào quán gi con gà chi làm ba món

Ngi ch ung gn hết chai rượu và mt thùng bia

Nhng cô gái phc v m

Nói năng lượn lo đa nghĩa

Nghĩa nào cũng đng chiếu giường

Mt liếc vào túi sc như gươm

mercredi 21 février 2024

Người Sài Gòn - Biết tin ai?

Trang chinhphu.vn  ngày 13/02/2024 đưa tin “Trong 6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ 8-13/2) cả nước xảy ra 466 vụ tai nạn giao thông, làm 187 người chết, 435 người bị thương. Trong khoảng thời gian này cơ quan chức năng cũng xử lý 24.480 trường hợp vi phạm nồng độ cồn”.

BẢNG THỐNG KÊ TNGT TỰ 08 - 13/02/2024

Ngày

Số vụ TNGT

Số người chết

Số người bị thương

Số người bị xử lý vi phạm nồng độ cồn

8/2

79

33

73

2457

9/2

71

30

55

3428

10/2

78

35

66

2835

11/2

83

28

87

3993

12/2

60

27

67

5589

13/2

95

34

87

6178

Tổng

466

187

435

24480