Affichage des articles dont le libellé est Văn hóa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Văn hóa. Afficher tous les articles

vendredi 1 mars 2024

Phan Xuân Trung - Cái bến ở Sài Gòn

Xưa kia Sài Gòn có nhiều sông rạch, giao thông đường thủy nhiều ; do đó có nhiều bến bãi cho ghe, tàu neo đậu. Các bến đó là Bến Thành, Bến Nghé.

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập, các tên đường phố Sài Gòn được chuyển đổi từ tên Tây sang tên Ta. Ông Ngô Văn Phát, nhà văn – bút hiệu Thuần Phong được giao nhiệm vụ đặt lại tên đường cho Sài Gòn.

Tất cả các tên đường được sắp xếp rất khoa học, có liên quan với nhau. Ví dụ đường Hai Bà Trưng và đường Thi Sách ở bên nhau, đường Hai Bà Trưng thì dài còn Thi Sách thì ngắn, nhỏ do công trạng trong lịch sử. Cô Giang, Cô Bắc, Nguyễn Thái Học được đặt gần nhau. Võ Tánh, Gia Long, Ngô Tùng Châu... ở gần nhau. Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ được đặt cho các con đường lớn nhất...

Lê Thanh Phong - Biết lắng nghe thể hiện văn hóa cao

 

Về cách dùng từ "ga" để chỉ một bến tàu cũng không sai, nhưng nếu để "bến" như cách gọi cũ vẫn đúng thì tại sao lại phải thay đổi. Trong khi, "bến sông", "bến nước" của đường thủy đã đi vào thơ ca, văn chương, âm nhạc và cả "tâm trạng" của con người.

Ngồi bên "bến" để ngóng trông một người có lẽ "tâm trạng" hơn là "ga". Trừ phi là ga tàu lửa như trong "Những bóng người trên sân ga" của Nguyễn Bính.

Rất hay là ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH MTV Thường Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1), đã theo dõi những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, có sức thuyết phục và đưa ra quyết định thay đổi.

jeudi 29 février 2024

Huỳnh Duy Lộc - Anh Việt Thu và “Người ngoài phố”

 

(Mấy ngày nay trên mạng rộ lên những phản hồi về việc đổi tên Bến tàu hay Bến Bạch Đằng thành Ga tàu thủy Bạch Đằng. Mình cũng có một bài viết về một nhạc phẩm lấy bối cảnh là công viên ở Bến tàu Bạch Đằng).

Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939, quê ở Cái Bè, An Hữu thuộc tỉnh Mỹ Tho. Sau một năm theo đoàn du ca Phù Sa do ông thành lập - gồm ông, Anh Việt Thanh, Hà Phương, Phạm Minh Cảnh - biểu diễn từ Cần Thơ ra đến Huế, ông về hoạt động văn nghệ ở Sài Gòn vào những năm 1970.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã viết về nhạc sĩ tài hoa yểu mệnh Anh Việt Thu: “Anh Việt Thu mất sớm. Những ngày còn làm việc tại Phòng Văn nghệ thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị (do Thiếu tá Ðinh Thành Tiên, tức thi sĩ Tô Thùy Yên, làm trưởng phòng), Anh Việt Thu chỉ mới ngoài 30 tuổi; cùng làm việc trong Phòng Văn nghệ còn có nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, tức ca sĩ Nhật Trường.

Huỳnh Ngọc Chênh - Bàn về Bến

Từ xa xưa tổ tiên ta chủ yếu đi lại bằng đường thủy qua thuyền ghe. Nơi dừng đậu ghe thuyền bên bờ sông gọi là BẾN.

Nói đến bến, hàng ngàn năm qua được mặc định là bến ghe thuyền. Và rồi mãi về sau xuất hiện thêm xe ngựa, xe kéo “tham gia giao thông” trên bộ, thế là hình thành ra bến trên bộ gọi là bến xe để phân biệt với bến dưới nước.

Từ lúc đó, nước Nam ta xuất hiện hai loại bến: Bến xe và Bến.

mercredi 28 février 2024

Mai Quốc Việt - Một status buồn

 

Chẳng cần xem, bằng trải nghiệm của một nhà hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam tôi biết chính xác phim Đào, Phở và Piano nói gì? Đào & Phở là của Hà Nội, còn Piano là của người Pháp... Phim đánh nhau phải rõ ai ta ai địch.

Một kỷ niệm buồn. Năm 1998 thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 300 năm ngày thành lập.

Ai cũng thừa biết người Pháp đã xây Sài Gòn. Liệt kê nhé, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Sài Gòn, qui hoạch phố cổ Catinat, Nhà hát thành phố, trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố, ga xe lửa Sài Gòn, cầu Đỏ, Thảo Cầm Viên, khách sạn năm sao Continental, khách sạn năm sao Majestic, cảng Ba Son, cảng Sài Gòn, công viên Tao Đàn, các trường học…

Cù Mai Công - Không chỉ người Sài Gòn, người Việt cũng không nói tiếng Việt kiểu kỳ dị như vầy

 

Thiên hạ khắp nơi chứ không chỉ là người Sài Gòn, có cả những bậc trí giả, túc nho… đang nổi giận về cái cụm từ “Ga tàu thủy Bạch Đằng”.

Cơn giận có cơ sở vì đây là một cụm từ kỳ dị, kết hợp một mớ từ “hổ lốn”, “hằm bà lằng” gồm cả từ gốc tiếng Pháp (gare), tiếng Tàu (thủy ) lẫn tiếng Ta (tàu). Ai học, chú ý ngôn ngữ tiếng Việt đều biết có một nguyên tắc cơ bản trong tiếng Việt: từ gốc Việt đi với từ gốc Việt, từ gốc Hán Việt đi với từ gốc Hán Việt…

Trước 1975, ở miền Nam, người ta dùng từ Hán Việt, chưa phải đã hay nhưng ít ra từ Hán Việt đi với từ Hán Việt, không Tây - Tàu - Ta lẫn lộn và thống nhất cách gọi: hải cảng (cảng biển), giang cảng (cảng sông), xa cảng (cảng xe), phi cảng (cảng bay - dịch từ air port - ảnh). Không lung tung như hiện nay: bến xe, ga hành khách, ga hàng không, ga tàu hỏa, ga tàu thủy, cảng biển, cảng sông, sân bay...

Phan Hân - Vì sao là "Ga tàu thủy Bạch Đằng"?

 

Tôi biết nhiều bạn không thích đọc sách, nên 1984 hay George Orwell đối với các bạn chả có gì hấp dẫn!

Nhưng khi xúm nhau chửi vụ "Ga tàu thủy Bạch Đằng", tôi nghĩ các bạn cũng nên thử suy xét sâu xa hơn một chút, tại sao họ muốn làm điều đó? Như cách họ thay biển báo giao thông khắp miền Nam từ "bùng binh", "vòng xoay" thành "vòng xuyến"; "giao lộ", "ngã tư - ngã năm..." thành "nút giao" kiểu ngoài Bắc.

Mặc nhiên chọn tiếng Bắc thành "quốc ngữ", mỗi ngày đều tìm cách triệt phá sự đa dạng của phương ngữ vùng khác, nhất là ngôn ngữ cũ của Miền Nam trên mọi phương diện đọc, viết, đặc biệt là sách giáo khoa.

Đặng Chương Ngạn - Ga nước quê hương!

- Ông tổng biên tập! Sao trong cuốn tiểu thuyết của tôi các ông biên tập kỳ thế: Tất cả các từ Ga nội địa Tân Sơn Nhất, Ga quốc tế Tân Sơn Nhất, các ông sửa thành Bến nội địa, Bến quốc tế? Ông có hiểu nghĩa từ "BẾN" không?

- Hiểu chứ! Theo từ điển tiếng Việt: chỗ bờ sông, thường có bậc lên xuống, để tắm giặt, lấy nước; nơi quy định cho tàu thuyền, xe cộ dừng lại để hành khách lên xuống, xếp dỡ hàng hóa...Vậy, anh có hiểu nghĩa từ "GA" không?

- Tất nhiên, cũng theo từ điển: Công trình kiến trúc làm nơi cho tàu hỏa, tàu điện hay máy bay đỗ để hành khách lên xuống hoặc để xếp dỡ hàng hóa...

mardi 27 février 2024

Thái Vũ - Có nên áp đặt ngôn từ miền Bắc cho miền Nam ?

"Cái nào của Miền Nam thì phải ra Miền Nam, cái nào của Miền Bắc thì phải ra Miền Bắc nó mới là tôn trọng văn hóa vùng miền".

Thôi thì, vì dân Bắc vào Nam ồ ạt sau 1975 đến nay, dân miền Nam bỗng có người thay vì kêu "trái dừa" thì lại gọi "quả dừa", "tô bún" thành "bát bún"... Âu cũng là xáo trộn cho phong phú ngôn ngữ.

Nhưng mà những cái mang tính nề nếp, đặc trưng thì đừng có pha lẫn. Nó làm mất cái đặc trưng đi.

Nguyễn Thông - Các nhà ngôn ngữ học ơi ời, bận ngủ hở (1)

Đành rằng ngôn ngữ (trong đó có tiếng Việt) luôn vận động, phát triển, đổi thay, mỗi thời mỗi khác (như ông hàng xóm nhà tôi bẩu, chế độ còn thay đổi được, huống chi ngôn ngữ). Nhưng không phải cứ đổi lung tung xòe, loạn cào cào như xứ ta thời nay rồi biện bạch là phát triển.

Ngày xưa, cụ thể là thời phong kiến, rồi kế tiếp là thời thuộc Pháp, ngôn ngữ được dùng rất chuẩn mực. Mọi cách tân, thay đổi đều phải hết sức hợp lý, có cơ sở thì mới được chấp nhận. Ngôn ngữ đã đạt được sự trong sáng, chính xác, chuẩn, cả cộng đồng thừa nhận.

Thời ấy, những người trong bộ máy cầm quyền hầu hết đều học hành bài bản, trình độ cao, nắm chắc ngôn ngữ. Họ viết một chữ, dùng một từ, đặt một câu, diễn đạt một ý… đều rất cân nhắc.

lundi 26 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Nhìn “Ga tàu thủy Bạch Đằng” ở giữa sông nước Sài Gòn mà buồn lòng quá xá!

 

Lịch sử, văn hóa Sài Gòn đã có sự khó hiểu, sai lệch từ những năm sau này, khi mà chữ nghĩa Miền Nam đã bị thay đổi.

Lịch sử Bến Bạch Đằng đơn giản. Đây vốn là đất Kompong Luông vùng Sài Gòn. Pháp qua đặt tên đường từ cột cờ Thủ Ngữ tới công trường Mê Linh là Quai le Myre de Vilers, đoạn còn lại tới Ba Son là Quai d’Argonne.

Sau 1955 tổng thống Ngô Đình Diệm nhập hai đoạn đường lại đặt thành Bến Bạch Đằng. Kêu là bến vì đây là đại lộ ven sông, dưới là bến sông nhiều ghe tàu. Sau 1975 Bến Bạch Đằng bị xóa tên, đặt thành đường Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên người Sài Gòn vẫn kêu là Bến Bạch Đằng. Và nay xuất hiện "ga tàu thủy" tại bến Bạch Đằng.

Hiệu Minh - "Mai", "Đào" và nói láo về phim

Thấy mạng xã hội bàn luận ầm ĩ về hai phim “Mai” tư nhân và “Đào, Phở và Piano” nhà nước.

Có ông còn dùng thống kê dân ta cỡ 100 triệu, bao nhiêu ở thành phố, bao nhiêu hay đi xem phim. Rồi ông kết luận cái rầm, trong hơn chục ngày mà có hơn 4 triệu đi xem phim “Mai” của Trấn Thành…có mà bốc phét.

Nhưng trong 4 triệu đó không có lão, vì nhớ thần đồng thơ Trần Đăng Khoa viết nhiều bài hay hồi nhỏ, nhưng thành hội viên Hội Nhà văn thì lão ấy được mỗi câu này ngang sấm Trạng Trình “Ngồi nhà cởi cúc xem chim//Còn hơn ra rạp xem phim nước mình”.

dimanche 25 février 2024

Dương Quốc Chính - Review phim Đào

 

Lưu ý là bài viết có tiết lộ một phần nội dung phim nên ai muốn đi xem cho hồi hộp để khóc sướt mướt thì lượn luôn, không đọc xong lại trách móc nỉ non.

Về tổng thể, đây là vở kịch, hay cải lương, đại khái là dạng sân khấu, nhưng mà quay thành phim điện ảnh, công nghệ Dolby 7.1, kinh phết, pháo bắn cũng giật mình phết!

Gọi là tác phẩm sân khấu vì nó có tính ước lệ quá cao và phim trường giả trân kiểu sân khấu mô hình kẻ vẽ sơn phết. Phim này ít tiền, nên không thể đầu tư được phim trường cho giống thật. Thôi thì méo mó có hơn không. Mình sẽ không bàn sâu chuyện này, vì dù sao nó cũng có lý do tương đối khách quan, ít nhất là với những người tham gia làm phim.

samedi 24 février 2024

Nguyễn Quốc Việt – Làm phim lịch sử nhưng « Đào, Phở và Piano » đã đi quá xa thực tế

 

Thường gã không dám bình gì về phim, vì biết mình không có chuyên môn. Thâm tâm gã cũng ý thức nên khích lệ để phim Việt phát triển. Hãy xem mặt hay, còn soi mặt thiếu sót thì ai không có, ngay cả các nền điện ảnh lớn như Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng sơ suất đầy ra đó.

Tuy nhiên, với phim Đào, phở và piano thì gã phải xin góp vài thiển ý. Vài lời để mong tốt hơn chứ không hề phê phán, dìm xuống gì cả.

Và ở đây, gã xin nói về tên phim Đào, phở, piano được "giựt" theo kiểu sách báo "hiện đại" hay hại điện gì đó.

jeudi 22 février 2024

Hoàng Linh - Đào Mai đại chiến

- Đào : Là phim lịch sử được tài trợ, báo chí làm truyền thông cho phim một cách trơ trẽn, lố bịch, « mù chữ » về điện ảnh kiểu « Khán giả khóc ngay từ đầu đến cuối phim ».

(Mở đầu phim là đoạn Giao đãi giống Intro mở đầu bài hát, đã có gì đâu mà khóc !).

- Mai là phim thị trường được công bố là có doanh thu phòng vé trăm tỉ, tôi đã dạo một vòng thấy khách cũng bình thường, không tin con số này.

jeudi 15 février 2024

Đặng Chương Ngạn - Chúc mừng phim « Trà » rời phòng chiếu

 

Phim 18+ tức là chỉ trên 18 tuổi mới được xem, hứa hẹn có nhiều cảnh nóng và rất nóng.

Đạo diễn Lê Hoàng khai thác một đề tài cũng rất nóng: ngoại tình trong hôn nhân.

Ra rạp ngày 10/02, rút khỏi rạp ngày 13/02 với doanh sô 1,3 tỉ, chứng tỏ khán giả hầu như không đến rạp để xem phim này.

mardi 13 février 2024

Nguyễn Quang Thiều - Năm bí mật của Tết

 

(Chỉ là một ý kiến cá nhân)

Từ cách đây mấy năm, có một số người đã đặt vấn đề bỏ ăn Tết truyền thống và dùng Tết dương lịch thay vào.

Lý do của họ thật đơn giản. Họ cho rằng Tết truyền thống hiện nay gây ra một số phiền lụy như lãng phí thời gian và vật chất, sinh ra một số thói xấu trong việc biếu xén quà cáp... và làm cho con người mệt mỏi.

Những hiện tượng mà họ đưa ra là đúng. Nhưng hình như họ mắc sai lầm đâu đó trong cách nhìn nhận bản chất của Tết truyền thống của người Việt. Thực chất, những phiền lụy ấy là sinh ra từ thái độ sống của những người lấy Tết như là một lý do chứ không phải là một sự kiện của văn hóa.

Nguyễn Gia Việt - Mùng 4 nói chữ quốc gia cường thạnh

 

Người Nam Kỳ xưa viết chữ Hán Việt này kêu là “thạnh”, là thạnh chứ không phải thịnh như bây giờ nha!

Chữ thạnh có nghĩa là nhiều, tốt đẹp, đầy đủ, chỉ thấy thêm không thấy bớt đều gọi là thạnh. Chữ thạnh là đọc trại ra từ chữ thịnh. Ta có thịnh thời, thịnh tình, thịnh trị, thịnh vượng, toàn thịnh, hưng thịnh. Tú Xương (Trần Tế Xương) có tự là Tử Thịnh. Thịnh và Xương đều có nghĩa là phồn vinh, phát đạt

Chữ Thịnh không phải là chữ kiêng, kỵ húy của nhà Nguyễn. Vậy tại sao dân Nam Kỳ biến âm chữ thịnh thành chữ thạnh?

Nguyễn Đình Bổn - Chúng tôi đã từng yêu Hà Nội

Tôi tin rằng những người miền Nam lứa tuổi sinh từ 5x, 6x đều đã từng yêu Hà Nội khi học tại nhà trường và đọc văn chương những người gốc Bắc.

Hà Nội trong văn Thạch Lam rất nhân bản và hiền lành. Hà Nội trong Vũ Bằng, Khái Hưng, Huy Cận, Thâm Tâm, Tô Hoài... hồn hậu và lãng mạn, Hà Nội, Hà Nam trong hồi tưởng Duyên Anh tràn đầy kỷ niệm yêu thương.

Và do văn chương miền Nam không phân biệt chính trị, Hà Nội trong thơ Quang Dũng thật hào sảng.

lundi 12 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Mùng 3 Tết cúng gà và bánh tét

Hôm nay mùng 3 là ngày dân Nam Kỳ mần gà trống cúng Tết nhà, Tết vườn.

Mùng 3, nhà nào cũng có ít nhứt một đòn bánh tét có nếp dẻo thơm ngon. Dân Miền Nam nấu bánh tét vào đêm mùng 2 Tết đặng mùng 3 có bánh cúng. Người Lục Tỉnh mình có tục cúng gà luộc và sau đó xé phay ra trộn gỏi, không chặt gà ra miếng như người Bắc.

Mùng 3 là chánh thức hết Tết, các gia đình Nam Kỳ sẽ làm một mâm cơm tươm tất để cúng tiễn ông bà. Dân gian gọi là kiếu ông bà, kiếu là tiễn, từ đây không còn cúng cơm ngày hai bận nữa.