Affichage des articles dont le libellé est Trí thức. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trí thức. Afficher tous les articles

vendredi 25 novembre 2022

Lưu Trọng Văn - Thêm vài mẩu chuyện về Võ Văn Kiệt

 

Trong buổi kỷ niệm 100 năm ngày sinh thủ tướng Võ Văn Kiệt tại nhà giáo sư Tương Lai, một người quen của giáo sư nhầm gã là giáo sư triết Nguyễn Trọng Văn.

Nhà báo kỳ cựu Nguyễn Quốc Thái đang chuyện trò với cha Nguyễn Thái Hợp, nhà thơ Hoàng Hưng và gã về linh mục Alexandre De Rhodes mà ông Kiệt yêu cầu giữ lại tên phố ngay Dinh Độc Lập, bèn kể câu chuyện liên quan ông Kiệt và giáo sư Nguyễn Trọng Văn.

“Sau 30.04.1975, ông Kiệt khi là bí thư thành ủy TPHCM đã gặp các trí thức của Sài Gòn. Thấy nhiều trí thức vượt biên, ông Kiệt chân thành khuyên: “Đừng có vượt biên, nguy hiểm đến tính mạng, hãy chờ cho chúng tôi ba năm, nếu không tốt lên thì lúc đó các anh muốn đi đâu cứ đi.”

Nguyễn Ngọc Chu - Độ trễ lịch sử

 

Đã hơn 14 năm kể từ ngày cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tạ thế (11/06/2008). Trái với lẽ thường, càng cách xa ngày mất, không phải thêm nhạt đi, mà tầm vóc cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt dường như lại càng hiện ra lớn hơn.

Trong con người của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tích hợp nhiều tính cách quý tạo nên tầm vóc to lớn của Ông. Có thể quan sát cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ nhiều phương diện. Dưới đây chỉ là một góc nhìn.

1. TẦM NHÌN SÁNG SUỐT

mercredi 16 novembre 2022

Dương Quốc Chính - Vì sao cánh tả trỗi dậy ?

 

Cách bạn kiếm tiền sẽ quyết định bạn có tư tưởng gì.

Với cánh hữu cổ điển, cho đến trước năm 1945, thì giới chủ THƯỜNG có tư tưởng cánh hữu, cần lao công nông sẽ theo cánh tả. Đấy là tính trên số đông, cá biệt thì vẫn có trường hợp ngược lại, kiểu như Engels là nhà tư sản nhưng lại là một trong những ông tổ của cánh tả và cộng sản.

Lý do rất đơn giản, là do giới chủ kiếm tiền nhờ thuê nhân công, thu lấy lợi nhuận. Họ muốn được tự do kinh doanh, thuế càng thấp càng tốt, càng ít phải chia sẻ phúc lợi càng tốt. Và họ muốn ai làm nhiều sẽ được ăn nhiều, người giỏi phải giàu hơn người dốt, không chấp nhận cào bằng, nhà nước quản lý càng ít càng tốt. Đó là tư tưởng cơ bản của cánh hữu.

mardi 25 octobre 2022

Lê Học Lãnh Vân - Giáo sư Nguyễn Văn Trung và tấm lưới lồng lộng

 

Với Vương, hai vị giáo sư Văn Khoa trước năm 1975, thầy Lý Chánh Trung và thầy Nguyễn Văn Trung, hai Thầy đều dấn thân. Thầy Lý Chánh Trung nghiêng về hoạt động chánh trị - xã hội hơn, còn Thầy Nguyễn Văn Trung nghiêng về học thuật hơn.

Trước năm 1975, dù theo ngành khoa học tự nhiên, do ý thích cá nhân, Vương thường dự thính một số tiết học Văn khoa nên trọng hai ông như thầy trực tiếp dạy mình.

Khi Vương trở thành cán bộ giảng dạy, trường đại học Khoa học TP Hồ Chí Minh mới được thành lập từ sự hợp nhất hai trường đại học Văn khoa Sài Gòn và đại học Khoa học Sài Gòn. Năm 1980 hay 1981 gì đó, trường đại học Tổng Hợp TP HCM, khối khoa học xã hội tổ chức một hội thảo. Các thầy của Vương bên Khoa học Tự nhiên dự khai mạc. Nghe các vị bàn tán như sau:

Khan Le - Xin được trao đổi đôi điều với TS Nguyễn Hữu Liêm

Trên Facebook của tiến sĩ có bài « Logic thương tích gặp trí tuệ nông dân », tôi có mấy điều liên quan xin được trao đổi với TS như sau.

1.Về sự hòa giải hòa hợp dân tộc

HÒA GIẢI là phương cách để các bên thương lượng phân chia quyền lợi đang bị tranh chấp một cách ổn thỏa. Một khi cuộc tranh chấp đã ngã ngũ, bởi quyền lợi đã được đồng thuận phân chia, hoặc là một trong các bên tranh chấp đã thắng tuyệt đối, thì sự hòa giải không còn giá trị sử dụng, trở thành vô dụng.

dimanche 2 octobre 2022

Bông Lau - Ghế thoát hiểm máy bay F-16

 

Chúng ta đừng quên năm 2014, khi thiết giáp Nga húc sập cổng doanh trại quân sự của Ukraine ở bán đảo Crimea và tràn vào, thì hàng loạt binh sĩ Ukraine đầu hàng mà không bắn một phát súng nào.

Sau biến cố đó thì tình báo CIA và MI6 của Anh Quốc bắt đầu nhập cuộc, Biệt Kích Mỹ và SAS của Anh huấn luyện, cung cấp một số võ khí tối tân cho Ukraine để chống lại phiến quân ly khai ở miền đông do Liên Bang Nga giựt dây.

Dĩ nhiên sự thành công của quân đội Ukraine ngày hôm nay căn bản vẫn là lòng yêu nước, nhưng không thể thiếu yếu tố quan trọng là các thành phần lãnh đạo can trường ở thượng tầng.

mardi 6 septembre 2022

Huy Đức - Nguyên Ngọc

 

Một lần, nhiều người, trong đó có bà cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình hỏi, “Chúng ta bắt đầu sai từ bao giờ?” Nguyên Ngọc nói, “Thưa chị, chúng ta bắt đầu sai từ Đại hội Tua” [Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tổ chức tại thành phố Tours, năm 1920].

Sáng nay, 05-09-2022, tôi gọi điện thoại vào Hội An chúc mừng sinh nhật ông và xin ông cho phép tôi nhắc lại câu chuyện “từ Đại hội Tours”. Ông nói, “Được nhưng nên nói rõ phản ứng của bà Bình”. “Bà Bình phản ứng sao ạ?”. “Bà ấy im lặng”.

Bà Nguyễn Thị Bình là cháu ngoại của nhà yêu nước vĩ đại Phan Châu Trinh. Ngày 19-06-1919, Phan Châu Trinh cùng với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành soạn "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi Hội nghị Versailles, ký tên chung là "Nguyễn Ái Quốc".

dimanche 29 mai 2022

Ngô Nhân Dụng - Thanh niên Trung Quốc bàn ‘Nhuận Thuyết’

 

Không chỉ riêng Trung Quốc mà hầu hết các nước khác cũng bị xuất não qua Mỹ. Sinh viên Mỹ tốt nghiệp rồi thường không qua nước khác làm việc. Nhưng nhân tài khắp thế giới tìm đến học ở Mỹ, rồi ở lại.

Hai chữ “Nhuận Thuyết” không có trong từ điển triết học. Nhuận Thuyết phiên âm là “run xue.” Đó là một từ giới trẻ ở Trung Quốc đặt ra và phổ biến. Họ cố tình chơi chữ, để tránh bị kiểm duyệt. Nhuận () tiếng phổ thông đọc là “run,” hiểu theo tiếng Anh nghĩa là “chạy.” “Lý Thuyết Run” bàn chuyện bỏ chạy: Chạy ra khỏi Trung Quốc!

Giới trẻ có học thảo luận “Nhuận Thuyết” (run philosophy) khi nhiều người hỏi làm cách nào di cư đi nước khác. Trong tháng Tư 2022, chữ “di cư” được tìm trên mạng tăng hơn bốn lần (440 phần trăm) so với trước, theo nhật báo New York Times ngày 20 tháng Năm, 2022. Số người tìm hỏi các văn phòng tư vấn về thủ tục di cư ra ngoại quốc tăng gấp đôi. Trên mạng vấn đáp Zhihu (Tri Hồ) có 7.5 triệu tìm đọc các câu trả lời về “Nhuận Thuyết.”

vendredi 8 avril 2022

Trần Văn Thọ - Có hai nước Nga

 

Có hai nước Nga: Một nước Nga của Putin và một nước Nga chính hiệu.

Đó là ý kiến của Boris Akunin, nhà văn người Nga đang sống tại London.

Quân đội đi xâm lược, gieo đau thương cho người dân Ukraine, phá hoại đất nước Ukraine và bị cả thế giới lên án là quân đội của nước Nga Putin, không liên quan gì đến nước Nga chính hiệu.

vendredi 25 février 2022

Đoàn Bảo Châu - Một cuộc chiến phi nghĩa và tâm thức nô lệ


Vị tướng quân đội này là một người cuồng Nga, cuồng Putin. Tôi tôn trọng những ý kiến khác biệt, nhưng trong cuộc chiến này có mấy điểm cần nói:

Lý do của cuộc chiến là hoàn toàn vớ vẩn. Không thể bịa ra việc dân Nga ở Ukraine bị đàn áp mà khởi động một cuộc chiến tranh.

Không thể nói Ukraine sẽ ra nhập NATO, đưa biên giới của NATO sát nước Nga, xây dựng cơ sở của Ukraine để kiềm chế Nga là lý do chiến tranh. Tóm lại là không thể dựa vào một việc đoán đối phương sẽ làm gì để làm lý do cho một cuộc chiến.

lundi 7 février 2022

Thái Hạo - « Tôn trọng sự khác biệt »

(Tút cuối về vụ bánh chưng)

Có ba “phe”: mạt sát, bảo vệ và bên thứ ba là các nhà đạo đức đứng trên cao, làm mẫu mực cho nhân quần và ban rải những lời vàng ngọc.

Kẻ chê bánh chưng, người khác khen bánh chưng. Tại sao chê thì cần được tôn trọng mà bênh thì lại là “trẻ con” là “độc đoán”, là hẹp hòi – tóm lại là những gì đại diện cho “sự chưa trưởng thành”?

Các “nhà đạo đức” ạ, thích thì nói quan điểm của mình, thế thôi, và tôn trọng cái nhìn của cả hai bên kia. Từ đâu mà chư vị cho mình cái quyền đứng trên đầu hai kẻ kia (thực ra chỉ đứng trên đầu kẻ bênh bánh chưng) để làm “người phán xử” đạo đức? Thói ưa nói đạo đức có lẽ là căn bệnh cần gấp gáp chữa trị, hơn cả chuyện “giải phóng bánh chưng”.

Trần Thanh Cảnh - Biểu tượng

Có rất nhiều loại biểu tượng.

Một trong những biểu tượng của văn hóa ẩm thực Pháp, là bánh mì baguette. Của ẩm thực Nhật Bản là sushi. Của ẩm thực Hàn Quốc là kim chi. Còn của Việt Nam, là phở và bánh chưng.

Không một trí thức tử tế nào của Pháp, Nhật hay Hàn Quốc lại đi phỉ báng những biểu tượng của dân tộc mình cả. Còn bọn vô loài lưu manh, dĩ nhiên không tính.

dimanche 9 janvier 2022

Ý : Thế hệ mafia trí thức nhất từ trước đến nay


Đăng ngày:

Bị giam giữ từ một phần tư thế kỷ, họ làm bạn với Anh em nhà Karamazov của Dostoievski, những tác phẩm của Léon Tolstoi, các nhà triết học Đức…Thế nên, những căn phòng biệt giam đã sản sinh ra một thế hệ mafia trí thức chưa từng thấy. 

Họ ngấu nghiến tất cả những gì in trên giấy, là độc giả trung thành của thư viện nhà tù, chăm chỉ theo các khóa học hàm thụ và thường đạt được điểm cao. Luật pháp đã đóng lại vĩnh viễn cánh cửa xà lim, nhưng lại mở ra cho họ cánh cửa của tri thức.

mercredi 5 janvier 2022

Lê Nguyễn - Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (5)


III) MỘT QUÃNG ĐỜI RIÊNG

1) Những « phó thường dân » (tiếp theo)

Trong giới xích lô bất đắc dĩ sau 1975, còn có Tô Minh Tâm (1944-2017), một người bạn chí thân của tôi trong suốt 7 năm trung học. Sau khi hết bậc trung học (1962), mỗi đứa một đường đi, Tâm tốt nghiệp ban Triết Đại học sư phạm (1967), dạy Triết học vả Công dân Giáo dục lớp đệ nhất tại trường trung học Cường Để, Qui Nhơn. Hiện nay, có một vài người bạn Facebook của tôi từng học với anh.

Tất nhiên, sau tháng 4.1975, triết học duy tâm không có chỗ đứng trong chương trình giáo dục, Tâm còn có chút may mắn, đã không phải đi cải tạo, còn được cho dạy môn sinh vật lớp 6 tại một trường trung học cơ sở ở Gia Định. Lương giáo viên thời bao cấp không đủ sống, hàng ngày anh dành cả buổi sáng để đạp xích lô, trưa về lua vội một, hai chén cơm rồi đạp xe đi dạy.

dimanche 2 janvier 2022

Phan Hân - Sáng ra lướt Facebook cái là ngứa mồm!

 

Có ông bác sĩ nổi tiếng viết bài nói đại ý: vụ ngược đãi bé 8 tuổi đến chết bên trong có thể có nguyên do hay uẩn khúc gì đó... Chứ bác sĩ không tin nổi hai con người đẹp đẽ có giáo dục tốt như vậy lại ác đến như thế!

Lại có nhiều người cũng khá có tiếng trên Facebook bảo phải chờ pháp luật làm việc, cộng đồng rần rần kết án rồi tòa xử nặng theo dư luận là nền pháp lý thiếu văn minh blah... blah...

Sorry nói lại cho rõ nha!

jeudi 30 décembre 2021

Lê Nguyễn - Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (4)


III) MỘT QUÃNG ĐỜI RIÊNG

Từ bài viết này trở đi, hồi ức mang dấu ấn cá nhân nhiều hơn, song thiển nghĩ, thân phận của một cá nhân bao giờ cũng gắn liền với xã hội mà anh ta đang sống. Vì thế không bao giờ có thể tách rời hai yếu tố con người và xã hội.

Sự thành bại, vui buồn, sướng khổ của một cá nhân bao giờ cũng xuất phát từ mối liên hệ giữa anh ta và cộng đồng xã hội. Vì thế tôi vẫn hy vọng bạn đọc tìm thấy trong hồi ức riêng tư này những gì có ích lợi chung cho mọi người.

1) Những « phó thường dân »

samedi 25 décembre 2021

Lê Nguyễn - Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (3)

 

III) MỘT VÀI TRƯỜNG HỢP “ĐỘT PHÁ” VỀ CƠ CHẾ VÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI SÀI GÒN-TPHCM

1) Công ty Lương thực thành phố Hồ Chí Minh

Ai cũng biết rằng vào ít nhất 10 năm đầu tiên sau 1975, cơ chế hoạt động của miền Bắc xã hội chủ nghĩa được áp dụng trên cả nước. Hình thức bao cấp và ở không ít nơi, chủ nghĩa lý lịch, chi phối khá nhiều đời sống cộng đồng.

Vào những tháng năm đó, người xuất thân từ một chế độ đã tàn lụi sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn có rất ít cơ hội hòa nhập vào cuộc sống mới. Nhất là trong cơ quan công quyền, khi mà mọi ưu tiên được dành cho những ai có công góp phần trực tiếp hay gián tiếp vào thắng lợi sau cùng.

jeudi 23 décembre 2021

Lê Nguyễn - Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (2)

 

Do sau tháng 4.1975, nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tại Sài Gòn vẫn còn cơ sở sản xuất hoạt động tốt, nên các chủ doanh nghiệp này được tập hợp trong một tổ chức có tên là Ban Liên lạc Công thương, tiền thân của Sở Thương nghiệp và Sở Công nghiệp sau này.

Người đứng đầu ban này vào năm 1982 có bí danh là Ba Nam (Trần Minh Triết), vị thứ như một Giám đốc Sở. Có thể kể một số nhà “tư sản dân tộc” được tập hợp trong Ban liên lạc công thương lúc bấy giờ như ông Trần Văn Bảy, Giám đốc Xí nghiệp đông lạnh Việt Long, ông Phùng Văn Quý, Giám đốc nhà máy sứ Thiên Thanh, ông Phạm Văn Thạnh, chủ hãng đắp vỏ xe Phạm Hiệp …

Cũng từ sự hiện diện của những doanh nghiệp như trên mà chính quyền thành phố thiết lập mô hình các công ty, xí nghiệp công tư hợp doanh, với cơ sở sản xuất và một phần vốn của tư nhân, phần khác của nhà nước, và đặt dưới sự thống nhất quản lý của nhà nước.

Lê Nguyễn - Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (1)


Đây chỉ là những ký ức vụn được ghi chép theo trí nhớ về những con người và sự kiện nay đã thuộc về một quá khứ xa xăm.

Mục đích duy nhất của người viết là kể lại những gì mắt thấy tai nghe, hoặc những gì bản thân mình đã trải qua vào các thập niên 1980-1990, nhằm giúp cho các bạn trẻ nhận biết được đôi chút về một thời kỳ đất nước còn rất nhiều khó khăn, gian khổ.

Vì thế, diễn đàn này sẽ rất không hoan nghênh những bình luận nhằm chỉ trích hay xúc phạm bất cứ cá nhân, tập thể hay cơ quan, đơn vị nào, dù là đương nhiệm hay đã ngưng hoạt động. Trân trọng.

samedi 27 novembre 2021

Ngô Đình Thẩm – Thư gửi chú Nguyễn Xuân Diện và các nhân sĩ trí thức vì đất nước

 

Xin chào chú Nguyễn Xuân Diện,

Cháu chính là người thanh niên ở Sài Gòn đã cầm tấm biểu ngữ phản đối Trung Quốc xâm lược lãnh hải Việt Nam và đứng bất động hướng về Lãnh sự quán Trung Quốc ở góc ngã tư đường Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai buổi trưa ngày Chủ Nhật 05 tháng 06 năm 2011 vừa rồi.

Trước tiên, cháu xin lỗi chú vì sẽ không nói rõ danh tánh, tên tuổi của mình khi viết thư này gửi chú. Hy vọng là qua cách xưng hô, chú hiểu rằng cháu hoàn toàn tôn trọng chú một cách đúng mực.

Và sở dĩ cháu không nêu tên tuổi của mình chỉ là để muốn tất cả mọi người (kể cả các nhân viên an ninh, công an đã làm việc với cháu) hiểu rằng cháu đã đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và đã làm một hành động “không giống ai” đó không phải để gây tiếng vang hay tạo dấu ấn cá nhân gì cả như một số nhân viên an ninh đã cho là như thế.