Tôi ủng hộ đề
nghị dưới đây, cắt bớt chương trình học chứ không kéo dài niên khóa. Tất nhiên,
đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đề thi tuyển vào lớp 10 năm
2020 phải ra trong chương trình giới hạn đó, tức học gì thi nấy.
Tỉ lệ học sinh
tốt nghiệp THPT năm 2020 có thể sẽ rất cao, vì học sinh chỉ ôn thi trong chương
trình giới hạn. Nhưng điều đó chẳng sao, vì các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp sau đó sẽ sàng lọc bớt những sinh
viên thực sự yếu.
Nhớ lại 52 năm
trước, học trò niên khóa 1967 -1968 ở miền Nam "nhờ" trận Tổng tấn
công Mậu Thân (đợt 1 từ ngày 30/1 - mùng 1 Tết, đến 28/3/1968) "được"
nghỉ học hơn hai tháng.
Một lần trong nhiều năm trước, tôi được
ban tổ chức đại hội sinh viên Bắc Mỹ mời đến nói chuyện với các bạn trẻ đại diện
của khoảng 50 tổ chức thanh niên sinh viên Hoa Kỳ và Canada về tham dự đại hội
lần thứ nhất, được tổ chức tại đại học Emerson, thành phố Boston.
Vì khẩu hiệu chính của đại hội là "Tôi
là người Việt Nam" nên buổi tâm tình của tôi cũng tập trung chung
quanh ý nghĩa của câu khẩu hiệu này. Trong buổi sáng tâm tình đó, tôi có dịp
chia sẻ với các em niềm vui khi biết các em đã trưởng thành.
Đối với các em du học sinh, những người
sinh sau cuộc chiến Việt Nam, có được cơ hội ra nước ngoài học hỏi, không phải
em nào cũng là cộng sản.
Người dân cùng giơ tay tỏ quyết tâm khi nghe đồng ca bài "Nguyện
vinh quang quy Hương Cảng" trong cuộc biểu tình tại khu Trung Hoàn, Hồng
Kông ngày 30/11/2019.
Những người về hưu Hồng Kông hôm nay 30/11/2019 tham gia cuộc biểu tình tố cáo bạo lực cảnh sát và các vụ bắt người trái phép.
Sau
một tuần lễ tương đối yên tĩnh với chiến thắng lịch sử của các ứng cử
viên dân chủ trong cuộc bầu cử địa phương Chủ nhật tuần trước, Hồng Kông
chuẩn bị biểu tình ngày cuối tuần. Một phụ nữ 71 tuổi nói với Reuters :
« Tôi đã tham gia cuộc biểu tình ôn hòa hồi tháng Sáu với hơn một
triệu người, nhưng chính quyền không lắng nghe các đòi hỏi của người dân
».
Bà mang theo một chiếc ghế nhựa để hòa vào cuộc biểu tình
nhiều thế hệ tại Charter Garden. Những người về hưu, một số chống gậy,
đứng cạnh những người biểu tình trẻ hơn mặc toàn đồ đen, lắng nghe những
bài diễn văn ủng hộ dân chủ trong không khí lễ hội vui tươi.
Xe cộ lưu thông qua đường hầm vừa được mở lại ở Hồng Kông ngày 27/11/2019.
Một trong các tuyến đường giao thông chính ở Hồng
Kông đã mở lại hôm nay 27/11/2019, sau hai tuần lễ bị phong tỏa. Tại
trường đại học Bách Khoa (PolyU), nơi từng bị cả ngàn người biểu tình
chiếm đóng, hầu như không còn ai. Việc tìm kiếm những người cố thủ vẫn
tiếp tục, nhưng cảnh sát đang bị đòi hỏi phải rút đi sau 10 ngày bao vây
trường đại học này.
Ngay từ
sáng sớm hôm nay, một trong các đường hầm chính nối bán đảo Cửu Long với
đảo Hồng Kông đã mở cửa trở lại. Các hình ảnh trên truyền hình cho thấy
rất nhiều xe cộ đã đi qua tuyến đường quan trọng này. Hai tuần trước,
hàng trăm người biểu tình đã quăng gạch đá, nổi lửa ở một số nơi trên
tuyến đường, phá hủy các trạm thu phí, và sau đó chạy vào trường đại học
Bách Khoa ở kế cận.
Ngôi trường nằm tại bán đảo Cửu Long đã biến
thành pháo đài để đối phó với cảnh sát chống bạo động. Khoảng 1.100
người đã bị bắt giữ tuần trước. Hôm nay việc lục soát trường Bách Khoa
vẫn tiếp tục, tuy phó chủ tịch hội đồng nhà trường thông báo không còn
người biểu tình nào trong khu đại học xá. Người duy nhất được tìm thấy
hôm qua là một thiếu nữ khoảng trên 18 tuổi trong tình trạng sức khỏe
rất yếu.
Cảnh sát bắt sinh viên biểu tình tại trường Đại Học Bách Khoa Hồng
Kông vào tối Thứ Ba, 19 Tháng Mười Một, 2019. (Hình: Billy H.C. Kwok/Getty
Images)
(Người Việt 19/11/2019)Cảnh sát chống bạo loạn đã vây Đại Học
Bách Khoa Hồng Kông (Polytechnic University) từ ngày Chủ Nhật, 17 Tháng Mười Một,
bắn lựu đạn hơi ngạt, đạn đầu cao su và vòi rồng phun nước tấn công những toán
sinh viên, học sinh tính phá vòng vây thoát ra ngoài. Ai ra trình diện sẽ bị bắt.
Trong đêm tối, mấy sinh viên đã dùng dây
thừng tuột từ trên cầu xuống mặt đường, được người chờ sẵn chở đi bằng xe gắn
máy chạy trốn. Một người bị cảnh sát bắt được. Mấy bạn khác tính chui đường ống
cống ra ngoài, nhưng lính cứu hỏa đã khuyên không nên làm, vì có thể chết ngạt.
Có những em học sinh trung học mới 12, 13 tuổi.
Cảnh sát cho phép một số người vào trong
trường: Thầy giáo và hiệu trưởng mấy trường trung học, người tình nguyện cứu
thương, và các nhân viên sở xã hội. Ngày Thứ Hai, hai nghị viên thành phố đã
vào trong thuyết phục các học sinh và sinh viên. Các sinh viên đã họp riêng bàn
với nhau đề nghị của hai người.
Thật trùng hợp vào Ngày Nhà giáo Việt Nam, mạng xã hội dậy sóng bởi hai nhà
giáo.
Một nữ hiệu trưởng Hồng Kông dành sự ngưỡng mộ về khí phách lẫm liệt, bảo vệ
học sinh, sinh viên của mình. Bà cáo buộc cảnh sát Hồng Kông đã tràn vào khuôn
viên của trường, sử dụng súng đạn một cách hung hăng. Nhà trường đã thu được
khoảng hơn 2.300 đầu đạn.Bà nói chính cảnh sát là những kẻ khơi mào sự hỗn loạn
và rồi đổ tội cho học sinh của bà cho việc họ chống trả lại.
Một nữ hiệu trưởng khác, tại Việt Nam, bị mạng xã hội lên án vì đã ra một lệnh
miệng cấm sinh viên trao đổi về vấn đề Hồng Kông.
Cảnh sát bắt giữ các sinh viên cố thoát ra khỏi trường đại học Bách Khoa (PolyU) đang bị vây hãm, ngày 18/11/2019.
Theo thông tin trên mạng xã hội, tất cả các nhóm
biểu tình tổ chức theo quận và phường đã gởi những chiến binh tinh nhuệ
nhất của mình đến đại học Bách Khoa (PolyU). Chuyên gia François
Godement nhận xét : « Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ một số lượng
đáng kể người biểu tình, và có thể mục tiêu hiện nay của họ là gài bẫy
số đang cố thủ ở PolyU, tin rằng trong số đó có những người quyết chiến
nhất ».
Tựa chính các báo Pháp được dành cho vấn đề xã hội như Le Monde với « Tình trạng lão hóa dân số đã làm đảo lộn xã hội chúng ta như thế nào, Les Echos nhận xét « Cải cách hưu bổng vấp phải bức tường thâm hụt ngân sách », La Croix nói về « Câu chuyện của các sinh viên có cuộc sống bấp bênh ». Libération nhìn sang « Irak, một mùa xuân vào tháng 11 ».
Le Figaro nhấn mạnh « Trung Quốc gia tăng áp lực lên Hồng Kông » với
ảnh trang bìa là cảnh sát Hồng Kông đang đàn áp người biểu tình trong
màn khói hơi cay. Ở các trang trong, tất cả các nhật báo Paris hôm nay
đều dành rất nhiều đất cho cuộc chiến đấu vì tự do dân chủ của người dân
Hồng Kông, với các bài phóng sự và phỏng vấn.
Sinh viên bị bắt tại đại học Bách Khoa Hồng Kông ngày 18/11/2019.
Máu từ Hồng Kông không được phép lãng quên Tôi chọn tựa bài thơ từ đề tài thời sự Đường đến trường PolyU đã ngập máu sinh viên Dòng máu bất khuất bới tro tàn quá khứ Tro tàn ủ trong cánh
tay tôi mưng mủ
Năm 1978 đi Hồng binh trích máu ăn thề
Tro tàn ngún từ biên giới phía Tây phía Bắc
Kẻ thù từ hai mặt tuốt dao lê
Cổng trường PolyU bi phóng hỏa, cảnh sát bị chận bước, tối 17/11/2019.
(Tổng hợp)Cho đến chiều nay, thứ Hai
18/11/2019 hàng trăm người biểu tình Hồng Kông tại trường đại học Bách Khoa
(PolyU) trên bán đảo Cửu Long vẫn bị cảnh sát vây hãm bên trong.
Nửa đêm hôm
qua, sinh viên sau khi đẩy lùi được một đợt tấn công của cảnh sát, đã phóng hỏa
cổng chính của nhà trường, nhờ đó họ bảo vệ được "trận địa". Giờ đây trong ánh sáng ban ngày, tình hình không hề
được cải thiện, đây là cuộc đối đầu căng thẳng nhất kể từ đầu phong trào hồi
tháng Sáu đến nay.
Những người già, những cha mẹ sinh viên, thanh niên
Hồng Kông, vào ban ngày, đã biểu tình và trưng những tấm biển như: Đừng đánh những đứa trẻ của chúng ta; đừng bắn vào những
đứa trẻ của chúng ta.
Những người trẻ thì viết dòng chữ: Giết tôi hoặc tự do
cho tôi. Người khác thì tuyên bố: Tôi đã sẵn sàng chết cho đêm nay.
Và bây giờ thì quân đội Trung Quốc đang bao vây và càn
quét những người đang đấu tranh cho tự do của Hồng Kông.
Hồng Kông, đang ở
thời khắc có lẽ đen tối nhất lịch sử của mình. Người Hồng Kông đang tranh đấu cho những giá trị sống cơ bản
nhất về quyền làm người. Và mọi chuyện chỉ thực sự tồi tệ khi Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc.
Nếu tìm hiểu sâu
về những địa danh như Tây Tạng, Tân Cương, người Duy Ngô Nhĩ khi rơi vào tay chính quyền Trung Quốc sẽ thấy những hiện thực tàn khốc. Lại
tiếp tục tìm hiểu về cách chính quyền Trung Quốc tạo ra “đại nhảy vọt”, cải
cách văn hoá”, Thiên An Môn và nhất là ứng xử với người tập Pháp Luân Công sẽ
thấy sự khốc hại “thành nếp”.
Hãy nhớ cảnh sát Hồng
Kông tuân thủ luật pháp thế nào trước
khi họ bị “đồng hóa” bằng sự tàn ác của “mẫu quốc”. Thật thảm thương, trăm năm
dân chủ Hồng Kông gần như bị xóa sạch,
sau chừng hai thập kỷ khi đất Hương Cảng trao về tay chính quyền Trung Quốc.
Ngay cả đội ngũ nhân viên y tế muốn rời khỏi khuôn viên ĐHBK cũng bị bắt!
Cảnh sát bao
vây trường đại học Bách Khoa Hồng Kông tối nay Chủ nhật 17/11/2019, với AR15.
Mọi người đang lo sợ một Thiên An Môn 2019. Tình hình sẽ được cập nhật thường
xuyên.
AFP: Cảnh sát
Hồng Kông đêm Chủ nhật rạng sáng thứ Hai 18/11/2019 cảnh cáo có thể sử dụng “đạn
thật” nếu phải đối phó với người biểu tình dùng “vũ khí sát thương”. Đây là
cảnh báo đầu tiên loại này kể từ đầu phong trào phản kháng cách đây 6 tháng,
trong một video phát trực tiếp trên Facebook.
Một cảnh sát
hôm Chủ nhật bị thương vì trúng một mũi tên bắn đi từ một trường đại học đã trở
thành hậu cứ chính của người biểu tình đòi dân chủ.
Demosisto: Cảnh sát
Hồng Kông hoàn toàn dối trá. Họ nói người đấu tranh có thể rời đại học Bách
Khoa, nhưng ngay sau đó họ cố tình bắn hơi cay ở lối ra, còng tay tất cả đội
ngũ cấp cứu đang rời khỏi khuôn viên trường.
Giàn ná khổng lồ bằng gỗ, những phi tiễn đỏ rực
được bắn đi bằng cung, bom xăng tự tạo, bàn chông bằng tre chắn đường…Để
đối phó với cảnh sát, người biểu tình đòi dân chủ Hồng Kông phối hợp
giữa các chiến thuật thời hiện đại và thời Trung Cổ.
Từ
đầu tuần, rất nhiều đường phố, ngã tư và đại lộ ở trung tâm tài chính
nổi tiếng này đã bị phong tỏa bằng nhiều bàn chông tre và những rào chắn
thô sơ, theo kiểu đã dùng trong những cuộc chiến cách đây nhiều thế kỷ.
Các
trường đại học trở thành tâm chấn của phong trào, và trong những ngày
qua, một số trường đã thành bãi chiến trường thật sự. Những vụ đụng độ
giữa cảnh sát và người biểu tình đã diễn ra trong nhiều tiếng đồng hồ
ngay trong khuôn viên nhà trường.
Nhiều sinh viên Hồng Kông cố thủ bên trong các
trường đại học, với lương thực dự trữ và gạch đá, bom xăng để đối phó
với cảnh sát.
Từ chiều hôm qua 13/11, nhiều sinh viên Trung Quốc
đã rời Hồng Kông trở về Hoa lục, với sự trợ giúp của cảnh sát biển.
Hồng Kông tiếp tục bị tê liệt từ hôm nay 14/11/2019 đến ngày mai :
trường học đóng cửa, nhiều trạm xe điện ngầm ngưng hoạt động, nhiều
tuyến đường chính bị phong tỏa.
Sáng
nay, cảnh sát lại sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình và các
sinh viên đang chận lối vào đường hầm nối đảo Hồng Kông với Cửu Long
(Kowloon). Hơi cay cũng được bắn ra gần trường đại học Bách Khoa, nơi
người biểu tình được kêu gọi tập hợp. Sinh viên đã sáng chế ra các loại
vũ khí mới để đối phó với cảnh sát, như các giàn ná lớn, cung tên, dùng
vợt tennis đánh bật lại lựu đạn cay.
Hàng ngàn sinh viên vẫn cố
thủ bên trong các trường đại học, chuẩn bị lương thực dự trữ và gạch đá,
bom xăng để đối phó. AP dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết sinh viên chiếm
40% trong số 4.000 người bị câu lưu kể từ đầu phong trào phản kháng đến
nay.
Trước tình hình căng thẳng, nhiều sinh viên Trung Quốc đã
quay về Hoa lục. Cảnh sát biển điều một chiếc tàu đưa các sinh viên này
hồi hương. Sinh viên một số nước Bắc Âu như Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy
tại Hồng Kông được khuyến cáo nên về nước, Đài Loan mua vé máy bay cho
123 sinh viên trở về Đài Bắc tối qua.
Một báo cáo của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện
Anh công bố hôm 06/11/2019 bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc can thiệp vào hoạt
động của các trường đại học Anh quốc, dẫn ra những « bằng chứng đáng
báo động ».
Trong số những chứng cứ thu thập được, có
việc đại sứ quán Trung Quốc làm áp lực đối với hiệu phó một trường đại học để
ngăn cản các thành viên trong trường phê phán Bắc Kinh về chính trị.
Báo cáo cũng nêu ra trường hợp những viên
chức thuộc Viện Khổng Tửtịch thu các
tài liệu có nhắc đến Đài Loan – lãnh thổ độc lập nhưng bị Trung Quốc coi là một
tỉnh ly khai – trong một hội nghị của giới đại học.
Học sinh trung học thắp lên ánh sáng “Quang Phục”
(22-8-2019) - New York Times
Tinh thần “Quang
Phục Hương Cảng” – ý niệm được chủ xướng bởi Edward Leung (Lương Thiên Kỳ,
28 tuổi, người đang thụ án tù 8 năm sau phiên xử vào tháng 6-2018 tội
"kích động biểu tình") – đang trỗi dậy dữ dội.
Thứ hai
2-9-2019, ngày khai trường, hàng chục ngàn học sinh-sinh viên đã nhất loạt
xuống đường, bắt đầu chiến dịch tẩy chay học đường dự kiến kéo dài hai tuần
khắp 11 đại học.
South China
Morning Post cho biết, khoảng 4.000 học sinh từ ít nhất 230 trung học đã không
vào trường để tuần hành và tọa kháng cùng anh chị sinh viên. “Cứ vãi đạn, cứ
khủng bố trắng, cứ là chế độ toàn trị nhưng bất kỳ trở ngại nào ngáng đường
cũng sẽ không bao giờ đủ để bẻ gãy quyết tâm của chúng tôi” – tuyên bố của
Đại học Trung Văn Hồng Kông (Hương Cảng Trung Văn Đại học).
"Hồng vệ binh" phản đối những người biểu tình ủng hộ Hồng Kông tại Luân Đôn ngày 17/08/2019.
Cuộc đụng độ giữa
thành phần “bảo vệ” Bắc Kinh với những người ủng hộ Hồng Kông tại nhiều nước những
ngày qua cho thấy một điều ít được để ý: Hàng trăm ngàn sinh viên Trung Quốc du
học hải ngoại đang làm “nhiệm vụ chính trị” như là những “cơ sở Đảng” của Bắc
Kinh…
Khi Tập Cận Bình đến
Washington DC ngày 24-9-2015, hàng trăm sinh viên Trung Quốc đã xếp hàng hai
bên đường để nghênh đón. Đây chẳng phải hành động tự nhiên và thuần túy ái
quốc.
Điều tra của Foreign
Policy (7-3-2018) cho biết, Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington đã chi tiền
cho sự kiện này. Họ phối hợp với CSSA (Chinese Students and Scholars
Associations – Trung Quốc học sinh học giả liên hiệp hội), với hệ thống chân
rết tại hàng chục đại học khắp nước Mỹ. Một sinh viên Trung Quốc tại Đại học
George Washington tiết lộ, những người tham dự đều được nhận “lì xì”.
Hơn 50.000 người biểu tình tại Matxcơva đòi bầu cử Nghị Viện tự do tại Matxcơva. Ảnh ngày 10/08/2019.
Trên 50.000 người đã xuống đường tại trung tâm thủ
đô Matxcơva hôm 10/08/2019 để đòi hỏi bầu cử Nghị viện tự do. Đây là
cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi ông Vladimir Putin quay lại điện
Kremlin năm 2012.
Theo tổ chức
White Counter, số người tham gia lên đến 60.000 người. Nước Nga chưa
từng có một cuộc biểu tình đông đảo như thế kể từ sau đợt phản kháng
gian lận bầu cử tổng thống trước đây. Biểu tình cũng diễn ra tại một số
thành phố của nước Nga. Tổ chức phi chính phủ OVD-Info ghi nhận có 229
người bị câu lưu ở Matxcơva và 81 người tại Saint-Petersbourg.
Nhiều
nghệ sĩ nổi tiếng dự định tổ chức một buổi trình diễn song song với
cuộc biểu tình nhưng bị chính quyền cấm đoán. Người biểu tình, nhất là
giới sinh viên, còn nhận được sự ủng hộ của hai nhân vật nổi tiếng có
rất nhiều người theo dõi trên mạng xã hội, đó là ca sĩ nhạc rap
Oxxxymiron và Youtubeur Iouri Doud.
Quảng trường Thiên An Môn ngày 18 Tháng Năm, 1989, khi hàng ngàn sinh viên và công nhân biểu tình đòi tự do dân chủ. (Hình: Getty Images)
(NgườiViệt03/06/2019)Một bức tượng của Lưu Hiểu Ba vừa được dựng lên tại
Praha, thủ đô Cộng Hòa Tiệp, để kỷ niệm 30 năm cuộc tàn sát Thiên An Môn.
Lưu
Hiểu Ba, nhà văn được giải Nobel Hòa bình, là một trong “Tứ Quân Tử,” những
giáo sư đã tới ủng hộ, cố vấn cho các sinh viên tuyệt thực phản kháng và giúp
tải thương khi xe tăng quân đội Cộng Sản Trung Quốc bắt đầu bắn vào các sinh
viên tay không, ngày 4 Tháng Sáu năm 1989.
Cuộc
tàn sát Thiên An Môn là một vết nhơ trong lịch sử Trung Quốc. Cả thế giới kinh
tởm hành động dã man này. Nhưng chế độ cộng sản vẫn từ chối không nhìn nhận tội
lỗi.