Affichage des articles dont le libellé est Phản kháng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phản kháng. Afficher tous les articles

mardi 13 août 2019

Mạnh Kim - Hồng Kông, khi tự do được viết bằng máu !



Cảnh sát tấn công người biểu tình ở Nguyên Lãng (Yuen Long), Hồng Kông ngày 27/07/2019.

Vấn đề của giới đấu tranh Hồng Kông bây giờ không phải là “dự luật (dẫn độ) đã chết” mà là dân chủ Hồng Kông đang chết. Dưới ảnh hưởng Bắc Kinh, dân chủ Hồng Kông đang bị bóp nghẹt. Trên The Guardian ngày 27-6-2019, Hoàng Chi Phong và Dương Chánh Hiền (Johnson Yeung) viết: 

“Bắc Kinh đã bí mật toan tính một chính sách mới có tính thâm nhập sâu hơn. Giới nghiên cứu pháp lý được Bắc Kinh tin cậy đã được tung ra để nghiên cứu các cuộc bầu cử cũng như hệ thống chính quyền và Hiến pháp Hồng Kông. Năm 2008, Cao Erbao (Tào Nhị Bảo), giám đốc Phòng liên lạc hành chánh đặc khu Hồng Kông, đã đưa nhóm viên chức từ Hoa lục sang để thực hiện điều này. 


Mối quan hệ mới giữa Hồng Kông và Bắc Kinh đã định hình. Bắc Kinh đã kiểm soát tuyệt đối nội bộ chính trị Hồng Kông, làm suy yếu nền tảng tự do; tước mất tính trung lập chính trị của bộ máy chính quyền, tính độc lập của bộ máy tư pháp và tính giám sát của bộ máy lập pháp. Bắc Kinh đã thâm nhập hiệu quả vào guồng máy quản lý Hồng Kông: ngày càng có nhiều đồng minh Bắc Kinh hơn được bổ nhiệm ở các vị trí cao, trong khi giới công chức được khuyến khích tham dự các “tour trao đổi” được các cơ quan chính quyền Trung Quốc tổ chức. 

vendredi 9 août 2019

Giáo hội Công giáo Hồng Kông ở nơi đầu sóng ngọn gió

Một linh mục bình thản đương đầu với cảnh sát chống bạo động, trong một cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ ở Kennedy Town (Kiên Ni), Hồng Kông ngày 04/08/2019.

Con người đã vắt kiệt sức của Trái Đất, cuộc sống của thổ dân vùng Amazon đang bị đe dọa, tổ chức Nhà nước Hồi Giáo ngóc đầu dậy ở Irak và Syria, khai mạc giải vô địch bóng đá Pháp : các chủ đề trên trang nhất báo Paris hôm nay khá đa dạng. Ở trang trong, tình hình Hồng Kông tiếp tục được quan tâm, bên cạnh đó là một dịp kỷ niệm không được làm rình rang : ông Putin đã trị vì nước Nga được đúng 20 năm.
Khi người biểu tình hát Alléluia

« Tại Hồng Kông, giáo hội Công giáo ở trung tâm phong trào phản kháng », đó là nhận định của thông tín viên Le Monde tại Bắc Kinh.

Trong số những ngạc nhiên của các cuộc biểu tình đòi dân chủ, có sự xuất hiện của bài thánh ca « Sing Hallelujah to the Lord » (Hãy hát lời Alléluia với Đức Chúa trời). Một mục sư trẻ muốn tương đối hóa vấn đề, nói rằng « đa số người hát không quan tâm đến lời ca, họ chỉ thích giai điệu. Người biểu tình rất căng thẳng, lời ca tiếng hát giúp họ trở nên nhẹ nhõm hơn ».

mercredi 7 août 2019

Trung Quốc : Hồng Kông khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ 1997

Giới luật sư xuống đường ngày 07/08/2019 để ủng hộ phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông.

Hồng Kông đang đứng trước « tình hình nghiêm trọng nhất » kể từ khi Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Đó là nhận định của ông Trương Hiểu Minh (Zhang Xiaoming), giám đốc Văn phòng Các vấn đề về Hồng Kông và Macao, trong cuộc họp với 500 đại biểu của Bắc Kinh và đặc khu hôm nay 07/08/2019 tại Thâm Quyến.

Theo ông Trương Hiểu Minh, một ủy viên trung ương đảng, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông « ngày càng trở nên bạo lực và có tác động ngày càng lớn lên xã hội ». Ông cho biết các quan chức Bắc Kinh « vô cùng lo ngại », và đang nghiên cứu tình hình để đề ra biện pháp giải quyết.

Cuộc hội thảo được tổ chức tại thành phố giáp giới với Hồng Kông có sự tham dự của các quan chức Trung Quốc, cùng với đại diện chính quyền và các đại biểu Nghị viện Hồng Kông.

vendredi 2 août 2019

Bất chấp đe dọa, lần đầu tiên công chức Hồng Kông biểu tình

Hồng Kông : Cả ngàn người làm việc trong ngành tài chính tham gia xuống đường ngày 01/08/2019.


Trong một lá thư ngỏ, một nhóm công chức Hồng Kông kêu gọi trưởng đặc khu đáp ứng năm yêu cầu : hủy bỏ dự luật dẫn độ, không gọi người biểu tình là kẻ nổi loạn, không khởi tố những người bị bắt, lập một ủy ban điều tra độc lập và cải cách chính trị. Từ Hồng Kông, đặc phái viên Zhifan Liu tường trình :

« Đây là lần đầu tiên công chức Hồng Kông xuống đường chống lại chính quyền. Theo ước tính, tối nay có khoảng 2.000 người biểu tình tại Charter Garden, một công viên ở khu kinh doanh. 

lundi 29 juillet 2019

Vì sao Nga đàn áp thô bạo biểu tình ở Matxcơva ?

Một người biểu tình tại Matxcơva ngày 27/07/2019 bị cảnh sát bắt.

Vụ đàn áp biểu tình tại Matxcơva được tất cả các báo Paris chú ý. Les Echos nhận xét : « Chế độ Nga đang trong thế thủ », Libération dành hai trang báo để nói về « Đàn áp ở Nga : Matxcơva thô bạo trước đối lập ». Trang web của Le Monde cho biết « Trên 1.000 người biểu tình ở Matxcơva bị bắt : Phản ứng phẫn nộ ở khắp nơi», còn La Croix có bài phóng sự mang tựa đề « Tại Matxcơva, đối lập là mục tiêu đàn áp tàn bạo ».

Người biểu tình ôn hòa bị cảnh sát tấn công thô bạo

Thông tín viên của Libération mô tả, trên quảng trường Tverskaia gần Tòa đô chính Matxcơva, những người biểu tình cố trụ lại ở khoảng giữa hai bức tượng Lênin và và Iouri Dolgorouki, người sáng lập thủ đô nước Nga. Lực lượng cảnh sát hùng hậu đẩy lùi họ bằng dùi cui, một thanh niên người đầy máu bị thô bạo bắt đi trong những tiếng la phẫn nộ của đám đông. Vài chiếc chai nhựa được quăng về phía cảnh sát – phương tiện đối phó trông thật tội nghiệp so với lực lượng an ninh vũ trang tận răng, được mệnh danh là « phi hành gia ».

Thông tín viên La Croix tại Matxcơva nhìn thấy một cảnh khác : năm vệ binh quốc gia đeo mặt nạ, lao vào một nhóm 300 người biểu tình đang nghỉ mệt gần nhà hát Bolchoi, gần đó là hàng hàng lớp lớp cảnh sát chống bạo động. Vệ binh bất ngờ phang dùi cui tán loạn, một thanh niên đang ngồi nghỉ bị đánh ngã gục, ba phụ nữ cố gắng bảo vệ anh này cũng bị lôi về xe cảnh sát, đám đông la to « phát-xít ». Anh thanh niên trên đây bị gãy xương sườn, chấn thương sọ não, nhưng bộ phận cấp cứu để mặc không chịu nhận…

samedi 13 juillet 2019

Hồng Kông: "Ruồi muỗi" trêu tức Bắc Kinh

Các thanh niên biểu tình phong tỏa một con đường ở Hồng Kông ngày 21/06/2019.

Hồng Kông trong ngõ cụt, mối đe dọa nguyên tử quay trở lại, ứng viên Dân Chủ nào có thể đối đầu với Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, đó là mối quan tâm chính của các tuần báo Pháp kỳ này.

30 năm sau Thiên An Môn, đàn áp có tái diễn ?

« Hồng Kông, sự bất khả của một hòn đảo », đó là tựa đề bài viết của Christian Makarian trên L’Express. Tác giả nhắc lại câu nói của Đặng Tiểu Bình : « Nếu Trung Quốc mở cửa, ruồi muỗi chắc chắn sẽ bay vào ». Chắc rằng chính quyền Bắc Kinh ngày nay coi lớp trẻ biểu tình ở Hồng Kông như những chú ruồi muỗi vo ve, khó mà đập chết được, tuy nhiên không phải là mối nguy hại lớn.

Cuộc xuống đường vĩ đại với 2/7 triệu dân tham gia, không bạo lực, của những người trẻ có giáo dục, hoàn toàn cởi mở với thế giới - di sản của 155 năm dưới sự điều hành của Anh quốc - đã chứng tỏ sự chín chắn của phong trào : bất tuân dân sự chứ không nổi dậy lật đổ. Họ đòi hủy bỏ dự luật dẫn độ, và phổ thông đầu phiếu. Đây chính là lời hứa « Một đất nước, hai chế độ » mà Trung Quốc đã nuốt lời. Cuộc Cách mạng Dù năm 2014 có cùng yêu sách đã bị dập tắt bằng bàn tay sắt.

lundi 8 juillet 2019

Hồng Kông : Năm người bị bắt sau cuộc biểu tình lớn hôm Chủ nhật

Cảnh sát Hồng Kông bắt người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tại khu du lịch Nathan Road, gần Mongkok, ngày 07/07/2019.

Sau cuộc biểu tình lớn hôm 07/07/2019 tại Hồng Kông, năm người đã bị bắt giữ tại khu Vượng Giác (Mongkok) sau khi cảnh sát tấn công vào những nhóm nhỏ người biểu tình không chịu giải tán.

Thông cáo của cảnh sát nói rằng các cuộc biểu tình là « bất hợp pháp », những người bị bắt là do đã « tấn công một cảnh sát và cản trở lực lượng an ninh làm nhiệm vụ ». Tuy nhiên phe phản kháng tố cáo rằng những người biểu tình ở Vượng Giác đang trở về nhà thì cảnh sát chống bạo động xuất hiện, dựng lên một rừng khiên chặn ngang đường đi.

Thủ lãnh sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) trên Twitter khẳng định : « Người Hồng Kông biểu tình ôn hòa chống dự luật dẫn độ, nhưng lại bị cảnh sát đánh đập ». Kèm theo tweet này là tấm hình hai người biểu tình bị thương ở đầu với chú thích : « Lại thêm một ví dụ về việc cảnh sát dùng vũ lực quá trớn ».

mardi 18 juin 2019

Không một ai ở Hồng Kông biểu tình ủng hộ luật dẫn độ!

Người biểu tình Hồng Kông chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc đối mặt với cảnh sát, 16/06/2019.

Sau cuộc biểu tình vĩ đại ở Hồng Kông hôm Chủ nhật 16/06/2019, độc giả báo Le Monde đã đặt nhiều câu hỏi cho thông tín viên của tờ báo tại Hồng Kông, Florence de Changy. Sau đây là một số nội dung trao đổi trên trang web của tờ báo Pháp.

Tôi nghe nói rằng hệ thống bầu cử Hồng Kông dành ưu tiên cho các đảng thân Bắc Kinh. Quý báo có thể giải thích ?

Đây chỉ là tóm lược nhiều tình hình khác nhau tùy theo loại bầu cử. Bắt đầu bằng cấp cao nhất : bầu trưởng đặc khu Hồng Kông. Chỉ có 1.200 « cử tri » có quyền bỏ phiếu, và cử tri đoàn này gồm nhiều nhân tố trong đời sống kinh tế, xã hội và chính trị ; hầu hết thân Hoa lục. Thế nên hầu như bảo đảm rằng đa số các « đại cử tri » này đều bầu cho ứng cử viên được Bắc Kinh ưa thích.

Trong số 1.200 phiếu đó, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã được 777 phiếu, và người tiền nhiệm của bà là Lương Chấn Anh (C.Y. Leung) mang biệt danh 689, vì ông được đúng số phiếu đó để giành đa số. Trước thời kỳ này, các ứng cử viên dân chủ rất khó đắc cử, tuy cũng đã có người chiến thắng.

vendredi 14 juin 2019

Hồng Kông: Dự luật dẫn độ bị chỉ trích ngay trong chính quyền

Người dân Hồng Kông chuẩn bị tiếp tục biểu tình chống dự luật dẫn độ, 14/06/2019.

Trưởng đặc khu thân Bắc Kinh, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm nay 14/06/2019 phải đối mặt với những chỉ trích ngay trong chính quyền Hồng Kông về dự luật dẫn độ đã khiến hơn 1 triệu người xuống đường phản đối. Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ hôm qua đã đưa ra một dự luật tái khẳng định sự ủng hộ nền dân chủ Hồng Kông. Về phía phong trào phản kháng, họ chuẩn bị cho cuộc biểu tình Chủ nhật tới và tổng đình công vào thứ Hai.

Dân biểu thân Bắc Kinh Đoàn Bắc Thìn (Michael Tien) công khai kêu gọi chính quyền từ bỏ dự luật dẫn độ. Theo ông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga chỉ có lợi khi thay đổi quan điểm, bây giờ chưa phải đã muộn. Ngay chính cố vấn cao cấp của bà Lâm, ông Trần Bách Lý (Bernard Chan) cũng cho rằng việc vội vã thông qua dự luật dẫn độ là « bất khả », trong tình hình bị phản đối từ mọi phía. 

Phong trào phản kháng ở Hồng Kông có được sự ủng hộ của mọi giới: luật sư, các tổ chức tư pháp uy tín, giới kỹ nghệ, kinh doanh, nhà báo, các nhà ngoại giao phương Tây… Đặc biệt tại Hoa Kỳ, hôm qua các đại biểu cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ đã trình ra lưỡng viện Quốc hội một dự luật về « nhân quyền và dân chủ ở Hồng Kông ».

Tại đặc khu này, sau khi các cuộc biểu tình hôm thứ Tư 12/6 bị đàn áp khiến 70 người bị thương, người dân vẫn chuẩn bị tiếp tục xuống đường. Đặc phái viên Stéphane Lagarde tường trình từ Hồng Kông :

lundi 10 juin 2019

Hồng Kông viết nên lịch sử : Biển người áo trắng phản kháng Bắc Kinh

Một triệu người Hồng Kông mặc áo trắng tượng trưng cho công lý đã xuống đường chống lại dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, ngày 09/06/2019.

Tập hợp mọi tầng lớp của xã hội Hồng Kông, một biển người biểu tình mặc toàn đồ màu trắng hôm qua 09/06/2019 bất chấp sức nóng kinh người, nối đuôi nhau đông đảo xuống đường tại trung tâm cựu thuộc địa Anh, với khẩu hiệu : bảo vệ bản sắc độc đáo của Hồng Kông trước sự can thiệp của Bắc Kinh.

AFP mô tả, có những gia đình với các em bé tay phất những lá cờ, những người cao tuổi đi xe lăn, người nước ngoài làm việc tại đặc khu, nhạc sĩ, nghệ sĩ, cán bộ quản lý, các nhà đấu tranh thuộc nhiều hiệp hội… Đa số mặc trang phục màu trắng tượng trưng cho công lý. Tất cả có mặt để nhất tề bác bỏ một dự luật của chính quyền đặc khu thân Bắc Kinh, cho phép dẫn độ sang Hoa lục.

Ryan Leung trong đoàn biểu tình nhận định : « Dự luật này nếu được thông qua sẽ xóa nhòa hoàn toàn biên giới giữa Hồng Kông và Hoa lục. Nó sẽ phá hủy toàn bộ các quyền tự do mà chúng tôi luôn có, và Nhà nước pháp quyền mà người dân Hồng Kông rất tự hào ».

lundi 29 avril 2019

Dân Hồng Kông rầm rộ biểu tình chống dự luật cho dẫn độ sang Hoa lục

Đông đảo dân Hồng Kông biểu tình phản đối dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc, ngày 28/04/2019.

Khoảng mấy chục ngàn người dân Hồng Kông đã xuống đường hôm Chủ nhật 28/04/2019 để phản đối chính quyền có ý định thông qua một dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc. 
Đây là cuộc biểu tình quy mô nhất kể từ nhiều năm qua tại Hồng Kông. Theo cảnh sát, có 22.000 người tham gia, nhưng lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong cho biết số người xuống đường lên đến 130.000.

Những người biểu tình hô các khẩu hiệu yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phải từ chức trưởng đặc khu. Một số cải trang thành công an Trung Quốc đang canh gác một cái chuồng màu đỏ nhốt người biểu tình. Một biểu ngữ đòi hỏi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình « không hợp pháp hóa việc bắt cóc cư dân Hồng Kông ».

vendredi 26 avril 2019

Tổng thống Pháp cố đáp ứng yêu sách Áo Vàng, nhưng tiếp tục cải cách

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc họp báo tại điện Elysée, Paris, ngày 25/04/2019.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 25/04/2019 cố gắng mang lại câu trả lời cho « những yêu sách đúng đắn » từ phong trào Áo Vàng, và nhìn nhận trách nhiệm của mình. Tuy nhiên trước báo chí ông cho biết vẫn duy trì mục tiêu cải cách, đồng thời hứa hẹn « một phương cách mới để giải tỏa những hiểu lầm ».

Gần sáu tháng sau khi phong trào Áo Vàng nổi lên với những cuộc biểu tình mỗi ngày thứ Bảy tại các thành phố lớn nước Pháp, đặc biệt tại thủ đô Paris, lần đầu tiên tổng thống Macron tổ chức cuộc họp báo dài hai tiếng rưỡi đồng hồ, với 320 phóng viên tại điện Elysée. Mục tiêu là phác họa những nét chính cho giai đoạn hai của nhiệm kỳ, và chấm dứt được phong trào phản kháng.

lundi 18 mars 2019

Tập Cận Bình buộc phương Tây phải chống lại Trung Quốc

Tập Cận Bình phát biểu trong lễ khai mạc Triển lãm quốc tế xuất nhập khẩu (CIIE) đầu tiên của Trung Quốc ở Thượng Hải ngày 05/11/2018.

« Phương Tây đã từng cố gắng một cách tuyệt vọng để coi Trung Quốc là một thế lực có thể hợp tác được, nhưng Bắc Kinh đã làm cho họ không thể duy trì được ảo vọng này ».

Theo nhận định của giáo sư về kinh tế chính trị Stein Ringen (King’s College ở Luân Đôn) trên Los Angeles Times, năm 2018 vừa qua không dễ chịu chút nào đối với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh. 

Sau nhiều năm dài đứng nhìn quyền lực nghiêng dần về phương Đông, nay phương Tây đã đáp trả. Hoa Kỳ đứng lên trên tuyến đầu, gây áp lực mạnh mẽ để Trung Quốc phải thay đổi các chính sách bảo hộ mậu dịch và gián điệp kỹ nghệ lâu nay. Chính quyền Donald Trump cảnh cáo là Bắc Kinh hoặc phải thay đổi cung cách hành xử, hoặc phải trả giá đắt. Các cuộc đàm phán về thương mại đang hướng về phía những quy định mới.

Trung Quốc bị cảnh báo từ Hoa Vi cho đến Viện Khổng Tử

samedi 16 mars 2019

Algeri : Biểu tình quy mô đòi tổng thống Bouteflika phải ra đi

Biển người biểu tình tại thủ đô Alger chống tổng thống Bouteflika ngày 15/03/2019.

Hàng trăm ngàn người hôm qua 15/03/2019 đã xuống đường tại trung tâm thủ đô Alger để đòi hỏi tổng thống Abdelazir Bouteflika phải từ chức. Đây là cuộc biểu tình quy mô nhất ở Alger kể từ đầu phong trào phản kháng.

Sau buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu, đám đông biểu tình đã tràn ngập đường phố không chỉ ở thủ đô mà còn tại nhiều thành phố khác của Algeri, tiếp tục gây áp lực lên chính quyền. Tối qua cảnh sát thông báo có 75 người bị câu lưu và 11 cảnh sát bị thương tại Alger, những con đường dẫn đến trụ sở chính quyền và Quốc hội bị phong tỏa.

dimanche 27 janvier 2019

Pháp : Đến lượt « Khăn Đỏ » xuống đường thách thức « Áo Vàng »

Trên 10.000 người với khăn quàng đỏ đã xuống đường tại Paris ngày 27/01/2019 phản đối bạo lực, bảo vệ dân chủ.

Những người quàng khăn đỏ, bức xúc trước những vụ bạo động từ những cuộc biểu tình « Áo Vàng » gây ra, hôm nay 27/01/2019 xuống đường lần đầu tiên tại Paris, nhằm « bảo vệ nền dân chủ và các định chế » của nước Pháp.
Người đưa ra sáng kiến « Tuần hành cộng hòa vì tự do », một kỹ sư 51 tuổi ở Toulouse cho biết : « Đó là lời kêu gọi hướng về đa số im lặng vẫn ở nhà từ 10 tuần qua ». Trang Facebook « STOP. Đã quá đủ! » của ông Laurent Soulié được sự hưởng ứng của tập thể « Khăn Đỏ » - xuất hiện từ cuối tháng 11/2018 nhằm phản đối nạn phong tỏa các giao lộ của « Áo Vàng » - với điều kiện đây không phải là biểu tình ủng hộ tổng thống Emmanuel Macron.

samedi 8 septembre 2018

Ngô Nhân Dụng - Tổng Thống Trump nói đúng



Tổng Thống Trump nói đúng: Tác giả bài op-ed trên báo New York Times hèn nhát (gutless). (Chú thích của Ngô Nhân Dụng. Ảnh của Angela Weiss/AFP/Getty Images)

(NgườiViệt 08/09/2018) Khoảng năm 224 Trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng leo núi Lương Sơn, nơi có khu cung điện ông thích nhất. Đứng trên núi ngó xuống ông thấy đoàn người ngựa xe tấp nập, hỏi ra biết là các tùy tùng đi theo Thừa Tướng Lý Tư. Thủy Hoàng không vui.

Mấy ngày sau đó, Lý Tư đã tự giảm số ngựa, xe tháp tùng khi ra đường. Tần Thủy Hoàng biết, nghi có viên thái giám nào đã tiết lộ với Lý Tư. Ông bèn ra lệnh bắt tất cả những người có mặt chung quanh ông bữa trước, đem giết hết.

vendredi 7 septembre 2018

Bài báo NYT : Donald Trump truy lùng "kháng chiến quân" ở Nhà Trắng

Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 06/09/2018, tại Nhà Trắng.

Ai là tác giả bài báo nặc danh tai hại về ông Donald Trump đăng trên tờ New York Times ? Cả Washington đều đặt ra câu hỏi này, đặc biệt là tổng thống Mỹ. Ông Trump nổi trận lôi đình vì bài viết nói về thái độ bất nhất của ông, và sự chống đối ngầm trong các viên chức cao cấp nhất ở Nhà Trắng. Các cộng sự thân cận nhất của Donald Trump ngay từ hôm qua 06/09/2018 đã cảm thấy cần phải tự thanh minh.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

lundi 2 juillet 2018

Nga: Biểu tình phản đối kế hoạch nâng tuổi về hưu

« Tôi muốn sống đến khi về hưu, chứ không muốn làm việc cho đến khi vào áo quan » là một khẩu hiệu thường thấy trong các cuộc biểu tình. Trong ảnh, công nhân Nga làm việc tại một đường xe điện ở thành phố Rostov trên sông Đông.

Tại Nga, chính phủ muốn cải cách chế độ hưu bổng, buộc người dân Nga làm việc nhiều năm hơn. Thông báo này làm mất lòng dân, khiến điểm tín nhiệm của tổng thống Vladimir Putin bị sụt giảm. Hôm qua, Chủ nhật 01/07/2018, hàng ngàn người Nga đã xuống đường trên toàn quốc để phản đối sự thay đổi này.

Cho dù chính quyền cấm biểu tình tại các thành phố đang diễn ra Cúp Bóng đá Thế giới 2018 đến ngày 14/7, chưa có trường hợp bắt bớ nào được ghi nhận.

dimanche 17 juin 2018

Việt Nam : Hàng ngàn người dân Hà Tĩnh biểu tình ôn hòa chống Luật Đặc khu và An ninh mạng

Giáo dân giáo hạt Văn Hạnh, thuộc giáo phận Vinh, Hà Tĩnh biểu tình ngày 17/06/2018 phản đối dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.

Hàng ngàn người dân Hà Tĩnh, hôm nay Chủ nhật 17/06/2018 đã biểu tình ôn hòa chống lại dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng, vài ngày sau khi xảy ra các vụ đụng độ tại Bình Thuận, cũng ở miền trung Việt Nam. 
Reuters ghi nhận những người phản kháng lo sợ ba vùng đất chiến lược Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ bị lọt vào tay các nhà đầu tư của nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc, với lịch sử một ngàn năm Bắc thuộc trước đây. Người dân cũng phản đối việc Quốc hội vừa thông qua Luật An ninh mạng, mà họ cho rằng sẽ hạn chế tự do ngôn luận.

vendredi 15 juin 2018

Việt Nam: Luật An ninh mạng "nhằm ngăn dòng chảy cuộc sống"

Kết quả bỏ phiếu Luật An ninh mạng tại Quốc Hội Việt Nam ngày 12/06/2018.

Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 12/06/2018 đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trong và ngoài nước. Cư dân mạng đồng loạt thay đổi hình đại diện phản đối, Hoa Kỳ, Canada, RSF kêu gọi hủy bỏ đạo luật này. RFI Việt ngữ phỏng vấn phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng, trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề đang gây xôn xao dư luận.
RFI: Kính chào phó giáo sư Hoàng Dũng. Thưa ông, như ông cũng thấy, vừa qua có phong trào rầm rộ hầu như khắp nơi phản đối Luật An ninh mạng. Trên mạng có những người đã than “Hôm nay, chúng ta bước vào bóng tối”. Vì sao dân chúng, đặc biệt là trí thức, lại phản dữ dội như vậy?

PGS Hoàng Dũng: Ngay câu hỏi cũng đã cho thấy thành công của những người soạn thảo luật này. Đặt tên là Luật An ninh mạng, họ cài đặt trong đầu người đọc rằng quan tâm của luật là quyền lợi của người sử dụng, cũng như đề phòng và trừng trị trộm cướp vào nhà.