Affichage des articles dont le libellé est Nhân quyền. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhân quyền. Afficher tous les articles

lundi 1 février 2021

Lưu Trọng Văn - Quyền Dân sẽ quyết định Quốc gia thịnh vượng bền vững


"Bây giờ tôi không được khỏe lắm, các đồng chí biết, tuổi cũng đã cao, cũng xin nghỉ rồi, thế nhưng Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành. Tôi sẽ cố gắng, hết sức cố gắng."

Gã không thích cách nói đó. Gã thích bác nói toẹt: Tôi mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng vẫn muốn làm để thực hiện bằng được khát vọng của tôi đó là : Đưa Đất nước thật sự giàu có, văn minh, Đồng bào thương yêu nhau, tử tế với nhau.

Thế thôi, rồi bác vạch ra kế hoạch hành động, những việc mà bác và đảng của bác còn Nợ với Dân quá lâu rồi.

mercredi 27 janvier 2021

HRW: Cái chết của một nhà sư trẻ cho thấy Trung Quốc đàn áp dữ dội Tây Tạng


Phát thanh RFI ngày 27.01.2021

Tổ chức Human Rights Watch (HRW) có trụ sở tại New York trong báo cáo ngày 25/01/2021 khẳng định cái chết của nhà sư Tenzin Nyima là do tra tấn, chứng tỏ bạo lực đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với người Tây Tạng và các dân tộc thiểu số.

Nhà sư 19 tuổi Tenzin Nyima ở Tứ Xuyên bị bắt ngày 09/11/2019 cùng với bốn nhà sư trẻ tuổi khác vì phân phát các truyền đơn kêu gọi độc lập cho Tây Tạng, bị tù cho đến tháng 5/2020 rồi đến tháng 10/2020 lại bị tống giam lần thứ hai vì đã kể lại câu chuyện của mình trên các mạng xã hội của người Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ. Sau đó công an gọi điện thoại cho gia đình, báo tin Nyima đang hôn mê.

samedi 23 janvier 2021

Bắc Kinh ve vãn chính quyền mới của Mỹ, nhưng chuẩn bị đối đầu


Đăng ngày:


Vaccin chống Covid và tình hình nước Mỹ là hai chủ đề chính trên báo Pháp hôm nay 22/01/2021. Tựa của Le Monde dành cho câu nói của ông Joe Biden khi nhậm chức tổng thống Mỹ « Nền dân chủ đã chiến thắng ». Về dịch bệnh, Le Figaro lo ngại « Vaccin : Châu Âu trước mối đe dọa thiếu hụt ». Nhiều triệu liều đầu tiên được giao không đủ đáp ứng nhu cầu đang tăng vọt, trước mối lo ngại virus biến thể. Libération nói về « Pfizer, xì-căng-đan liều thứ sáu ». Một lọ vaccin của hãng này trên nguyên tắc chỉ chứa 5 liều, nhưng vẫn có thể rút thêm được liều thứ sáu để chích ngừa cho nhiều người hơn. Nhưng gần đây Pfizer vin vào đó để giao hàng ít hơn cho các nước châu Âu.

mercredi 6 janvier 2021

Việt Nam: Trước tòa, Phạm Chí Dũng khẳng định tự do ngôn luận là quyền của công dân


Đăng ngày:

RFI : Kính chào luật sư Đặng Đình Mạnh. Luật sư có nhận xét như thế nào về phiên tòa xử ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập vừa rồi, và tinh thần của những người bị đưa ra xét xử ra sao ?

Luật sư Đặng Đình Mạnh : Tôi tin rằng cả ba người, ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn đã phải chịu một bản án hết sức bất công. Các ông ấy chỉ thực hiện những quyền do Hiến pháp Việt Nam quy định : quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội. Nhưng rất tiếc là những điều đó bị đẩy đi quá xa, đến mức ba ông phải ra tòa như những người vi phạm pháp luật Việt Nam.

Trung Quốc gia tăng đàn áp Hồng Kông, hơn 50 nhà đấu tranh bị bắt


Đăng ngày:

Cảnh sát xác nhận đã bắt tạm giam 53 người trong đó có một luật sư Mỹ vì « nổi dậy » trong chiến dịch huy động đến 1.000 nhân viên công lực sáng sớm hôm nay.

Bộ trưởng An ninh Hồng Kông Lý Gia Siêu (John Lee) cho rằng vụ bắt bớ này là « cần thiết », nhắm vào một nhóm người tìm cách « nhấn chìm Hồng Kông xuống vực thẳm ». Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định « các lực lượng bên ngoài và một số cá nhân ở Hồng Kông kết hợp với nhau để cố làm phương hại đến ổn định và an ninh của Trung Quốc ».

Việt Nam : Nhà báo Phạm Chí Dũng bị kết án 15 năm tù


Đăng ngày:

Theo cáo trạng, ba nhà báo trên đây đã « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước ». Các ông Phạm Chí Dũng (55 tuổi), Nguyễn Tường Thụy (71 tuổi) và Lê Hữu Minh Tuấn (32 tuổi, sinh viên) còn bị quản chế ba năm sau khi đã chấp hành bản án.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thành lập Hội Nhà báo Độc lập năm 2014 và giữ chức chủ tịch hội. Ông Nguyễn Tường Thụy là phó chủ tịch, Lê Hữu Minh Tuấn phụ trách quản trị trang web Việt Nam Thời Báo. Cáo trạng cho biết từ ngày thành lập 04/07/2014 đến 21/11/2019, các trang web và blog của Hội Nhà báo Độc lập đã đăng hơn 23.500 bài viết, trong đó riêng ông Dũng khoảng 1.530 bài.

jeudi 31 décembre 2020

Thỏa thuận đầu tư : EU đã « bán một phần linh hồn » cho Trung Quốc ?


Đăng ngày:

Hôm nay, 31/12/2020, ngày cuối cùng của một năm thế giới gặp đầy biến động, với hai sự kiện lớn : Anh Quốc chính thức ra khỏi Liên hiệp Châu Âu (EU), và EU ký thỏa thuận nguyên tắc về đầu tư với Trung Quốc. Trang nhất của Libération là ảnh một người Ăng-lê đang quay lưng lại với dòng tít bằng tiếng Anh : « Brexit : The End ». Tương tự, trang bìa Le Figaro đăng ảnh thủ tướng Anh Boris Johnson vui vẻ xách chiếc va li vẫy tay chào, chạy tựa « Goodbye ! ».

Nhật báo Công giáo La Croix tỏ ra lạc quan về năm mới, đưa ra 8 lý do để hy vọng. Le Monde quan tâm đến « Covid-19 : Siết chặt giới nghiêm ở một số vùng », còn nhật báo kinh tế Les Echos cho biết những thay đổi về thuế trong năm 2021 đối với các gia đình. Ở các trang trong, báo chí Pháp đều bày tỏ nghi ngại về thỏa thuận đầu tư EU-Trung Quốc.

Một thỏa thuận cân bằng ?

mercredi 16 décembre 2020

Trung Quốc bỏ tù nhà báo nhiều nhất thế giới


Đăng ngày:

CPJ cho biết tính đến ngày 01/12, có ít nhất 274 nhà báo bị tù tội liên quan đến công việc báo chí, chưa kể đến những người được tạm tha hay bị hành hung khi đang hành nghề. Trong đó Trung Quốc đứng đầu với ít nhất 47 nhà báo trở thành tù nhân, tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ (37).

Các nhà báo cũng là mục tiêu bị chính quyền Belarus đàn áp, với vài chục người bị bắt giữ và hiện vẫn còn 10 nhà báo bị giam cầm. Có khoảng 15 phóng viên bị tù tại Iran và nhà báo Ruhollah Zam hôm 12/12 mới đây đã bị hành quyết.

mardi 15 décembre 2020

Tòa án Hình sự Quốc tế từ chối điều tra việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ


Đăng ngày:

Văn phòng chưởng lý Fatou Bensouda của Tòa án Hình sự Quốc tế có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, trong thông cáo nói rằng đó là những sự kiện xảy ra trên lãnh thổ Trung Quốc, và Bắc Kinh không ký kết Quy chế Roma thành lập CPI, nên việc điều tra là bất khả.

Theo CPI, do điều kiện tiên quyết này không được đáp ứng nên không thể thụ lý đơn kiện của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ lưu vong. Ngoài ra, về việc trục xuất người Duy Ngô Nhĩ sống ở Tadjikistan và Cam Bốt sang Trung Quốc, « hiện chưa có đủ yếu tố để mở điều tra ».

samedi 12 décembre 2020

Nguyễn Đình Bổn - Nỗi bi ai của dân Việt !


Nếu bạn từng tham gia các cuộc biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội suốt từ những năm 2007 đến 2018, bạn sẽ ít nhứt một vài lần cảm thấy chạnh lòng.

Tại Hà Nội hay Sài Gòn, không kể lực lượng chống biểu tình của nhà nước xua ra, mà cái đáng buồn là sự thờ ơ của những người xung quanh.

Khi đoàn biểu tình đi qua Hồ Gươm (Hà Nội) hay xung quanh công viên khu vực Nhà Thờ Đức Bà (Sài Gòn), rất dễ dàng nhìn thấy nhiều người thản nhiên ngồi đọc báo, nhiều bạn trẻ thờ ơ bên ly cà phê bệt. Thậm chí họ còn khó chịu vì các đội chống biểu tình sẽ đến, và đuổi cả họ rời khỏi cái chỗ ngồi quen thuộc.

jeudi 10 décembre 2020

Âu - Mỹ cần nói không với « ngoại giao chiến lang » Trung Quốc

mercredi 9 décembre 2020

HRW : Nhiều người dân Tân Cương bị bắt vì phần mềm chỉ điểm


Đăng ngày:

Human Rights Watch cho biết đang nắm trong tay một danh sách 2.000 tù nhân, bị bắt từ năm 2016 đến 2018 tại Aksu, thuộc khu tự trị Tân Cương, nơi Bắc Kinh đàn áp dữ dội người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc khác theo đạo Hồi.

Những người này bị chính quyền đặt trong tầm ngắm sau khi bị nhận diện bởi một phần mềm có tên « nền tảng phối hợp hoạt động », chuyên phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ từ mạng lưới giám sát bao trùm lên Tân Cương.

Không gian chính trị thu hẹp ở châu Á, Việt Nam bị xếp hạng « đóng cửa »


Phát thanh ngày 09.12.2020

Theo báo cáo thường niên của CIVICUS Monitor được The Diplomat trích dẫn hôm 08/12/2020, hiện nay gần 90% dân châu Á sống tại các quốc gia mà xã hội công dân bị đóng kín, đàn áp hoặc ngăn trở.

Báo cáo của tổ chức toàn cầu chuyên theo dõi không gian chính trị và xã hội dân sự qua việc tôn trọng các quyền tự do căn bản tại 196 nước, được xếp vào năm nhóm « cởi mở », « thu hẹp », « ngăn trở », « hạn chế », « đóng cửa ». Tổng cộng năm nay chỉ có 13% dân số thế giới sống tại các nước « cởi mở » và « thu hẹp », cho thấy không gian chính trị đang xấu đi trên thế giới.

Riêng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chỉ có Đài Loan được đánh giá là « cởi mở ». Có 9 nước xếp loại « ngăn trở », 9 nước « thu hẹp », và 4 nước gồm Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Bắc Triều Tiên được cho là « đóng cửa » với xã hội công dân. 

vendredi 23 octobre 2020

Lưu Trọng Văn - Liên minh Dân chủ về quản trị số


Trump và Biden đang trên diễn đàn tranh luận.

Vì sao hàng trăm ngàn người Mỹ bình thường đổ ra đường phất cờ có dòng chữ "Trump" ? Vì tự trong trái tim đa cảm của họ thấy và thương Trump đang rất cô đơn trước vòng vây của các quyền lực chính trị, truyền thông, kinh doanh, công nghệ bị chi phối bởi đồng nhân dân tệ của cộng sản Trung Quốc.

Một dẫn chứng rõ nhất các tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất Mỹ - cũng như lớn nhất thế giới chống Trump – chẳng qua vì các tập đoàn này có doanh thu khủng nhờ cộng sản Trung Quốc cho miếng bánh Dữ liệu thông tin mà họ đang làm chủ.

vendredi 14 août 2020

Nguyễn Phạm Xuân - Lời nói sau cùng của Trương Duy Nhất


Hôm nay Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án nhà báo Trương Duy Nhất, và đã giữ nguyên bản án sơ thẩm 10 năm tù giam đối với anh. Tại tòa Viện Kiểm sát từ chối tranh luận với các luật sư, bảo lưu ý kiến của mình. Khi được phép nói lời sau cùng, nhà báo Trương Duy Nhất đã nói:

“Chiểu theo các căn cứ pháp lý và những chứng cứ thẩm tra tại tòa trong cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, nếu có hiểu biết về pháp luật và còn chút lương tri thì không thể kết tội tôi.

Trong vụ việc này, tôi là người mang lại lợi ích lớn lao cho báo Đại Đoàn Kết, không phải là người gây thiệt hại. Không có bất kỳ hành vi sai trái nào, không vụ lợi hay động cơ gì cả và cũng không có tội phạm. Tất cả chỉ là một đòn thù chính trị đê hèn nhằm dập tắt tiếng nói của Trương Duy Nhất. Đòn thù nhơ nhớp của các thế lực què quặt về tư duy, lú lẫn về trí tuệ.

Liên Hiệp Quốc lên án bạo lực tại Belarus, các ngoại trưởng EU họp khẩn

Phụ nữ Belarus biểu tình tại Minsk ngày 13/08/2020 phản đối bạo lực cảnh sát.
Đăng ngày:


Bà Michelle Bachelet, cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh, người dân có quyền biểu lộ sự bất đồng, việc sử dụng vũ lực chỉ là bất đắc dĩ và cần phải phân biệt những phần tử bạo lực với người biểu tình ôn hòa. Bà tố cáo việc bắt bớ hàng loạt một cách tùy tiện, đối xử tệ hại với tù nhân, và yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho những người bị bắt. Ngoài ra còn phải trả lời những đòi hỏi của cử tri về cuộc bầu cử vừa qua.

Bà Bachelet cũng bày tỏ quan ngại về việc internet bị cắt từ hôm Chủ nhật, nhiều mạng xã hội bị chặn, vi phạm tự do ngôn luận.

samedi 1 août 2020

Hồng Kông : 4 sinh viên bị bắt theo luật an ninh quốc gia

Sinh viên Chung Hàn Lâm (Tony Chung) 19 tuổi, thủ lãnh nhóm Student Localism là người bị bắt đầu tiên theo luật an ninh quốc gia do Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông. Ảnh HKFP/Kris Cheng.
Đăng ngày:


Ba nam và một nữ sinh viên, tuổi từ 16 đến 21, bị cáo buộc « tổ chức và xúi giục ly khai ». Một sĩ quan thuộc đơn vị an ninh quốc gia mới được thành lập của cảnh sát Hồng Kông nói với báo chí là nhóm này gần đây loan báo trên mạng xã hội việc thành lập một tổ chức đòi độc lập cho Hồng Kông. Cảnh sát cũng tịch thu máy tính, điện thoại và một số tài liệu.

Trong một thông cáo, Student Localism (Học Sinh Động Nguyên), một nhóm đã tự giải tán vào tháng Sáu, cho biết cựu lãnh đạo của nhóm là Chung Hàn Lâm (Tony Chung), 19 tuổi đã bị bắt giữ vào lúc 20 giờ 50 tối qua. Các hình ảnh trên mạng cho thấy sinh viên Chung Hàn Lâm bị còng tay dẫn đi tại Nguyên Lãng (Yuen Long). Hai cựu thành viên khác của nhóm cũng được báo chí nhận ra.

dimanche 12 juillet 2020

MH-17 : Hà Lan kiện Nga ra trước Tòa án Nhân quyền Châu Âu

Công bố kết luận điều tra quốc tế tzi căn cứ không quân Gilze Rijen, Hà Lan, ngày 15/10/2015, về vụ máy bay MH17 của hàng không Malaysia bị bắn hạ trên vùng trời Ukraina. AFP/Emmanuel Dunand
Đăng ngày:


Ngoại trưởng Stef Blok tuyên bố, thông qua động thái này, chính phủ Hà Lan muốn ủng hộ vụ kiện của thân nhân các nạn nhân tại Tòa án Nhân quyền Châu Âu đặt tại Strasbourg. Ông khẳng định : « Mang lại công lý cho 298 nạn nhân thuộc 17 quốc tịch khác nhau trong vụ MH-17 là ưu tiên cao nhất của chính phủ ». Hà Lan sẽ chia sẻ với CEDH tất cả thông tin có được, và báo cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về quyết định trên.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte trong cuộc họp báo cho biết ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã được thông báo, nhưng hiện Matxcơva chưa có phản ứng.

Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc đầu tiên bị Mỹ trừng phạt vì Tân Cương

Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Tân Cương, Trần Toàn Quốc. Ảnh chụp ngày 12/03/2019. REUTERS/Jason Lee
Đăng ngày:


Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Tân Cương, Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) 64 tuổi bị đưa vào danh sách đen cùng với ba quan chức cao cấp khác. Trần Toàn Quốc và Chu Hải Luân (Zhu Hailun), phó bí thư Tân Cương ; Vương Minh Sơn (Wang Mingshan), giám đốc kiêm bí thư đảng ủy Công an Tân Cương, cùng với người thân từ nay không còn được đặt chân lên đất Mỹ. Hoắc Lưu Quân (Huo Liujun), cựu bí thư đảng ủy Công an Tân Cương cũng nằm trong danh sách nhưng không bị hạn chế nhập cảnh.

Lệnh trừng phạt được đưa ra theo luật Magnitsky, cho phép chính phủ Mỹ phong tỏa tài sản, cấm nhập cảnh những đối tượng vi phạm nhân quyền, cấm công dân Mỹ làm ăn với những người này. Một viên chức bộ Ngoại giao Mỹ nói với Reuters, danh sách đen không phải là trò đùa, không chỉ mang tính biểu tượng mà còn ảnh hưởng đến tên tuổi, hạn chế khả năng di chuyển và kinh doanh.

jeudi 9 juillet 2020

Mỹ trừng phạt quan chức Trung Quốc dính líu đến đàn áp Tây Tạng

Ảnh minh họa: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại một cuộc họp báo ở Washington ngày 24/06/2020. REUTERS - POOL New
Đăng ngày:


Trong thông cáo, ngoại trưởng Mỹ coi các hành động ngăn cản là sự vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng, nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ kiên quyết ủng hộ quyền tự trị đúng mực của người Tây Tạng, và tôn trọng các quyền căn bản của họ.

Thông cáo viết, Hoa Kỳ tìm kiếm sự đối xử công bằng, minh bạch, nhưng Bắc Kinh cản trở một cách có hệ thống việc đi đến khu tự trị Tây Tạng. Việc tiếp cận này là quan trọng đối với sự ổn định khu vực, do Trung Quốc vi phạm các quyền của dân địa phương, để mặc môi trường là đầu nguồn các con sông châu Á bị suy thoái. Washington cũng khẳng định cần phải bảo tồn bản sắc, tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ của người Tây Tạng.