Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Thông. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Thông. Afficher tous les articles

lundi 11 mars 2024

Nguyễn Thông - Nói thật

Các ông các bà nắm quyền cai trị đất nước này cứ thay phiên nhau "công du", đi Mỹ, Nhật, Hàn, Úc, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy...

Tới nơi thì hãy chịu khó nghe nhìn, tiếp thụ, tìm hiểu ngọn ngành. Thấy cái gì hay của người ta thì học, kể cả đường lối chính sách, rồi về áp dụng làm lợi cho dân cho nước. Hiểu cái gì của mình lạc hậu, lỗi thời, cản trở sự phát triển thì dũng cảm rũ bỏ, chứ đừng đợi trăm năm.

Không làm được thế, thì ở nhà.

mardi 5 mars 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (5)

 

Con người ta để sống được phải có ăn. Ăn là “nhiệm vụ” hàng đầu.

Người đời đã tổng kết tứ khoái, thì ăn chiếm vị trí số 1. Các cụ xưa từng kết luận một cách rất triết học “dĩ thực vi tiên” (lấy ăn làm đầu, làm trước hết). Cũng có dị bản câu này là “dĩ thực vi thiên” (lấy ăn làm trời). Dân chỉ sợ trời chứ chả sợ đứa nào, ăn cũng ngang trời, không có ăn thì đói bỏ mẹ, rã họng, chết.

Ở một nước có truyền thống nông nghiệp, còn được ca tụng là “văn minh lúa nước”, trong những thứ bỏ vào mồm, gọi chung thành lương thực thực phẩm, thì gạo ở vị trí hàng đầu, số 1. Bữa cơm (nấu từ gạo) trở thành hình ảnh quen thuộc không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt.

lundi 4 mars 2024

Nguyễn Thông - Tại ai?

Thỉnh thoảng trên tivi mậu dịch, nhất là sau Tết, trong tháng - tháng được người miền Bắc mặc nhiên coi là thời gian của lễ hội, ăn chơi, đi chùa viếng đền ; nhà đài quốc doanh lại có những phóng sự về đền chùa, cúng bái, xin xăm dâng sớ, với chủ ý phê phán tập tục cổ hủ, mê tín dị đoan...

Xin thưa, các ông các bà làm quản lý nhà nước. Cai trị đất này nhưng chính các ông bà tổ chức lễ hội cho lắm vào. Rồi lại dùng công cụ truyền thông lên án, kết tội dân chúng buôn thần bán thánh, đổ cho dân u mê, mê muội, mê tín dị đoan, v.v…

Vâng, nói của đáng tội, đúng là dân xứ này cực kỳ mê muội, kể cả u mê về đường lối chính sách. Mười rằm cũng ư mười tư cũng gật, trách họ cũng phải, chẳng oan chút nào. Dân u muội như thế rất dễ trị, chỉ có điều đất nước, dân tộc, cuộc sống bị thiệt thòi.

dimanche 3 mars 2024

Nguyễn Thông - Thành ngữ mới: Đi tắt đón đầu

 

Thành ngữ này, “đi tắt đón đầu”, thực ra chỉ được dùng phổ biến trong vài chục năm gần đây, cụ thể là thập niên 1990 và khoảng 2000-2005. Sau đó có lẽ thấy cũng nhàm mà chả ép phê gì nên người ta ít xài, dần bỏ, không mấy khi nhắc đến nữa.

Cái gì cũng có thời hoàng kim của nó, hết thịnh lại suy, còn với thành ngữ này có hết suy lại thịnh không thì tôi chả dám chắc. Nhưng đúng là, khoảng một thập niên rưỡi ấy, trên mồm mấy ông cán bộ, nhất là những ông lãnh đạo cấp cao và mấy ông tuyên huấn, cứ mở vòm ra là nghe í ới “đi tắt đón đầu”.

Còn báo chí thì thôi rồi, vô thiên khênh, hầu như ngày nào cũng có bài chen vào cho bằng được cụm “đi tắt đón đầu”. Có thế mới thời thượng, mới theo kịp thời đại.

vendredi 1 mars 2024

Nguyễn Thông - Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (3)

Cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra mở màn hôm 17.2.1979 nhìn dưới góc độ của người Việt tử tế, đó là cuộc chiến tranh xâm lược.

Kẻ đem quân đi đánh nước khác ngay trên đất nước ấy, không là chiến tranh xâm lược thì là gì? Bản thân nhà cầm quyền Trung Quốc thừa hiểu điều đó nhưng nó cố tránh, gọi trẹo đi thành “dạy cho Việt Nam một bài học”. Lạ ở chỗ, có những người Việt Nam lại cố tình không hiểu, cũng tìm cách gọi trẹo như Trung Quốc.

Hệt như lúc này, người ta vì lý do khốn nạn nào đó không dám gọi bọn Nga xâm lược Ukraine là bọn xâm lược, chỉ dám rụt rè thập thò bằng “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Ông hàng xóm nhà tôi bảo chiến dịch chiến dịch cái mả bà nhà chúng nó.

mardi 27 février 2024

Nguyễn Thông - Các nhà ngôn ngữ học ơi ời, bận ngủ hở (2)

- Cảng: Cũng theo từ điển Hoàng Phê, là nơi công trình cho tàu thuyền, ghe, ca nô ra vào neo đậu xếp dỡ hàng hóa hoặc hành khách lên xuống.

Cảng là từ chỉ chỗ dùng của các loại phương tiện giao thông thủy. Nơi có nước mới là cảng, chẳng hạn bờ sông, bờ biển. Ven sông thì cảng sông, ven biển thì cảng biển. Ví dụ cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đình Vũ, cảng Vũng Tàu.

Nhạc sĩ Hồ Bắc có bài hát “Bến cảng quê hương tôi”, “khi xuân sang trên bến cảng, đàn hải âu tung cánh bay rợp trời”. Không có cảng nào nằm trên đất không sông không biển bao giờ. Gọi những chỗ trung chuyển hàng từ cảng biển cảng sông về là “cảng trung chuyển” là hết sức bậy.

Nguyễn Thông - Các nhà ngôn ngữ học ơi ời, bận ngủ hở (1)

Đành rằng ngôn ngữ (trong đó có tiếng Việt) luôn vận động, phát triển, đổi thay, mỗi thời mỗi khác (như ông hàng xóm nhà tôi bẩu, chế độ còn thay đổi được, huống chi ngôn ngữ). Nhưng không phải cứ đổi lung tung xòe, loạn cào cào như xứ ta thời nay rồi biện bạch là phát triển.

Ngày xưa, cụ thể là thời phong kiến, rồi kế tiếp là thời thuộc Pháp, ngôn ngữ được dùng rất chuẩn mực. Mọi cách tân, thay đổi đều phải hết sức hợp lý, có cơ sở thì mới được chấp nhận. Ngôn ngữ đã đạt được sự trong sáng, chính xác, chuẩn, cả cộng đồng thừa nhận.

Thời ấy, những người trong bộ máy cầm quyền hầu hết đều học hành bài bản, trình độ cao, nắm chắc ngôn ngữ. Họ viết một chữ, dùng một từ, đặt một câu, diễn đạt một ý… đều rất cân nhắc.

lundi 26 février 2024

Nguyễn Thông - Tại sao không đổi?


Mặc dù việc đổi "Căn cước công dân" sang "Căn cước" là tự nguyện khi Căn cước công dân chưa hết hạn sử dụng, như lời ông đại tá Vũ Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cho biết. Nhưng tôi sẽ không đổi, bởi những lý do sau:

- Cái tấm thẻ "Căn cước công dân" mà tôi đang dùng mặc dù tên của nó rất sai (thiếu chữ thẻ, thừa chữ công dân) nhưng hồi năm 2022 họ thúc giục phải làm để thay tấm "Chứng minh nhân dân" (cái tên này cũng sai luôn, thiếu chữ thẻ hoặc chữ thư, thừa chữ nhân dân) nên tôi đành thay.

Nhưng "Căn cước công dân" gắn chip tôi đang dùng ghi rõ "Có giá trị đến: Không thời hạn" nên giá trị sử dụng vĩnh viễn, không cần phải đổi.

dimanche 25 février 2024

Nguyễn Thông - Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (2)

 

Muốn biết chính xác tên gọi của cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra ngày 17.2.1979, hãy đọc lại chính những câu chữ của nhà cầm quyền Việt Nam trong cuốn sách trắng “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua” (xuất bản tháng 10.1979, NXB Sự Thật). Được viết khi họ còn tỉnh táo, đầy bản lĩnh, chứ không u mê tre pheo gì cả.

Trong chương 3 “Điên cuồng chống Việt Nam một cách công khai”, mục 4 “Tấn công Việt Nam từ hai hướng” ghi rõ:

“Bọn cầm quyền Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân gồm nhiều quân đoàn và nhiều sư đoàn độc lập, nhiều đơn vị binh chủng kỹ thuật với gần 800 xe tăng và xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo, hàng trăm máy bay các loại của hầu khắp các quân khu của Trung Quốc, điên cuồng phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979.

samedi 24 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (5)

Tôi (và chắc nhiều người lứa tôi) còn nhớ, sau “chiến công” Mậu Thân 1968, bộ máy tuyên truyền ở miền Bắc ca tụng dữ lắm.

Cứ như đài Tiếng nói Việt Nam, như các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân (hồi thập niên 60 chủ yếu là hai tờ này, chứ báo địa phương hoặc báo của các tổ chức, đoàn thể khác đều không đáng kể) thì đây là đòn đánh bất ngờ, choáng váng, kỳ diệu, khiến kẻ thù (Mỹ và ngụy, hồi đó chính quyền Sài Gòn bị chết tên là ngụy) trở tay không kịp.

Đài hát suốt ngày, nào là “Tiến về Sài Gòn/ta quét sạch giặc thù/tiến về Sài Gòn/ta tiến về thành đô” (lời bài hát Tiến về Sài Gòn của Huỳnh Minh Siêng (Lưu Hữu Phước). Đoạn này về sau được dân chúng cải lời thành “Tiến về Sài Gòn/ta chiếm nhà mặt tiền/tiến về Sài Gòn/ta chiếm nhà thật toooo”.

mardi 20 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (4)

Năm xảy ra vụ Mậu Thân 1968, tôi sắp lên lớp 7, anh trai tôi sắp vào lớp 10 (hệ 10 năm). Huyện đội, xã đội đã lập danh sách nhà nọ nhà kia có mấy con trai, đang bao nhiêu tuổi, cứ qua tuổi 16 chạm 17 là gửi trát khám sức khỏe tận tay.

Nhà tôi cả già lẫn trẻ, đàn ông đàn bà có 6 người, chưa ai đi bộ đội. Anh tôi biết tương lai gần của mình là vậy nên vừa xong lớp 10 thì lên đường ngay. Sau xuân Mậu Thân, chiến trường khát lính chưa từng có, bao nhiêu cũng không đủ.

Điều này xảy ra lần thứ hai khi mùa hè đỏ lửa 1972 ở Quảng Trị. Khi đó, tôi đang lớp 10, cũng chuẩn bị tâm thế như anh mình, nhưng họ xét thực tế nhà có hai trai đã đi một nên được tạm hoãn. Nhiều bạn cùng lớp 10 với tôi bị đi và mãi mãi không về.

lundi 19 février 2024

Nguyễn Thông - Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (1)

 

Những ngày qua, dư luận ồn ào lên tiếng về sự kiện xảy ra… đã 45 năm trước. Đó là cuộc xâm lược tàn bạo của bọn cộng sản Trung Quốc - bạn của cộng sản Việt Nam, mở màn cho cuộc chiến tranh giữa hai nước nửa cuối thế kỷ 20.

Nêu khoảng thời gian này bởi từ xa xưa Trung Quốc đã xâm lược, gây chiến với Việt Nam biết bao lần chứ không phải chỉ lần này, và đều bị đánh bại.

Mạng xã hội cũng như báo chí mậu dịch đều lên tiếng, đủ kiểu đủ cách, kể cả né tránh không dám nhìn thẳng vào bản chất, sự thực. Tôi đọc trên báo quốc doanh bài về ông cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thắp hương viếng liệt sĩ ở nghĩa trang Vị Xuyên trên Hà Giang đúng ngày 17.2, tịnh không thấy một chữ nào nói về bọn xâm lược Trung Quốc, những kẻ đã gây ra cái chết của liệt sĩ.

dimanche 18 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện làng

 

Hết tết.

Cả nước cũng như một cái làng. Một nửa làng lại mau mắn cặm cụi đi làm, "dĩ công vi tiên" để nuôi cả làng. Một nửa làng vẫn xúng xính quần này áo nọ đèn nhang vui cười hớn hở đi lễ hội đi chùa tới hết tháng giêng tháng hai tháng ba, "dĩ nhởi vi tiên", gọi là để kích cầu, đậm sắc màu văn hóa dân tộc.

Người còng chăm chỉ phải gánh cho đứa thẳng lưng chơi bời, mà tỉ lệ 82 % là ví dụ rõ nhất.

samedi 17 février 2024

Nguyễn Thông - Ngày này, 45 năm trước

Ngày này tức là ngày 17 tháng 2. Còn 45 năm trước, tức vào buổi chiều 17.2.1979. Khi ấy tôi dạy tại Trường dự bị đại học TP.HCM. Mới gần hai tuổi nghề, hăng lắm, trường giao việc gì cũng nhận, thậm chí chưa giao cũng xung phong.

Hồi ấy không biết, hoặc chưa có bài vè “Tiến lên ta quyết tiến lên/Tiến lên ta lại xông lên hàng đầu/Hàng đầu không biết đi đâu/Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi”, hăng bởi đang là đoàn viên.

Sáng 17.2.1979, cả trường vẫn hoạt động bình thường, thầy trò lên lớp, học hành theo lịch, chả có gì thay đổi. Chị Nguyễn Thị Huệ, giáo viên Hóa, bí thư Đoàn trường còn dặn tôi sáng mai nhớ theo xe ông Thi già tài xế xuống cơ sở 2 dưới Tiền Giang để bồi dưỡng lớp đối tượng đoàn. Thầy Nghiệp, thầy Chi, anh Dương dưới ấy đã chuẩn bị xong cả rồi, lên lớp hai buổi trong ngày, tới chiều tối sẽ quá giang xe đưa rước giáo viên về lại Sài Gòn.

vendredi 16 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (3)

 

Theo chính sử của nhà nước, cuộc tổng tấn công nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là cuộc tấn công chiến lược nhằm mục đích “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, xóa bỏ hoàn toàn chính quyền Sài Gòn, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, mục đích này đã không đạt, cả hai bên đều chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Thủ đô Sài Gòn cũng như nhiều đô thị khác ở miền Nam, nhất là Huế, bị tàn phá cực kỳ nghiêm trọng, đổ nát, hoang tàn, người dân bị tai bay vạ gió chết chóc thảm thương. Phe “cách mạng” hao người tốn của tới mức phải mấy năm sau mới dần hồi phục. Nhà văn Nguyên Ngọc có kể lại trên báo Nông nghiệp Việt Nam: “Nên nhớ thời đen tối nhất của chiến tranh miền Nam là thời sau Mậu Thân. Bị chúng nó đánh chạy dạt sang tận Campuchia. Đói, chết, rách nát, tan rã, tháo chạy”.

Nói gì thì nói, cuộc cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt, anh em một nhà giết nhau thì chả bên nào thắng, như bác Nguyễn Duy viết “phe nào thắng thì nhân dân đều bại”.

jeudi 15 février 2024

Nguyễn Thông - Báo tre

 

Vụ gần 300 du khách Đài Loan bị bỏ rơi ở Phú Quốc trong mấy ngày Tết sẽ còn nhiều điều cần mổ xẻ, chứ không hẳn chỉ do tiền bạc giữa hai công ty du lịch Đài và Việt. Không xử lý cho ra nhẽ, có khi ảnh hưởng rất xấu tới kinh tế du lịch ở xứ này, chứ không phải chỉ giúp họ trở về là xong.

Nhưng tôi lại muốn nói cái khác. Hầu như tất cả những báo quốc doanh đều xăm xắn đưa tin, nhưng khác mọi lần nói về những gì liên quan tới Đài Loan đều chua thêm "Trung Quốc" trong cái ngoặc đơn thành Đài Loan (Trung Quốc) để phủ nhận sự tồn tại độc lập của Đài Loan, để làm vừa lòng Trung Quốc. Lần này chỉ mỗn "Đài Loan", không dính tí Trung Quốc nào.

Xưa nay có nguyên tắc do "trên" bổ xuống, cứ nhắc tới Đài Loan, dù chỉ trong lĩnh vực thể thao, công nghệ, du lịch…, chả liên quan gì tới chính chị chính em, và nhất là nói về những thành tựu, cái hay cái tốt, thì phải chua thêm Trung Quốc. Không chua, bị nhắc nhở, bị phạt. Tuyên giáo làm điều này rất mẫn cán, được Bắc Kinh hài lòng.

mardi 13 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (2)

Như thường lệ, đón xuân Mậu Thân 1968, với trọng trách chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quốc gia ở miền Bắc (còn nửa kia là miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, cũng là một nước độc lập tự chủ, có tên Việt Nam Cộng Hòa), cụ Hồ lại chúc Tết.

Như đã nói, ông cụ chúc Tết bằng thơ, dù thơ không hay. Cần gì hay, cốt yếu là truyền đạt được mệnh lệnh, mục đích, chỉ tiêu để dân chúng, chiến sĩ thực hiện. Hầu như bài nào cũng vậy.

Cho tới nay, cụ qua đời đã gần 55 năm nhưng chưa thấy nghiên cứu sinh nào làm luận án tiến sĩ về thơ chúc Tết của cụ Hồ, tinh dững lạc sang đề tài cầu lông, bóng bàn, hoạt động của hội phụ nữ… Tôi mà là giám đốc học viện quốc gia nào đó, tôi cho 5 - 7 người đồng loạt làm đề tài này luôn, đặc cách thành công luôn, khỏi cần người hướng dẫn, tổ chức bảo vệ.

lundi 12 février 2024

Nguyễn Thông - Lại thay

 

Đầu năm nhẽ ra không nên nói, nhưng không nói thì họ coi mình là cục đất.

Việc Bộ Công an lại đề xuất mẫu căn cước mới sẽ áp dụng từ ngày 01.07 năm nay thay cho mẫu căn cước công dân đang dùng, với lý do để phù hợp với luật căn cước, quả thật không còn gì để chê nữa, bởi hết mức rồi.

Trong vòng gần chục năm, chỉ mỗi cái thẻ tùy thân mà 6 mẫu khác nhau (chứng minh nhân dân 9 số, chứng minh nhân dân 12 số, căn cước công dân, căn cước công dân mã vạch, căn cước công dân gắn chip, căn cước) thì đủ biết bộ máy hành là chính này nó ghê gớm thế nào, tầm nhìn của nó khiếp thế nào.

dimanche 11 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (1)

 

Đời người, có những thứ, dù không phải của riêng mình, nhưng không thể quên, không bao giờ quên. Tết Mậu Thân 1968 là dạng vậy.

Tại đang ngày Tết, hôm nay mùng 2 Tết Giáp Thìn 2024, nên cái ký ức muốn đào sâu chôn chặt, vùi nó cho quên đi, lại thò ra. Đã 56 năm, gần một đời người theo chuẩn “lục thập hoa giáp”, tôi vẫn còn nhớ những gì liên quan tới nó, dù khi ấy mình còn hơi be bé.

Năm 1968, tôi đang học lớp 7 (hệ 10 năm). Đã biết làm văn nghị luận. Thầy giáo văn Ngô Minh Phất chuyên dạy văn lớp 7 trường cấp 2 Thụy Hương, cứ mỗi năm có thơ cụ Hồ chúc Tết lại lấy bài đó bắt học trò làm bài phân tích tác phẩm hoặc bình giảng.

Nguyễn Thông - Chuyện hộp mứt Tết (2)

 

Hóa ra có rất nhiều người bị ám ảnh bởi hộp mứt Tết thời phân phối ở miền Bắc.

Bằng chứng là nhà cháu sợ đưa bài dài thì mọi người ngại đọc nên cắt sang kỳ sau việc kể tỉ mỉ về ruột hộp. Thế là các cụ ông cụ bà có lẽ cùng độ tuổi “Đỗ Phủ” tranh nhau phanh phui trong nó gồm những gì những gì.

Thật đúng là, sung sướng thì dễ quên, chứ sự nghèo khó thiếu thốn nó bám chặt, chắc khừ trong não rồi, khó tẩy khó quên lắm.