Affichage des articles dont le libellé est Miền Bắc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Miền Bắc. Afficher tous les articles

vendredi 4 février 2022

Nguyễn Chương - Bao giờ, một xã hội có "khuôn mặt người"?

 


*&*

Một chị năm nay cỡ 60 tuổi, sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, vào sống ở Sài Gòn (đổi tên thành TPHCM) được hơn mười năm. Chị nói chị công tác trong một cơ quan cấp sở, và trong câu chuyện kể lể về quá khứ, chị chép miệng mà nói: “Anh ở trong Nam, đâu phải chịu bom rơi, đâu trở thành nạn nhân chiến tranh”.

Tôi nghe xong, thảng thốt: phải chi hồi năm 1976, lúc đó chị còn nhỏ, không biết gì, không trách. Sao bây giờ, 60 tuổi rồi, vô Nam sống cũng mươi năm rồi, mà chị vẫn chưa đủ trí khôn hay sao?

Mà, chẳng riêng gì chị, vẫn còn biết bao người bằng lòng với mớ lệch sử được học quấy quá, lếu láo ở trường...

samedi 25 décembre 2021

Nguyễn Thông - Đêm Giáng sinh (1)


Nhà cháu là đứa vô đạo, lại thiếu đức tin, lại được học tập và trưởng thành dưới mái trường xã hội chủ nghĩa nên kết quả là hư hỏng nặng, lếu láo khó dạy.

Hồi còn bé tí đã biết ra chùa vặt trộm nhãn, có hôm còn lấy cả oản đang cúng trên tam bảo, đem về bị bu mắng cho phải lén mang trả. May mà sư cụ không thấy, mà có khi biết cũng lờ đi. Người tu hành nhìn chung cao thượng, không chấp nhặt những ô trọc của đời.

Cứ giả dụ bữa đó sư cụ túm cổ thằng giặc, dắt ra gọi ngõ thầy nó kể tội đạo chích khi Phật chưa ban lộc thì đời mình toi, ít nhất là trong lý lịch cá nhân có dòng ghi ngày ấy tháng ấy vạch bờ chùa vào trộm cắp, dù chỉ là thó oản, do đói. Tiền án tiền sự rành rành, chối đằng giời, có khi chỉ học hết lớp 4 rồi bị đuổi học, cấp 2 cũng quyết đóng cửa không nhận, chứ nói chi đại học.

lundi 13 décembre 2021

Huy Đức - Bên Thắng Cuộc


[Facebook nhắc lại không khí ngày này 9 năm trước (12-12-2012), ngày chính thức công bố cuốn Bên Thắng Cuộc, đọc hàng chục bình luận của mọi người mà lặng đi... Xin post lại lời giới thiệu cuốn sách.]

Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm.

Cuốn sách này bắt đầu bằng những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé mười ba, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”. Thay vì tiếp tục ăn thua, chúng tôi buông nhau ra.

Miền Nam, theo như những bài học của chúng tôi, sẽ chấm dứt “20 năm rên xiết lầm than”. Trong cái thời khắc lịch sử ấy, trong đầu tôi, một sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xuất hiện ý nghĩ: Phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối.

dimanche 5 décembre 2021

Nguyễn Thông - Hạn sử dụng (1)

 

Nhân chuyện Bộ Y tế và mấy ông bà “giết người không dao” khẳng định vaccin hết hạn sử dụng vẫn dùng tốt, vẫn hiệu quả, không bị ảnh hưởng đến chất lượng, tôi thấy phải có mấy dòng.

Chả biết từ năm nào, những người nhà tôi khi đi mua đồ ăn thức uống đều dặn nhau nhớ coi “đát” (date), coi cái hạn sử dụng của nó tới ngày tháng năm được nhà sản xuất ghi trên bao bì. Nhưng có lẽ đó là thói quen mới sau mốc lịch sử 1975, bởi trước đó chính tôi và những người cùng thời ở miền Bắc chả bao giờ lưu ý về điều này.

Miền Bắc những năm dài thiếu thốn, thứ gì cũng thiếu, thì quan tâm đến hạn sử dụng làm gì. Mà có lẽ không có loại sản phẩm nào ghi “đát”, bởi hình như nhà sản xuất không quan tâm, hoặc thấy không cần thiết.

mercredi 20 octobre 2021

Nguyễn Thông - Chuyện ăn phở (3)

 

Cụ Trần Văn Khê còn không dám nói về phở, thì tôi càng không. Phân tích cái hay, cái tuyệt, cái ngon, cái hấp dẫn của phở đã có các nhà… văn, như các cụ Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài, ai muốn biết cứ tìm đọc.

Phải công nhận, thời xưa, cái thời mà ta gọi là tiền chiến ấy, các bác văn nghệ sĩ rành ăn chơi nhất hạng. Cũng phải thôi, nghề nghiệp văn chương cho họ đồng ra đồng vào dễ hơn những hạng dân thường khác. Vả lại ngoài tiền thì họ lại sẵn máu nghệ sĩ, “trăm nghìn đổ một trận cười như không” nên các cụ nhà ta thông thạo các ngón ăn chơi là phải rồi.

Tôi ít được ăn phở bởi nhà nghèo, bản thân cũng nghèo. Giờ bần thần điểm lại, từ lúc biết ăn dặm tới khi 40 tuổi, gom tất tần tật cũng chỉ vài chục bát. Phần lớn phở vỉa hè dạng bình dân, bình quân mỗi năm đạt gần một bát. Về sau đi làm báo, đời sống khá hơn, dám mạnh mồm “xì xụp” hơn. Nói chung là không rành về phở nên chỉ kể lại những chuyện “phở ngoài phở”.

dimanche 17 octobre 2021

Ngô Trường An - Nói thế cho nhanh!

 

Thằng cháu chạy xe container xuất/nhập hàng cho công ty ở Đà Nẵng. Khi thì chạy  ra Hà Nội, Hải Phòng. Lúc thì chạy vô Sài Gòn, Tây Nguyên. Hôm qua ngồi nhậu nó hỏi mình:

- Con đi nhiều nơi và biết chắc chắn rằng, người dân miền Bắc họ thích ăn thịt chó nhiều hơn các vùng miền khác. Cậu có biết tại sao họ lại thích thịt chó hơn các loại thịt kia không?

- À, nếu con hỏi thì cậu trả lời theo suy nghĩ của riêng cậu, nhưng không biết thực tế có đúng như thế không nha. Vấn đề là vầy.

mercredi 13 octobre 2021

Mai Bá Kiếm - Come back và go back

 


Nhiều Facebooker (có lẽ dân miền Nam) tự ái với việc Hà Nội đề xuất treo bảng trước cửa nhà có người bay từ Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng về. Trong khi đó tôi ủng hộ việc Hà Nội "điểm mặt" người từ Thành phố Hồ Chí Minh đến.

Bởi vì, người bay về Hà Nội sau giãn cách chắc chắn là người Hà Nội chứ không phải là người Sài Gòn gốc bốn đời như tôi đâu mà tự ái?

Năm 2000, tôi ra Hà Nội tường thuật kỳ họp Quốc hội, được nhà báo Phương Dung (Phụ Nữ Việt Nam) giới thiệu cụ Bằng (cán bộ tập kết, lúc đó 80 tuổi) sống đơn độc ở Hà Nội. Cụ quê ở An Giang, không có anh em ruột, mà vợ cũ đã tái giá, nên cụ không trở lại quê.

jeudi 22 juillet 2021

Lê Học Lãnh Vân - Phong trào


Sài Gòn bệnh là cả miền Nam đau!

Hổm rày, những câu chuyện người thật việc thật cứ làm nhói lòng và ấm lòng.

Anh thầy giáo chạy như con thoi mua gạo cho người thiếu gạo. Anh bán rau bán giá rẻ mà “ai sin thì cho”. Bà nhà góc đường đặt cái thùng bánh mì trước cửa nhà để ai cần lấy ăn “mỗi người lấy một ổ, ai đói quá lấy hai ổ”. Rồi những thùng nước đá lạnh rất dễ thấy ở những ngả tư, những thùng khẩu trang cho kẻ qua đường. Mấy ông bà khác lập chuỗi quán cơm hai ngàn đồng. Các chị thức khuya dậy sớm gom thức ăn ngoài chợ nấu hàng trăm, hàng ngàn suất cơm từ thiện…

mercredi 21 juillet 2021

Võ Xuân Sơn - Ông ngoại


Thiên hạ rần rần vụ cô gì đó khoe ông ngoại. Kể ra mà có một ông ngoại vượt lên trên mọi quy định thì cũng đáng để hãnh diện lắm chứ.

Tôi tin 10 người đang có ý kiến thì hết 9 người là vì « ghen tị », chứ họ mà có ông ngoại cỡ đó thì còn tận dụng đủ thứ chứ chẳng đùa.

Tôi còn tin thêm một điều nữa, là cái ông ngoại của cô gái kia chẳng vi phạm quy định của ông cố ông tổ gì đâu. Bằng chứng là mấy cái Bệnh viện như Bạch Mai hay Nhi Trung ương gì đó, được phân bổ số vaccin gấp 4, 5 lần số lượng nhân viên, trong khi mấy bệnh viện ở Sài Gòn, được phân số vaccin chưa bằng nửa số nhân viên.

mardi 4 mai 2021

Nguyễn Gia Việt - Suy ngẫm từ nước Úc qua vụ cờ vàng


Thiếu niên Dương Đức Thịnh -người có mặt trong một clip giơ tay giật lá cờ vàng và chửi liên hồi bằng giọng Bắc "Con mẹ mày, con mẹ mày", sau đó đã đòi đốt và đạp lên lá cờ này.

Đó là thứ Sáu ngày 30 tháng 4, 2021 trên đường Arthur St, góc đường Illawarra Road, gần trạm xe lửa Marrickville ,New South Wales, Úc.

Dương Đức Thịnh là học sinh lớp 3PD English Intensive trường Marrickville.

Eugene Nguyen – Gởi các em du học sinh mới và sắp qua các nước phương Tây


Gởi các em du học sinh mới qua và các em sắp qua các nước phương Tây ăn học, anh viết bài này hơi dài các em chịu khó đọc.

Đầu tiên anh xin tự giới thiệu, anh là một cựu du học sinh với 12 năm kinh nghiệm trận mạc. Anh đến Sydney, Úc năm 2009, sau hai lứa du học sinh tiêu biểu tầm chục năm.

Lứa đầu qua những năm cuối thế kỷ 20 đầu 21, một trong những du học sinh nổi tiếng nhất Sydney thời đó là anh Quốc Cường aka Cường Đô La, chạy xe hai cửa dán chữ Gia Lai hay Pleiku gì đó nẹt bô ầm ầm trên City (các anh chị du học sinh thời đó kể lại). Thế hệ đó cũng có rất nhiều người ở lại Úc sau khi ăn học, lập nghiệp và thành công. Rất nhiều nhà hàng, tiệm nail có chủ là cựu du học sinh.

samedi 1 mai 2021

Nguyễn Lân Thắng - Mấy suy nghĩ nhỏ về vấn đề lớn 30/4/1975 - 30/4/2021


Tôi tên là Thắng, sinh ở Hà Nội năm 1975. Trên toàn cõi miền Bắc này vào cái năm ấy, dễ phải đến hàng chục ngàn đứa trẻ sinh ra được đặt tên là Thắng. Khi học phổ thông, ngay trong lớp tôi lúc nào cũng có độ bốn năm đứa cùng tên là Thắng.

Toàn Thắng.

Chiến Thắng.

samedi 27 février 2021

Dạ Ngân -Thụt lùi, quay lại hay nhích lên ?


Thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hầu như chúng tôi đã đi gần hết chùa - đình - đền - phủ ở Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc bộ. Mỗi nơi một vẻ, thanh tịnh, nề nếp khiến đinh ninh rằng ấy mới là nguyên bản.

Dấu vết tàn phá thời đạp đổ và trưng dụng cho hợp tác hóa đâu, tôi hỏi chồng. “Tàn phá nặng nhất ở Khu Bốn, phía Bắc không có san bằng, chỉ có bị chiếm dụng làm kho và sân phơi hợp tác nhưng giờ em thấy đấy, mọi thứ đã dần trở lại”.

Nghe vậy thì biết vậy và tin. Chùa Kim Liên hàng ngàn năm tuổi, chùa Trấn Quốc vị thế đắc địa như mơ, đền Quán Thánh cho những người lần đầu biết thế nào là đền và tượng của đền. Chùa Thầy, chùa Trăm Gian, chùa Bút Tháp, chùa Đậu, chùa Thập Phuơng, chùa Keo… và những ngôi chùa gần như vô danh chỉ cho cư dân của làng của xã.

samedi 6 février 2021

Lê Nguyễn Hương Trà - Số ủy viên Bộ Chính trị của cả miền Nam chỉ bằng Nghệ Tĩnh !

Cập nhật: Ông Võ Văn Thưởng hôm nay 06/02/2021 đã được phân công giữ chức Thường trực Ban bí thư, ông Trần Tuấn Anh làm trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Ban Tuyên giáo Trung ương, "ông kẹ" của các cơ quan báo chí, do ông Nguyễn Xuân Thắng - giám đốc Học viện Chính trị quốc gia thay Võ Văn Thưởng cầm đầu (2021-2026). 

Như vậy, vắng mặt trên tứ trụ, vị trí thứ 5 đã chính thức thuộc về người miền Nam Võ Văn Thưởng (1970) – Thường trực Ban bí thư; sau cuộc họp phân công cơ quan đảng của Bộ Chính trị chiều nay !

Các Phó thủ tướng dự kiến là Vũ Đức Đam, Phan Đình Trạc, Đinh Tiến Dũng và Trần Tuấn Anh. Những vị trí mới trong nội các chính phủ sẽ còn nhiều thay đổi tới tháng 6/2021, sau tổng tuyển cử và Quốc hội khóa mới họp phiên đầu tiên. Các dự đoán hiện nay đều có tính tương đối !

lundi 11 janvier 2021

Nguyễn Thông - Chuyện đảng cai trị nước Mỹ (2)

 

Dân chúng miền Bắc từ 1975 trở về trước nhõn có mỗi kênh thông tin chính thống của nhà nước là báo đài và mồm cán bộ tuyên truyền, nên chỉ biết những thứ mà đảng và nhà nước công bố.

Tất tần tật mọi thứ, tình hình trong nước cũng như quốc tế, người dân đều nắm bắt theo một chiều. Đảng bảo sao nghe vậy. Báo Nhân Dân đăng tin bài, đài Tiếng nói Việt Nam phát tin tức, lâu lâu cán bộ lại tập trung dân chúng để phổ biến và quán triệt chủ trương đường lối của đảng, thông tin về tình hình đất nước dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng. Bấy nhiêu thôi. Biết nhiều để làm loạn à. Chả dại.

Những anh nào mua sắm được đài (radio) phải đem lên công an huyện (ở thành phố thì lên khu, tương đương cấp quận bây giờ) đăng ký sử dụng, ký cam kết không nghe đài địch, như đài Sài Gòn, đài BBC, đài Tiếng nói Hoa Kỳ, đài Gươm thiêng Ái quốc… Có những nơi, chỗ cấp phép còn cẩn thận đưa cho thợ chỉnh sửa lại radio, cắt hết những “kênh” (tần số) dễ khiến người nghe vi phạm, chỉ chừa lại kênh bắt được đài Tiếng nói Việt Nam.

dimanche 10 janvier 2021

Huy Đức - Cơ cấu vùng-miền trong chính trị Việt Nam


Nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp cao, vừa phải là thành tựu của một nhiệm kỳ - mà thành tựu lớn nhất của nhiệm kỳ này là "chống tham nhũng" - vừa phải đảm bảo được tính đoàn kết quốc gia, mà đại diện luôn là biểu tượng.

Trong xã hội Việt Nam, vùng - miền là vấn đề muôn thuở. Nhưng câu chuyện vùng miền chưa bao giờ được khoét sâu một cách sâu sắc như trong nhiệm kỳ qua.

Trước Đại hội XII, khi mà ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn được nhiều người nghĩ như là ứng cử viên số một của chức Tổng bí thư, một luồng thông tin được tung ra một cách cố ý cho rằng, Tổng bí thư phải "là người miền Bắc có lý luận".

samedi 26 décembre 2020

Võ Xuân Sơn - Miền Tây trù phú


TV đưa tin về một hội nghị nào đó về miền Tây, rằng GDP trên đầu người của Miền Tây thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình của cả nước. Miền Tây rõ ràng là nghèo.

Đến tối xem một clip du lịch trên sông Nho Quế, Hà giang. Thấy anh gì đó đặt 60 cái bẫy bắt cá tôm trên sông Nho Quế. Sau một ngày đi thăm bẫy, được một dĩa nhỏ tép (ngoài đó gọi là tôm) và khoảng hai, ba con cá bằng hai ngón tay (được gọi là cá to). Sau đó xem mấy clip đi bắt cá ăn chơi ở miền Tây. Thật là một trời một vực. Chỉ một cái đìa thôi, là vài chục ký cá, mà con nhỏ nhỏ, cỡ ba ngón tay là vứt trở lại, cho nó lớn.

Thiên nhiên ban tặng quá nhiều cho miền Tây, vậy mà sao miền Tây lại nghèo?

samedi 24 octobre 2020

Lê Văn Nghĩa - Tấm lòng người Sài Gòn


(Thanh Niên 30/10/2016) Không phải đến bây giờ người Sài Gòn mới thể hiện tấm lòng “nhường cơm sẻ áo” với nhân dân cả nước, mà ngay từ lúc đất nước còn chia cắt, người Sài Gòn vẫn thể hiện tinh thần đó khi đồng bào miền Bắc lâm vào cảnh thiên tai.

Không phải đến bây giờ người Sài Gòn mới thể hiện tấm lòng “nhường cơm sẻ áo” với nhân dân cả nước, mà ngay từ lúc đất nước còn chia cắt, người Sài Gòn vẫn thể hiện tinh thần đó khi đồng bào miền Bắc lâm vào cảnh thiên tai.

Ngày 19.8.1971, miền Bắc gặp một trận lũ lớn nhất trong vòng 250 năm. Đồng bằng Bắc bộ lâm vào cảnh thiên tai. Nước lũ tràn vỡ các đê ở hạ lưu sông Lô, sông Đà và tả ngạn sông Hồng thuộc huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), đê bối Thanh Trì (Hà Nội) phía hữu ngạn sông Hồng.