Affichage des articles dont le libellé est Môi trường. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Môi trường. Afficher tous les articles

mardi 28 mars 2023

Lê Quang - Cây xanh hay mái che ?

 

Tranh luận về việc có thể trồng cây xanh tạo bóng mát hay buộc phải làm mái che nhân tạo ở đường Lê Lợi, TP.HCM nghe có vẻ rất phi lý. Nhưng cũng sẽ là tình huống đầu tiên mà người dân Sài Gòn được trải nghiệm đối với vấn đề mái hiên tự nhiên (green canopies) tại các đô thị có hạ tầng ngầm.

Khác với Việt Nam, các đô thị phương Tây đã có hạ tầng ngầm hoàn chỉnh (như các hệ thống cống lớn, ga tàu điện ngầm và cả bãi đỗ xe nữa) từ cách đây một thế kỷ. Việc gia tăng mức độ che phủ, thoạt nghe có vẻ dễ dàng (đặc biệt ở các nước nông nghiệp và thời tiết thuận lợi cho trồng cây như ở Việt Nam). Tuy nhiên trên thực tế, nó có thể hoàn toàn thiếu khả thi bởi các nguyên nhân nặng tính kỹ thuật.

Hạ tầng ngầm. Đây cũng là tình huống ta gặp phải tại đường Lê Lợi. Nếu ai đã từng tới các quảng trường lớn ở châu Âu chắc hẳn sẽ nhận ra, nhiều trường hợp cũng không có cây.

Nguyễn Thông - Cây xanh (1)

 

Nhân vụ người ta đang lôi cổ Nguyễn Đức Chung cựu đô trưởng Hà Nội ra hạch tội liên quan tới trồng cây, nhà cháu chẳng nghỉ trưa, biên mấy chữ.

Cây xanh là hình ảnh đặc trưng của vùng nhiệt đới. Nhẽ ra cần phải gìn giữ, bảo vệ, nâng niu nó thì người ta (đám cai trị xứ này) làm ngược lại, cứ phá thật lực, phá cho bằng hết.

Lấy danh nghĩa phát triển, thực hiện dự án này nọ, họ không bao giờ tìm giải pháp tốt nhất để cứu cây xanh, mà chỉ nhăm nhăm tạo dựng những cục bê tông. Ví dụ rõ nhất, nếu ai ở Sài Gòn cách nay khoảng chục năm về trước sẽ thấy tiếc đến ngẩn ngơ oặt người khi họ chặt phá những hàng xà cừ trăm mấy chục tuổi trên đường Cường Để - Đinh Tiên Hoàng cũ (sau được đổi tên thành Tôn Đức Thắng) để làm lại đường.

Lê Huyền Ái Mỹ - Chuyện “lợi ích mười năm” !

 

Sợ cái nắng oi bức nhiệt đới nên người Pháp khi vừa đặt chân đến Sài Gòn, trong những phác thảo đầu tiên về một lõi đô thị họ đã cho trồng cây rất dày, cứ 5 mét trồng 1 cây, dọc theo vệ đường. Me, xoài, sao, bàng, rồi cả phượng.

Một thời gian, thấy phượng tán lá thưa, không đủ che mát nên thay phượng bằng me, rễ cây bàng ăn vô cả vỉa hè, trái rụng làm dơ đường nên cũng bị hạ. Nhưng họ không hạ một lúc mà mỗi năm thay một phần sáu số cây trên mỗi con đường; họ trồng thay thế bằng nhiều loại cây, như trên đường Catinat - Đồng Khởi ngày nay chẳng hạn, tạo bóng mát quanh năm.

Và, tất nhiên hơn trăm năm trước, đụng vô mỗi cái cây người ta cũng cãi nhau ghê lắm. Biên bản của các phiên họp Hội đồng thành phố Sài Gòn ghi lại không sót, mà trong cơn dùng dằng, phe “chặt cây” thường thua cuộc.

vendredi 10 février 2023

Ngô Thế Vinh - Nửa thế kỷ cải tạo làm cạn kiệt tài nguyên một ĐBSCL đang chết dần

Kế hoạch phát triển nào thì cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs, đối với sức khỏe của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.

Gửi ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nói

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Ngô Thế Vinh

lundi 6 février 2023

Lưu Nhi Dũ - "Việt Nam chỉ có Sài Gòn là vui"?

 

Sáng 02-02, dự Workshop tại đại học Văn Lang, với chủ đề: "Làm thế nào để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị đáng sống?" do tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp - nhà nghiên cứu cấp cao của Sở Kế hoạch và Tài nguyên của Bang New South Wales (Úc), trình bày.

Nội dung cũng không có gì mới mẻ nhưng cũng gợi lên nhiều suy nghĩ.

Thực ra vấn đề đặt ra của TS Hiệp cũng là để trả lời câu hỏi trong bốn câu thơ tương truyền là của Trung niên thi sĩ Bùi Giáng: "Sài Gòn Chợ Lớn ăn chơi/Đi lên đi xuống đã đời du côn/Bác Hồ nói với Bác Tôn/Việt Nam chỉ có Sài Gòn là vui!"

vendredi 19 août 2022

Nguyễn Hồng Lam - Ngừng ngay, đừng tạo nghiệp !

 

Lần nào vô tình nhìn bức ảnh này, tôi cũng cay xé mắt. Bức ảnh này không mới, nó được chụp từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, khoảng 3-4 năm nay, cứ đến mùa Vu Lan, nó lại liên tục xuất hiện trên không gian mạng hàm ý phê phán, xót xa.

Có lẽ, người chụp bức ảnh, người có mặt trong bức ảnh, người lưu giữ bức ảnh...dù có đặt tên hay không, họ cũng sẽ có ý niệm gọi tên bức ảnh là "Phóng sinh". Bởi lẽ, nó ghi lại cảnh các lồng chim trời đang được tập trung lại trước một ngôi chùa. Một số nhà sư và Phật tử đang tụng kinh, chuẩn bị nghi thức phóng sinh cho hàng ngàn con chim đang bị nhốt trong lồng.

Trong mùa Vu Lan, cảnh nay dễ bắt gặp ở không ít chùa chiền, như trước Việt Nam Quốc Tự, quận 10 hay cơ sở thờ tự khác như Lăng Ông Bà Chiểu, quận Bình Thạnh TP Hồ Chí Minh chẳng hạn.

Đỗ Duy Ngọc - Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau ?

 

Anh bạn tui, nghệ sĩ nhiếp ảnh Bá Hân, người năm nào cũng tổ chức tuyển lựa các em học sinh lần lượt các tỉnh thành tham dự cuộc thi nhiếp ảnh lứa tuổi học trò ở Nhật Bản. Các thông báo của anh luôn mở đầu bằng câu ca "Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau".

Đây là câu đầu trong bài hát Học sinh hành khúc của nhạc sĩ Lê Thương, rất nhiều người thuộc thế hệ trước thuộc lòng. Người ta cũng thường bảo rằng "Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước".

Thế mà, than ôi, hôm trước tui thấy tấm hình này, tui còn ngờ ngợ chưa tin. Nhưng hôm qua vào trang mạng của một ngôi chùa tên Vàng, thấy một ông thầy tu tổ chức cho ba ngàn hay năm ngàn thiếu niên gì đó gọi là khóa tu chuẩn bị cho lễ gọi là phóng sinh hàng ngàn con chim đang bị nhốt vùng vẫy trong hàng trăm chiếc lồng giữa trưa nắng.

mardi 28 juin 2022

Liên Hiệp Quốc : Các đại dương đang trong « tình trạng lâm nguy »


Đăng ngày:

Các chính khách, chuyên gia và tổ chức phi chính phủ họp lại trong năm ngày tại thủ đô Bồ Đào Nha nhằm tìm ra giải pháp tránh những « tác động dây chuyền » đang đe dọa môi trường và nhân loại.

Ông Guterres báo động : « Hành tinh bị hâm nóng khiến nhiệt độ đại dương lên đến mức kỷ lục, dẫn đến những cơn bão ngày càng mãnh liệt hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Mực nước biển dâng lên. Các đảo quốc có độ cao thấp bị đe dọa ngập lụt, cũng như nhiều thành phố lớn ở vùng duyên hải trên thế giới ».

vendredi 27 mai 2022

Trần Trọng An - Vẫn chỉ là câu khẩu hiệu có trong toa-lét!

 

Điều gì xảy ra nếu:

1. Ngành giáo dục in sách giáo khoa, rồi các trường mua và cho học sinh mượn hoặc thuê. Cuối năm học sinh có trách nhiệm trả lại sách, nếu mất hoặc hư hỏng thì phải đền để trường mua bộ mới bổ sung cho khóa sau.

=> 20 triệu học sinh = 20 triệu bộ sách giáo khoa mỗi năm = 4.000 đến 5.000 tỉ đồng tiết kiệm cho phụ huynh, góp phần bảo vệ môi trường vì giảm đáng kể số bản phải in ấn bổ sung.

mardi 5 avril 2022

Lê Học Lãnh Vân - Bi kịch khoảng cách thế hệ

 

Một người bạn biểu cho ý kiến về việc mới xảy ra, việc cậu học sinh nhảy từ lầu hai mươi tám xuống mặt đất.

Ý kiến đầu tiên và bao trùm là quá buồn và quá thương, thương con và thương cha mẹ. Đồng thời cũng cám ơn Trời Phật cho mình và cho các bạn mình không rơi vào trường hợp như vậy.

Từng biết một gia đình, anh chị hết sức chìu ý con. Anh chị có trình độ học vấn nên cũng bỏ nhiều thì giờ cùng con tìm những giải pháp trên đường hướng tới tương lai. Các giải pháp anh chị đưa ra luôn có tính cách “tư vấn” và để con quyết định. Anh chị thực lòng hiếu thuận với cha mẹ. Anh chị làm lụng cả đời chỉ để lo cho con vì lo cho con là niềm vui của anh chị. Nhưng người con lúc nào cũng chống đối anh chị.

GIEC : Đối phó hâm nóng khí hậu, « bây giờ hoặc không bao giờ »


Đăng ngày 05.04.2022

Các chuyên gia khí hậu Liên Hiệp Quốc (GIEC) trong báo cáo công bố hôm qua 04/04/2022 cảnh báo, khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ đạt đỉnh điểm trong ba năm nữa. Đầu tư hàng năm trong lãnh vực khí hậu tại châu Âu cần phải tăng từ 2 đến 4 lần, để có thể đạt mục tiêu khí hậu chỉ tăng lên 1,5°C. 
 
Đây là đợt công bố cuối bản báo cáo nhiều ngàn trang của nhóm chuyên gia gồm 278 nhà khoa học và hàng trăm cộng sự thuộc 65 nước tham gia, đã tổng hợp 18.000 công trình nghiên cứu với khoảng vài chục ngàn khuyến cáo. 
 
Báo cáo ghi nhận nhiều lý do để hy vọng. Trước hết, tuy khí thải gây hiệu ứng nhà kính có tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm từ 2,1% còn 1,3% từ 2010 đến 2019, nhờ đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng. Giá thành năng lượng mặt trời, điện gió và pin lithium-ion giảm mạnh, tuy nhiên năng lượng tái tạo vẫn chỉ chiếm 8% sản lượng điện toàn cầu, và những tiến bộ không đồng đều tại các khu vực. 

dimanche 28 novembre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Chặt cây

 

Chỉ cần một cây cổ thụ cả trăm năm trốc gốc, người ta lại chặt cây của một con đường. Có lẽ trên thế giới, kể cả các nước lạc hậu, người ta cũng không bao giờ xử sự như thế. Đó là quan niệm không quản được thì diệt. Một lối tư duy kỳ lạ và hiếm thấy.

Đấy là trường hợp hàng cây lâu năm ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đang bị xử lý gây tiếc nuối trong lòng dân Sài Gòn. Nhất là những người có nhiều kỷ niệm với hàng cây trên con đường này. Đó là một trong mấy con đường đẹp của Sài Gòn còn sót lại sau những chiến dịch triệt hạ những cổ thụ của thành phố.

Một con đường Tôn Đức Thắng (Cường Để) đẹp như tranh mất hàng trăm năm mới có được đã từng bị chặt hạ, san phẳng. Và giờ đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Con đường đã từng đi vào văn học, nghệ thuật với tà áo dài Trưng Vương, với khung trời nhiều kỷ niệm của những chàng học sinh trường Võ Trường Toản một thời.

vendredi 26 novembre 2021

Lê Huyền Ái Mỹ - Dưới hàng cây

 

Hàng cổ thụ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bị đốn hạ vào trưa nay, 26.11.

Trên báo Pháp luật TP HCM, ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM nói: “Việc đốn hạ cây ở trục đường Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải phục vụ dự án nào mà từ việc thời gian qua có cây ở trục đường này bật gốc vào Thảo Cầm Viên gây nguy hiểm. Việc đốn cây là trong kế hoạch rà soát xử lý cây xanh gây mất an toàn vẫn thường làm".

Vẫn biết bảo vệ tính mạng người là trên hết. Nhưng…

mercredi 17 novembre 2021

Nguyễn Đình Bổn - Họ làm chi với những con chim khuyên này?

 

Đây là chim vành khuyên (có cái vành trắng quanh mi mắt), miền Nam kêu là chim khoen.

Dân chơi chim nuôi chúng trong những chiếc lồng nhỏ xinh xắn, nó kêu líu lo suốt.

Chim khoen bổi (chim mới bị bắt xong) giá khá rẻ, nhưng những con khoen lâu năm, dạn người, phồng cổ lên líu thì giá rất cao.

vendredi 5 novembre 2021

Khí hậu : Lượng khí phát thải CO2 lại tăng đến gần mức kỷ lục trước Covid


Đăng ngày:

Đại dịch đã làm nền kinh tế nhiều nước vốn rất lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch phải ngưng hoạt động, dẫn đến sụt giảm lượng khí phát thải đến 5,4% trong năm 2020. Nhưng năm 2021, lượng khí này lại tăng lên 4,9%, chỉ kém mức kỷ lục của năm 2019 có 1%, theo nghiên cứu của Global Carbon Project được công bố nhân hội nghị COP26.

Khí thải do dầu lửa tăng 4,4% trong năm 2021, chưa bằng kỷ lục trước Covid, tuy nhiên các tác giả báo cáo nhấn mạnh lĩnh vực giao thông vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, nên tỉ lệ này sẽ còn tăng lên.

mercredi 20 octobre 2021

Huy Nguyễn - Chuyện vứt rác ở Nhật và 37 toa tàu cũ 0 đồng

 

Tôi sống ở Nhật 7 năm và cũng phải mất 2 - 3 năm đầu mới thấm thía và quen với việc vứt rác ở Nhật.

Nước Nhật có không khí trong lành, ngoài đường không một mẩu rác. Người Nhật giữ cho mình bầu không khí trong lành và môi trường sạch sẽ bởi vì họ quản lý rác rất tốt. Ngoài ý thức tuyệt vời của người Nhật được dạy từ khi bắt đầu học mầm non thì việc quản lý rác bằng chính sách và chế tài là điều quan trọng. Triết lý đó chỉ đơn giản thế này: Rác của ai thì người đó phải trả tiền cho việc xử lý nó.

Ở Nhật có bán 4 - 5 loại túi đựng rác khác nhau để người dân tự phân loại và cho vào các túi nilon rác khác nhau. Tùy loại túi mà có thể đựng rác có khả năng tái chế, rác có thể tự phân hủy, rác có thể đốt...

vendredi 17 septembre 2021

Lê Anh Đủ - Chuyện về những công nhân đặc biệt

 

Đây là những công nhân đặc biệt, bước ra từ một nhà máy đặc biệt, đó là Nhà máy đốt rác Covid đặt tại Bãi rác Đông Thạnh - Hóc Môn. Bãi rác Đông Thạnh nổi tiếng một thời, đã đóng cửa từ lâu nhưng nhà máy thì được mở ra, thường ngày chuyên đốt rác y tế, giờ thêm nhiệm vụ mới.

Chiều 14/9, Vòng Tay Việt - Sài Gòn đã nối một vòng tay mới, là đến tặng quà, tri ân các anh chị em công nhân vệ sinh thuộc Công ty Môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh đang làm việc tại Trung tâm trung chuyển rác Gia Định, Nhà máy đốt rác Covid, Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa... các đội vệ sinh đường phố Tân Phú, Bình Tân.

Bao tháng qua, ai giãn cách thì giãn, riêng anh em công nhân lĩnh vực này phải liên tục ngày đêm, tăng ca đôn kíp với những vòng xe không nghỉ, với những nhà máy mở cửa ngày đêm, chạy hết công suất...

vendredi 10 septembre 2021

Lê Ngọc Luân - Vụ án kinh hoàng ở Cà Mau

 

Mọi người còn nhớ vụ án con Vích không? Đây là vụ án mà những ai theo dõi đã phẫn nộ và rất nhiều người gặp chia sẻ vì quá bức xúc, đau xót. Chúng tôi khẳng định đó là vụ án oan không phải 99% mà 100%.

Năm 2018, một ngư dân đi đánh cá ngoài biển giáp ranh Việt Nam và Malaysia. Trong quá trình thả lưới có 15 con Rùa Biển (Vích) vô tình mắc lưới, các ngư dân đã tìm cách tháo gỡ cứu được 3 con thả xuống biển.

Có 12 con đã chết không thể cứu nên thuyền viên thắp nhang khấn vái và nhờ người đưa vào đất liền chôn cất, thờ cúng theo tập tục địa phương của Hội Lăng Ông (hầu như dân miền biển đều có tập tục nhân đạo này) và đã được Ủy ban tỉnh Tiền Giang cấp chứng nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh. Hàng năm ở đây tổ chức lễ hội rất lớn, có sự tham gia của hàng ngàn người dân và quan chức địa phương.

jeudi 9 septembre 2021

Ngô Phương Thảo - Vĩnh biệt GS-TS. Nguyễn Vân Nam: Người trí thức đặc biệt

 

(NĐT 09/09/2021) Tin GS-TS. Nguyễn Vân Nam qua đời vì Covid-19 đã khiến nhân tâm của nhiều bạn bè, học trò, đồng nghiệp anh bàng hoàng. Vậy là từ đây đời đã vắng một người trồng hoa hồng và đau đáu về thân phận con người trong toàn cầu hóa.

Vườn nhà anh ở bờ sông Đồng Nai trồng rất nhiều hoa hồng, với đủ các loại hoa hồng khác nhau. Anh kể về từng cái hoa, từng cái cây như bà mẹ kể về đứa con mọn, say mê và tự hào. Anh khoe về những cây hồng cổ thụ phải đi lùng mua nhiều tháng liền, cũng có những cây được bạn tặng cho vì biết anh rất thích trồng hoa hồng.

Anh kể, mỗi lần qua Đức là đem theo va li trống, rồi chuyến về đựng đầy phân bón để chăm cho hoa hồng. Mỗi cây hoa được mang về vườn là một câu chuyện kể, và những lối đi trải sỏi quanh vườn hoa là thánh đường. Anh thường dắt những bạn tới chơi nhà đi thưởng lãm vườn hồng như ông mục sư dẫn con chiên ngoan đạo vào thánh đường chịu lễ.

jeudi 26 août 2021

Mai Bá Kiếm - Lỡ bắt cọp rồi, làm sao nuôi được anh ơi ?

 

Ngày 4/8/2021, Công an tỉnh Nghệ An bắt quả tang hai cơ sở nuôi nhốt trái phép 17 con cọp Đông Dương, tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành.

Hai ngày sau, Trung tâm Bảo tồn Động vật Hoang dã tại Việt Nam (SVW) đã thưởng nóng 150 triệu đồng, gồm: 50 triệu cho tập thể Phòng Cảnh sát Môi trường – Công an tỉnh Nghệ An; 30 triệu cho tập thể đội 2 - Phòng Cảnh sát Môi trường; và 7 cá nhân có thành tích xuất sắc (10 triệu đồng/cá nhân)

Tuy nhiên, để "giải cứu 17 con tin" nguyên là chúa tể rừng xanh, bác sĩ thú y phải gây mê, nhưng có 8 "con tin" đã không hồi sức và về nơi chín suối!