Affichage des articles dont le libellé est Iran. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Iran. Afficher tous les articles

vendredi 5 février 2021

Joe Biden và quả bom nguyên tử Iran


Đăng ngày:

samedi 16 janvier 2021

Iran lãnh thêm đòn trừng phạt mới, 5 ngày trước khi ông Trump ra đi


Đăng ngày:

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chủ yếu tấn công vào lãnh vực hàng hải, trong đó công ty IRISL của nước Cộng hòa Hồi giáo đã bị trừng phạt nặng nề từ tháng Sáu, do cáo buộc vận chuyển các mặt hàng có liên quan đến chương trình hỏa tiễn đạn đạo của Teheran.

Ông tuyên bố đã cảnh báo trước là những ai làm ăn với IRKSL, các chi nhánh của công ty này hay các công ty hàng hải khác của Iran đều sẽ bị trừng phạt, và nay thì bảy định chế và hai cá nhân vi phạm trở thành mục tiêu.

vendredi 4 décembre 2020

Đặng Sơn Duân - Động thái đáng ngờ của Mỹ với Iran

 


Một số tường thuật từ cộng đồng theo dõi máy bay quân sự cho biết, có nhiều lượt oanh tạc cơ B-52 từ Mỹ đang băng qua Đại Tây Dương trong lúc này.

Có tường thuật cho biết có 6 đến 7 chiếc B-52 cất cánh ở Mỹ, nhưng chưa rõ số lượng cụ thể băng qua Đại Tây Dương cũng như đích đến của chúng.

Một số có thể cất cánh dự phòng trường hợp phải thay thế rồi trở lại căn cứ, nếu không có bất thường diễn ra.

vendredi 27 novembre 2020

Cha đẻ chương trình nguyên tử Iran bị ám sát


AFP hôm nay 27/11/2020 dẫn tin từ Bộ Quốc phòng Iran cho biết Mohsen Fakhrizadeh, trưởng bộ phận nghiên cứu sáng tạo của bộ này đã tử thương sau khi bị « những kẻ khủng bố vũ trang » tấn công ở gần Teheran. Bộ Ngoại giao Iran cáo buộc Israel là thủ phạm.

Mohsen Fakhrizadeh « bị thương nặng » khi chiếc xe hơi chở ông ta bị tấn công, và sau đó ê-kíp y tế đã bó tay. Ngoại trưởng Iran, Mohammad Javad Zarif lên án vụ ám sát, nói rằng có những dấu hiệu quan trọng cho thấy có vai trò của Israel.

Fakhrizadeh từng được thủ tướng Israel Benjamin Netanyahou gọi là cha đẻ của chương trình vũ khí nguyên tử Iran.

mercredi 18 novembre 2020

Iran nín thở chờ những loạt đạn cuối cùng của Donald Trump


Đăng ngày:

Tựa chính các báo Paris hôm nay 18/11/2020 tập trung vào thời sự nước Pháp. Libération chạy tít « Doanh nghiệp nhỏ và cuộc chiến Black Friday ». Le Figaro quan tâm đến việc hai bộ trưởng Nội Vụ và Tư Pháp giới thiệu dự luật nhằm « củng cố các nguyên tắc cộng hòa » chống Hồi giáo cực đoan. « Covid : Làm thế nào chống lại thuyết âm mưu » là tựa chính của Le Monde. Les Echos nói về « Kế hoạch mới của bộ Tài Chính cho những lãnh vực bị thiệt hại » vì đại dịch.

Riêng La Croix băn khoăn trước việc hai nước thành viên phủ quyết kế hoạch tái thúc đẩy và ngân sách châu Âu, chạy tựa « Ba Lan, Hungary : Liên hiệp Châu Âu bị kẹt vào bẫy ». Ở các trang trong, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và các nước khác trong thời gian sắp tới được đề cập nhiều nhất.

Teheran hồi hộp chờ loạt trừng phạt mới của ông Trump

jeudi 12 novembre 2020

Tổng thống Trump có thể hành động gì trong hai tháng tới ?


Đăng ngày:

Những quyết định gây tranh cãi của các tổng thống mãn nhiệm

Năm 2021, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kéo dài với những bất thường, khủng hoảng, tranh chấp, rốt cuộc sẽ chấm dứt, nhưng chính quyền Trump vẫn còn đó.  Đây là một trong những đặc thù của hệ thống Mỹ : trong giai đoạn chuyển tiếp hơn hai tháng, chính quyền mãn nhiệm vẫn có đầy đủ mọi quyền lực như trước bầu cử. Đã có những tổng thống một khi không còn bị những ràng buộc chính trị, đã có những quyết định gây tranh cãi vào khoảng thời gian này.

Chẳng hạn tổng thống Gerald Ford ân xá cho người tiền nhiệm Richard Nixon đã từ chức. Tổng thống Ronald Reagan khởi đầu đối thoại với Tổ chức Giải phóng Palestine, chủ đề cho đến lúc đó vẫn là cấm kỵ. Tổng thống George H.W.Bush can thiệp quân sự vào Somalie, hay Barack Obama để cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết tuyên bố các lãnh thổ Israel chiếm đóng là bất hợp pháp.

dimanche 6 septembre 2020

Iran có trữ lượng uranium làm giàu gấp 10 lần giới hạn cho phép


Tổng giám đốc AIEA, ông Rafael Grossi trả lời báo chí tại sân bay Vienna, Áo khi vừa trở về từ chuyến làm việc với chính quyền Teheran, ngày 26/08/2020. REUTERS - LEONHARD FOEGER
Đăng ngày:


Dưới áp lực của Mỹ, Iran đã phải cho phép AIEA vào một trong hai địa điểm nguyên tử, bị nghi ngờ là đã có hoạt động mà không khai báo trong quá khứ. Các thanh tra đã lấy mẫu, kết quả phân tích phải chờ ba tháng nữa.

Báo cáo thứ nhất của AIEA cho biết sẽ thanh tra địa điểm nguyên tử thứ hai trong tháng Chín, vào thời điểm thỏa thuận với Iran. Còn theo báo cáo thứ hai, số lượng uranium làm giàu ở mức thấp mà Teheran tích trữ cho đến cuối tháng Tám lên đến 2.105,4 kg, trong khi hiệp ước Vienna chỉ cho phép trữ 202,8 kg. Trong báo cáo trước đó vào tháng Sáu, trữ lượng là 1.571,6 kg.

mardi 25 août 2020

Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế thăm Iran

Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran và tổng giám đốc AIEA Rafael Grossi họp báo, 25/08/2020.
Đăng ngày:


Từ Teheran, thông tín viên Shiavoz Ghazi cho biết thêm chi tiết :

« Chuyến thăm của ông Rafael Mariano Grossi diễn ra vào thời điểm quan trọng. Hoa Kỳ đang cố gắng tiếp tục áp đặt trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Iran, mặc dù hầu như toàn bộ các thành viên Hội đồng Bảo an đều phản đối.

samedi 8 août 2020

Tình báo Mỹ : Trung Quốc không muốn ông Trump tái đắc cử



(AFP 08/08/2020) Theo cơ quan tình báo Mỹ hôm 07/08/2020, Trung Quốc không muốn ông Donald Trump tái đắc cử trong kỳ bầu cử tổng thống ngày 03/11, và đã « gia tăng nỗ lực gây ảnh hưởng » trước cuộc bỏ phiếu.

Ông William Evanina, giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia (NCSC) cho biết, Iran cũng cố gắng « làm tổng thống Trump yếu đi », trong khi Nga sử dụng « nhiều đòn bẩy để gièm pha » đối thủ Joe Biden của ông Trump. Ba nước trên đây cũng có thể tìm cách phá hoại tiến trình bầu cử, đánh cắp dữ liệu…

dimanche 21 juin 2020

AIEA yêu cầu Iran cho vào thanh tra hai cơ sở hạt nhân

Tổng giám đốc AIEA, Rafael Grossi trong cuộc họp báo tại Vienna ngày 15/06/2020.
Đăng ngày:


Đây là nghị quyết chỉ trích Iran đầu tiên kể từ năm 2012, được các nước tham gia hiệp ước Vienna là Đức, Pháp, Anh soạn thảo. Trung Quốc và Nga bỏ phiếu chống. Tuy chỉ mang tính biểu tượng, nhưng đây có thể là bước đầu trước khi chuyển lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để trừng phạt.

Cơ quan tình báo Mỹ và Israel, cũng như AIEA đều cho rằng Iran đã tiến hành một chương trình vũ khí nguyên tử bí mật, và đã ngưng lại vào năm 2003, nhiều năm trước khi ký thỏa thuận 2015, nhưng Teheran bác bỏ cáo buộc đó.

mercredi 26 février 2020

Virus corona: 19 người chết tại Iran, Mỹ kêu gọi nói sự thật

Đăng ngày:


Bộ Y Tế Iran hôm nay cho biết có 4 người trong số 44 ca nhiễm mới phát hiện trong vòng 24 giờ qua đã tử vong, nâng tổng số người chết lên 19. Gần 140 người bị lây nhiễm tại 10 tỉnh, trong đó có cả thứ trưởng y tế : ông Iraj Harirchi nhiều lần ho và đổ mồ hôi ngay trong cuộc họp báo. 

Hầu hết những người bị nhiễm virus đều đã đến Qom, thành phố cho đến nay vẫn chưa bị cách ly. Nhiều trường học và trung tâm văn hóa, thể thao đã bị đóng cửa, nhiều sự kiện bị hoãn lại để ngành y tế tẩy trùng các địa điểm và phương tiện giao thông công cộng. Do thiếu thuốc men, Iran đã hạn chế số lượng thuốc bán ra và ngưng trợ cấp khiến giá dược phẩm tăng lên.

vendredi 21 février 2020

Iran : Giáo chủ Khamenei kêu gọi đi bầu Quốc hội đông đảo

Một phòng phiếu bầu Quốc hội Iran ở thủ đô Teheran ngày 21/02/2020.
Đăng ngày:


Hội đồng Bảo hiến Iran gồm hầu hết là phe bảo thủ, đã loại đến 7.300 ứng cử viên gồm những khuôn mặt chủ chốt của phe cải cách, chỉ giữ lại 7.150 người. Tại Teheran, liên minh các đảng ôn hòa quyết định không tham gia, tuy nhiên 8 đảng lại ra tranh cử với danh sách riêng. Sự thiếu đoàn kết này lại tạo thêm bất lợi, trong khi phe bảo thủ chỉ đưa ra một danh sách duy nhất, trong đó có bạn bè của cựu tổng thống dân túy Mahmoud Ahmadinejad.

Nhiều nhân vật cải cách cảnh báo nếu cử tri vắng mặt nhiều, những người cực đoan nhất sẽ giành chiến thắng. Thông tín viên Oriane Verdier tại Teheran cho biết không khí tại một đền thờ Hồi giáo được dùng làm phòng phiếu :

jeudi 13 février 2020

Thượng viện Mỹ muốn hạn chế khả năng Trump gây chiến với Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng phó tổng thống Mike Pence họp nội các cố vấn chủ chốt tại Nhà Trắng xem xét vụ Iran tấn công căn cứ Mỹ tại Irak ngày 07/01/2020.
Đăng ngày:


Văn bản này buộc tổng thống Mỹ phải rút đi lực lượng tham gia vào cuộc xung đột với Iran nếu Quốc Hội không thông qua tuyên bố chiến tranh, hay không cho phép sử dụng vũ lực trong trường hợp đặc biệt. Đề nghị tổ chức bỏ phiếu vào hôm nay đã được thông qua với 51 phiếu thuận và 45 phiếu chống. 

Những người phản đối cho rằng đây sẽ là một dấu hiệu không tốt trong vấn đề Iran. Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter : « Điều rất quan trọng cho AN NINH đất nước là Thượng viện Hoa Kỳ không thông qua nghị quyết này ». Ông cho rằng « Đây không phải là lúc để tỏ ra yếu đuối trước Iran (…). Nếu tôi bị trói tay, Iran sẽ rất vui mừng ».

mercredi 15 janvier 2020

Iran bác bỏ đề nghị một thỏa thuận nguyên tử mới với Trump


Tổng thống Iran Hassan Rohani, ngày 10/11/2019. HO / Iranian Presidency / AFP
Đăng ngày:


Thủ tướng Anh Boris Johnson vốn luôn ca ngợi ông Trump là một nhà thương thuyết giỏi, hôm 14/01 đã gọi cho ông Rohani, đề nghị thay thế hiệp ước nguyên tử đã ký năm 2015 với các cường quốc phương Tây bằng một thỏa thuận mới với Donald Trump, nhằm bảo đảm Teheran không phát triển vũ khí hạt nhân. 

Tổng thống Mỹ nói ông đồng ý với ông Johnson rằng cần phải thay thế hiệp định cũ bằng một « Trump deal ». Nhưng trên truyền hình Iran, ông Rohani kêu gọi Washington quay lại với thỏa thuận mà ông Trump đã rút khỏi năm 2018. Còn ngoại trưởng Iran khẳng định với Reuters, bên lề một hội nghị ở New Delhi, là hiệp ước hạt nhân Vienna « vẫn chưa chết ». 

mardi 14 janvier 2020

Iran : Bắn lầm máy bay, Soleimani…khi ‘người tính không bằng trời tính'


Ngược với lệ thường, người biểu tình ở Teheran tránh dẫm lên những lá cờ Mỹ và Israel sơn trên đường, mà sự phẫn nộ tập trung vào chính quyền Iran. Ảnh từ mạng xã hội ngày 12/01/2020. Reuters
Đăng ngày:


Làn sóng phẫn nộ mới bất chấp đàn áp

Cái chết của 176 hành khách đa số là người gốc Iran, rồi sự tiết lộ về vai trò của Vệ binh Cách mạng Iran đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ mới, bất chấp các cuộc biểu tình hồi tháng 11/2019 đã bị đàn áp đẫm máu làm khoảng 500 người chết.

Đã ba ngày liên tiếp, các sinh viên biểu tình tại Teheran, hô vang : « Họ đã sát hại giới tinh hoa, hãy đưa các giáo sĩ trở về chỗ của mình ». Tối thứ Bảy 11/1, hàng ngàn người còn dám hô « Kẻ độc tài đáng chết ! » - ám chỉ giáo chủ Ali Khamenei. 

mercredi 8 janvier 2020

Ngô Nhân Dụng - Iran sẽ trả đũa Mỹ cách nào?



Biển người tại lễ tang Tướng Qassem Soleimani của Iran vừa bị Mỹ sát hại vào hôm Thứ Ba, 7 Tháng Giêng, tại Kerman, Iran. Tehran tuyên bố sẽ báo thù cho cái chết của vị tướng lừng danh của họ. (Hình: Erfan Kouchari/Tasnim News Agency via AP)

(Người Việt 07/01/2020) Iran tuyên bố rằng họ đã có sẵn danh sách 35 mục tiêu để tấn công quân Mỹ trong vùng Trung Đông. Nhưng chắc chắn họ sẽ đánh lẻ tẻ, không tới mức khiêu khích quân Mỹ phải phản công toàn diện. Nhưng Tướng Gholamali Abuhamzeh còn nói thêm rằng họ có thể đánh tới Tel Aviv, thủ đô cũ của Israel, và cả “trái tim và đời sống” của nước Mỹ.

Mối đe dọa đó có đáng sợ hay không?

Trong quá khứ, Iran đã từng đánh tới các địa điểm ở các nước xa, như Buenos Aires và Bangkok, nhưng rất yếu ớt. Cho nên chắc họ sẽ tập trung vào việc tấn công các nước đồng minh của Mỹ trong vùng Vịnh, đánh vào Israel. Đặc biệt, họ có thể nhắm ám sát một nhân vật Mỹ có tầm vóc ngang với Tướng Suleimani mới bị Mỹ giết.

Tướng chỉ huy lực lượng đặc biệt Mỹ ở Iraq là người gốc Việt

Chuẩn Tướng William Seely, người được cho là “gởi nhầm” lá thư thông báo Mỹ rút quân khỏi Iraq. (Hình: alternet.org)
(Người Việt 07/01/2020) Chuẩn Tướng Thủy Quân Lục Chiến William Seely III, chỉ huy lực lượng đặc biệt Mỹ-Iraq chống lại ISIS ở Iraq, là một người gốc Việt.

Hôm Thứ Hai, 6 Tháng Giêng, 2020, Bộ Quốc Phòng Mỹ thông báo “có một lá thư gởi nhầm ra ngoài, trong đó nói rằng quân đội Mỹ sẽ rút khỏi Iraq,” sau khi Quốc Hội Iraq hôm Chủ Nhật thông qua nghị quyết đòi chấm dứt sự hiện diện của khoảng 5,200 binh sĩ Mỹ tại đây.

Chuyện này xảy ra sau vụ máy bay không người lái của Hoa Kỳ hạ sát Thiếu Tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng Quds của Vệ Binh Cách Mạng Iran, bên ngoài phi trường quốc tế Baghdad.

Phương Tây cực lực lên án vụ Iran bắn hỏa tiễn

Iran bắn hỏa tiễn đến căn cứ không quân Ain Al-Asad, tại Irak, ngày 08/01/2020.
Đăng ngày:
 
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer hôm nay 08/01/2020 lên án « một cách mạnh mẽ nhất vụ tấn công » của Iran vào các căn cứ Mỹ ở Irak. Anh quốc vốn có 400 quân nhân và 1.000 thường dân tại Irak,  tố cáo hành động « thiếu thận trọng và nguy hiểm » của Teheran. Người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, Josep Borrell coi đây là « ví dụ mới về sự leo thang » của Iran.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian lên án vụ tấn công của Iran, kêu gọi kềm chế, cho biết đang làm việc với tất cả các bên liên quan. Paris khẳng định không có ý định rút 160 quân nhân Pháp đang đóng tại Irak về nước, và nhấn mạnh ưu tiên phải dành cho việc chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech).

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh cáo sẽ « đáp trả một cách dữ dội nhất » tất cả các vụ tấn công vào lãnh thổ nước mình. Trong khi đó Trung Quốc kêu gọi « kềm chế ».

mardi 7 janvier 2020

Đe dọa trừng phạt của Trump làm dấy lên bóng ma cấm vận Irak

Ảnh minh họa: Một quán cà phê ở Bagdad, ngày 11/05/2018.
Đăng ngày:


« Nếu Hoa Kỳ trừng phạt Irak, đồng dinar sẽ mất giá và chúng tôi sẽ quay lại với quá khứ, thời kỳ bị cấm vận ». Hicham Abbas, một người dân trên một con đường buôn bán tấp nập ở trung tâm Bagdad lo lắng nói với AFP.

Hôm Chủ nhật 5/1, Quốc hội Irak đòi trục xuất càng sớm càng tốt lực lượng Mỹ trú đóng, để trả đũa vụ ám sát trên lãnh thổ nước mình tướng Iran Qassem Soleimani, và Abou Mehdi Al Mouhandis - người phụ trách tất cả các mạng lưới chính của Iran tại Irak. 

lundi 6 janvier 2020

Iran - Hoa Kỳ : Thời của những con diều hâu



(Le Monde 06/01/2020) Ba ngày sau vụ Hoa Kỳ tiêu diệt kiến trúc sư của chính sách khu vực Iran, tướng Ghassem Soleimani hôm thứ Sáu 3 tháng Giêng ở Bagdad, căng thẳng dồn dập ở Trung Đông ở nhiều cấp độ.

Sau cái chết của tướng Iran Ghassem Soleimani, sự lên gân giữa Teheran và Washington, và rộng hơn nữa là giữa Bagdad với Beyrouth, đã tạo ra một tác động tai hại : củng cố phe cứng rắn ở toàn bộ các bên.

Tại Iran, tầm vóc các cuộc biểu tình hôm Chủ nhật trong lễ tang tướng Soleimani chứng tỏ chế độ được tăng thêm sức mạnh, cho dù mới đây đã phải đàn áp dã man một làn sóng phản kháng chưa từng có. Như người ta chờ đợi, tối Chủ nhật 5/1 chính quyền Iran đã vượt qua giới hạn làm giàu uranium được áp đặt trong thỏa thuận nguyên tử đa phương năm 2015, mà tổng thống Donald Trump đã rút lui vào năm 2018.