Affichage des articles dont le libellé est Hồi hương. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hồi hương. Afficher tous les articles

samedi 9 octobre 2021

Huy Đức - Một cách lên tiếng khác

 

Có lẽ nhiều người cũng đang tự hỏi, phản ứng của các địa phương trước dòng người hồi hương là nỗi sợ “vỡ thành tích chống dịch”, hay thấy đó là một tình huống nhân đạo cần ngay những quyết định của mình.

Tàu hỏa, xe khách… vẫn nằm yên mặc cho hàng vạn công dân lầm lũi, bao gồm cả phụ nữ có mang, trẻ sơ sinh… bồng bế nhau hàng nghìn ki lô mét trên xe máy; dắt díu nhau hàng trăm ki lô mét trên đôi chân, trên xe đạp.

Quyết định đông cứng hệ thống giao thông công cộng như một biện pháp chống dịch không chỉ gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế, mà còn đang đày ải hàng vạn con người.

vendredi 8 octobre 2021

Đoàn Bảo Châu - Chị từ đâu tới ?


Xin hỏi, chị từ xứ sở nào tới vậy? Ở Việt Nam làm gì có ai còn khốn khổ như thế này?

Hay chị từ tác phẩm của ông nhà văn Ngô Tất Tố bước ra, cái ông nhà văn hay viết về sự nghèo đói của nông dân Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc ấy? Thời ấy xa lắm rồi, giờ làm gì còn người khổ như vậy nữa.

Đất nước chúng tôi đã có một cuộc cách mạng long trời lở đất, đối tượng phục vụ là tầng lớp công nông.

Tiểu Vũ - Ai ra xứ Huế thì ra…


Nghe chuyện ở Huế, người hàng xóm, cách quê tôi một con đèo Hải Vân, tự nhiên nhớ đến câu hát: "Ai ra xứ Huế thì ra, ai về là về núi Ngự, ai về là về sông Hương?". 

Đối với người Huế, câu hỏi này, trong thời điểm này dường như không có câu trả lời vì chẳng ai về đó được khi mọi cánh cửa đều bị đóng lại...

Một quyết định từ Huế tuyên bố rằng ai về "tự phát sẽ bị xử phạt" làm tôi ngỡ ngàng. Tôi chưa hề nghĩ trở về quê hương về chính ngôi nhà của mình mà bị...phạt. Điều đáng sợ không phải là bệnh dịch, không phải là sự nghèo khổ túng thiếu, đáng sợ nhất là sự khước từ không thừa nhận của quê hương khi con người muốn quay về.

jeudi 7 octobre 2021

Võ Nhật Thu - Tượng đài hay tại đường?

 

Chiếc xe này đèo cả gia đình người công nhân từ Bình Dương về đến đỉnh đèo Hải Vân.

Do hỏng không thể khắc phục được để đi tiếp lộ trình về quê. Gia đình người công nhân đã được các nhà thiện nguyện Đà Nẵng mua lại chiếc xe với giá 0 đồng.

Và họ đã bán lại cho gia đình anh chiếc xe mới keng chưa có biển số, cũng với giá 0 đồng.

Lưu Nhi Dũ - Trọng điểm kinh tế phía Nam “mất” bao nhiêu dân?

Nửa triệu (500.000) dân hay hơn? Tôi nghĩ hơn, có thể lên đến 600.000 dân, hay cả triệu dân? Trong số họ những ai sẽ trở lại, là câu hỏi thiệt khó. Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam “mất” chừng ấy dân, thì sẽ như thế nào?

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 có hai đợt biến động dân cư cực lớn. Đợt 1 (đầu dịch), người dân bỏ về quê, chủ yếu là dân các tỉnh Tây Nguyên, Nam - Bắc Trung bộ, một số tỉnh phía Bắc, có cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ước tỉnh mỗi tỉnh đón hơn 20.000 dân, tính tổng cộng có khoảng 300.000 dân về quê.

Đợt biến động dân cư lần thứ 2 khiến chính quyền nhiều địa phương bất ngờ nhất, vì đa số các tỉnh thành phố như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam đã bắt đầu, hoặc đang chuẩn bị các điều kiện để hoạt động trở lại. Đợt di-biến-động dân cư lần này chủ yếu là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, miền Trung và đặc biệt các tỉnh phía Bắc.

Đỗ Duy Ngọc - Trở về với máu, nước mắt và buồn tủi


Cho đến hôm nay, từ khi cơn đại dịch bùng phát mạnh ở Sài Gòn và một số tỉnh phía Nam, người ta ước tính có khoảng gần triệu người đã rời bỏ Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An để trở về quê.

Họ từ Cao Bằng, Lạng Sơn cho đến Bạc Liêu, Cà Mau. Nghĩa là từ muôn phương tụ lại và rồi quay đầu về cố hương trong cơn đại dịch. Họ đến với đôi tay trắng, mong có một cuộc sống khá hơn nhưng rồi trở về cũng trắng đôi bàn tay.

Có người đã đến hơn chục năm, lấy vợ, sinh con đẻ cái ở đất này. Nhưng cũng có người vừa đến chưa đầy đôi ba tháng. Họ có nhiều hoàn cảnh nhưng cùng giống nhau ở một điểm là trải qua cơn dịch, họ không còn phương tiện sống, không còn công việc để kiếm cơm, không còn lối thoát và chọn giải pháp cuối cùng là trở về.

Đặng Đình Mạnh - Vượt đèo Hải Vân


Những ngày cuối của năm 1996, vợ chồng tôi có chuyến về Huế thăm ông bà nhạc. Một buổi sau bữa cơm trưa, người bạn của nhà tôi từ trong Đà Nẵng gọi phone rủ vào chơi. Thoạt nghe, chúng tôi cao hứng muốn đi ngay xe gắn máy vào đấy, vì khoảng cách giữa Huế và Đà Nẵng chỉ tròm trèm trăm cây số.

Ông anh đồng hao (cột chèo) nghe thất kinh, vội chạy theo thêm một xe gắn máy nữa để hộ tống.

Khoảng 4 giờ chiều thì ba anh em chúng tôi chạy đến Lăng Cô. Đến đoạn chuẩn bị lên đèo Hải Vân, ngang chỗ có tấm bia xây bằng bê tông sơn khẩu hiệu gì đấy, thì ông anh đồng hao của tôi ra hiệu tấp xe vào đấy nghỉ chốc lát.

Lưu Trọng Văn - Khi sự thật phơi bày…

 

Đại dịch sẽ là cơ hội để những đầu óc lớn của quốc gia nhìn lại con đường đã đi qua và sắp tới sẽ cần phải đi.

Tiếc rằng nhiều đầu óc lớn của quốc gia ở Việt Nam lại chưa có điều kiện tụ hội chốn cung đình.

Chính vì vậy Con đường quốc gia đã đi qua gặp không ít rủi ro, giông tố mà hướng và đích lại chập chờn hư ảo…

Đoàn Bảo Châu - Vẫn không làm gì sao?


Cái sai nghiêm trọng đầu tiên là bắt buộc F0, F1 vào những khu cách ly tồi tàn, gọi là “cách ly” nhưng tạo điều kiện để vi-rút lây nhiễm chéo.

Tiếp theo là xét nghiệm diện rộng tràn lan, người lao động chen lấn để lấy giấy xét nghiệm, xếp hàng dài dằng dặc để xét nghiệm, cũng tạo ra lây nhiễm chéo.

Ngăn sống cấm chợ, rào chắn khắp nơi, khiến người lao động rơi vào sự cùng quẫn, sức cùng lực kiệt, không có cái ăn, tiền thuê nhà không thể trả, bắt buộc họ phải về quê.

mardi 5 octobre 2021

Lê Học Lãnh Vân - Chạy về hướng ngược chiều phát triển

 

Khi nhìn dòng người ào ạt tuôn khỏi thành phố chạy về quê, người có chút quan tâm tới kinh tế tự nói thành phố đã mất đi vĩnh viễn một số lớn người lao động. Đa số họ chạy về quê trong tâm thế sẽ không trở lại nơi này.

Họ chỉ là một phần nhỏ, còn rất nhiều người tạm cư khốn khó dù chưa tới đường cùng như họ. Những người này đợi khi hoàn cảnh ra đi dễ dàng hơn, có thì giờ thu xếp hơn, họ sẽ đi cũng với tâm thế không trở lại!

Ba tháng trước, đã một đợt người tháo chạy khỏi Sài Gòn. Lần đó, dù rất buồn tiếc, vẫn còn hy vọng sự phục hồi khi dịch được kiểm soát. Lần này, tâm tư ngập tràn thất vọng!

Nguyễn Văn Tuấn - Nỗi lòng người đi

 

Tôi và có lẽ các bạn đang thắc mắc tại sao có làn sóng công nhân từ Bình Dương và Sài Gòn tìm cách về quê sau ngày tạm gọi là hết phong tỏa.

Đọc báo 'chánh thống' thấy khó tin với loại ngôn từ uốn éo và đổ thừa ('tự phát rời TPHCM', 'tự ý về quê gây ùn tắc'). Nhưng người trong cuộc (qua các youtuber) cho thấy họ ra đi là do sự thất bại về chánh sách của chánh phủ.

Mấy ngày qua, có lẽ đa số chúng ta đều thấy cảnh người lao động lũ lượt kéo nhau rởi bỏ Sài Gòn và Bình Dương. Người thì đi bằng xe gắn máy, người đi xe đạp, thậm chí có không ít người đi bộ (vì xe của họ bị giam giữ?) Nhìn cảnh hai vợ chồng đạp xe về Sóc Trăng tôi đã sốc. Nhưng càng khó tưởng tượng nổi trong thế kỷ 21, mà người dân Việt phải lội bộ đến 250 km để về quê (Sóc Trăng, Cần Thơ, Dak Lak, và còn nơi nào nữa). Phải có lý do chánh đáng làm cho người ta ra đi như thế. Người ra đi chắc chắn phải có nỗi lòng.

Trịnh Hồng Thọ - Anh Nơi đã được “bảo vệ”

 

Hôm nay, 05/10/2021, đồng loạt nhiều báo đưa tin “Triệu tập nghi can / Xác định được đối tượng cắt ghép file ghi âm đại tá Đinh Văn Nơi”.

Cách đưa tin gây tò mò cao độ. Nghi can là ai, làm sao anh ta/chị ta có được những đoạn ghi âm để cắt ghép và cắt ghép thế nào, mục đích gì... là những câu hỏi mà người đọc muốn biết hoặc tưởng là sẽ được bản tin cho biết. 

Tuy vậy, bỏ công đọc hết tất cả các báo cũng chỉ biết chung chung: công an An Giang đã triệu tập nghi can cắt ghép file ghi âm và việc cắt ghép được thực hiện với ý đồ xấu.

Nguyễn Anh Huy - Hiện tượng Đinh Văn Nơi !

 

Qua nay, mạng xã hội dậy sóng về nội dung ghi âm cuộc điện đàm của đại tá - giám đốc công an An Giang Đinh Văn Nơi và thiếu tướng - cựu giám đốc công an An Giang Bùi Bé Tư.

Người ta thích ông Nơi vì dám trái ý cấp trên, đón người An Giang mưu sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh về quê.

Chính điều này làm tui muốn viết đôi điều.

Tiểu Vũ - Người về quê với gia sản cây đàn

 

Một người đàn ông đạp xe rời Sài Gòn, trong mớ hành trang đơn giản của mình, có lẽ cây đàn guitare là tài sản lớn nhất. Và dường như âm nhạc là thứ có thể an ủi vỗ về những thân phận lưu dân sau những mất mát đau thương.

Tôi đoán rằng những ngày Sài Gòn bị phong tỏa, cung đàn tiếng nhạc của anh chắc sẽ nỉ non buồn tủi lắm...

Không biết sau cuộc trường chinh dài đăng đẵng, về tới quê nhà, điệu đàn của người nghệ sĩ vô danh này có vang lên thanh âm rộn rã của khúc hoan ca ?

Cù Mai Công - "Nhân quả (đã) nhãn tiền" về niềm tin & kinh tế xã hội

 

Tới giờ, làn sóng bà con nhập cư rời Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai… di tản ồ ạt về quê vẫn chưa dừng. Dù lãnh đạo các tỉnh thành, đô thị kêu gào ở lại để phục hồi kinh tế, hứa hẹn chích ngừa, tăng hỗ trợ, thưởng này thưởng nọ gì đó.

Liệu có muộn không khi mấy tháng qua, nói thật lòng là niềm tin của bà con đã tả tơi, phai nhạt với những hứa hẹn? Ngay gói hỗ trợ lần ba của Thành phố Hồ Chí Minh  yêu cầu phát xong trước 5-10, giờ có nơi hẹn tới 15-10.

Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất… thiếu hụt nghiêm trọng về nhân lực. Ngay ở Sài Gòn, sau mấy ngày đầu mở cửa háo hức, mua bán có nhộn nhịp hơn, nhưng giờ đã có biểu hiện ế ẩm; có nơi người bán đông hơn người mua. Dễ hiểu thôi, mấy tháng giãn cách, tiền bạc mỗi nhà đều hao hụt nặng. Nhiều nhà thật sự rơi vào báo động thiếu đói.

Nguyễn Ngọc Chu - Kiến nghị thủ tướng về giải pháp đối với đồng bào về quê

 

Trong mấy ngày qua đã có hàng vạn người bằng mọi cách kiên quyết về quê. Đến nỗi 500 người đã quyết định đi bộ từ Bình Dương qua Đắk Nông để về Hà Giang xa những 1.800 km. Trong đó có cả phụ nữ mang thai. Chứng tỏ người dân đã ở bước đường cùng.

Chính phủ không có cách nào để có đủ tiền hỗ trợ. Các gói hỗ trợ như “muối bỏ biển”, lại triển khai chậm trễ, nhỏ giọt, có lúc không đúng địa chỉ, có nhiều chỗ bỏ sót. Địa phương hỗ trợ nhưng không đủ lực, cũng không kịp thời, cũng bỏ sót. Đóng cửa dài ngày không có việc làm, không có tiền sống, buộc phải về quê là lối thoát duy nhất. Đó là hoàn cảnh thực tế đâu xót phải thừa nhận của hàng chục vạn người.

Đề nghị Thủ tướng và các lãnh đạo địa phương có những biện pháp khẩn cấp giúp đỡ đồng bào về quê, và giảm bớt số lượng đồng bào về quê. Cụ thể là những điểm sau đây.

lundi 4 octobre 2021

Trịnh Hồng Thọ - "ĐM", Cảm ơn anh Nơi!

 

Trên mạng đang lan truyền một đoạn ghi âm 6 phút, ghi lại cuộc điện thoại của một người được cho là ông Đinh Văn Nơi, giám đốc công an tỉnh An Giang, nói chuyện với một người xưng là “anh Năm”- được cho là cựu bí thư tỉnh ủy An Giang, theo lời giới thiệu của người đăng file ghi âm (1).

Nghe cuộc trò chuyện thì hiểu rằng « anh Năm » – vì đọc báo thấy dân tỉnh mình từ Sài Gòn về An Giang không được đón tiếp, nên lo lắng gọi cho anh Nơi. Mặc dù có nhân vật nào đó ở An Giang - mà anh Nơi kêu là « ổng » , phát biểu trên báo chí là An Giang sẽ không tiếp nhận người dân tự ý về quê, nhưng anh Nơi đã “chơi liều” đón dân về.

Lý do chơi liều thì nghe ảnh nói nè: « Bây giờ ổng lên báo chí ổng nói là ổng không chấp nhận là người tự ý đi về đồ, này kia nọ các thứ, trời Phật ơi là trời, đ* mẹ trong lúc dầu sôi lửa bỏng chết tới nơi mà ông bỏ dân bỏ chúng vậy sao được. Đương không người ta đi về sao? »

dimanche 3 octobre 2021

Nguyễn Thu Quỳnh- Những người không có tiếng nói

 

Đâu phải chờ đến cú sốc dịch bệnh chúng ta mới biết người bán vé số, bốc vác, hàng rong nơi đầu hẻm cuối chợ, công nhân trong những khu công nghiệp mênh mông - mà đa phần là những người di cư - phải ở trong những hộp tôn tồi tàn nhếch nhác mỗi người mấy mét vuông.

Không cần kể khổ nữa! Chúng ta biết, người sử dụng lao động biết, chính quyền biết tất cả những điều đó nhưng hầu hết không ai nghĩ đến việc phải thay đổi điều đó.

Đã bao lần đứng dưới chân những tòa tháp chọc trời đang xây, nhìn những người công nhân nguyên si quần áo đỏ ngầu bụi đất và chiếc thắt lưng bảo hiểm, mệt nhọc bước ra chợ cóc mua mớ rau miếng thịt không còn tươi rồi mất hút vào con ngõ hẹp tôn thấp tè, tôi tự hỏi trong lòng đô thị sầm uất này họ được định nghĩa là gì?

Nguyễn Đình Bổn - Ngay cả thời chiến, người miền Tây chưa từng tha phương cầu thực !

 

Trong cuộc "di dân ngược" về lại quê nhà, dù có đủ người dân từ các tỉnh thành khác trong cả nước nhưng nổi trội, chiếm số đông vẫn là người miền Tây.

Nhiều năm trước, họ đã rời bỏ quê hương tìm đường lên các vùng có nhiều khu công nghiệp như Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai... kiếm sống.

Vì sao họ phải di cư? Phải chấp nhận bán sức lao động trong các xí nghiệp, nhà máy hay làm những công việc cực khổ, lương thấp nhứt tại các thành phố mà thu nhập chỉ đủ sống trong các khu nhà trọ tồi tàn?

Cù Mai Công - Sài Gòn từ chống dịch kiểu Tàu sang sống chung như Tây

 

• “Miễn dịch cộng đồng” là bất khả?

Hôm nay 3-10 là ngày thứ ba, thành phố Hồ Chí Minh nới lỏng giãn cách hết sức khắc nghiệt theo Chỉ thị 16+ với sự nhập cuộc của quân đội, rào chắn, chốt chặn nơi, dân tuyệt đối trong nhà, “đi chợ hộ”… – không khác gì cách Vũ Hán chống dịch năm trước.

Nhịp sống Sài Gòn chưa hẳn như xưa. Nhưng ngay lập tức, nó đã bật dậy: hàng quán mở cửa khắp nơi sau mấy tuần một số tiệm đã hoạt động... “chui”. Nhà hàng lớn giữa trung tâm thành phố sáng đèn, hàng rong trong hẻm nhỏ rao bán. Dịch vụ như sửa xe, sửa máy lạnh, hớt tóc… bung cửa, thợ làm không ngớt tay, phải xếp lịch khách…