Affichage des articles dont le libellé est Hồi ức. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hồi ức. Afficher tous les articles

dimanche 23 mai 2021

Nguyễn Quang Duy - Nhớ lại kỳ bầu cử đa đảng vào Quốc hội Đệ nhị VNCH 1971


Lần bầu cử Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm 1971, tôi chỉ mới 12 tuổi mà đã bạo dạn đến xin được phụ giúp phát truyền đơn quảng cáo vận động. Ứng cử viên đồng ý trao một xấp truyền đơn và dặn dò cách phân phát.

Thế là, tôi tung tăng, thoắt một chút là phát hết truyền đơn, vui mừng vì đã đóng góp xây dựng nền dân chủ nước nhà, rồi mơ ước có ngày được ra tranh cử phụng sự dân nghèo.

Bầu cử trước 1975 ở miền Nam vui lắm, các ứng cử viên với cả đoàn xe, đoàn người, nối đuôi là đoàn con nít đến từng người, từng nhà gõ cửa phát truyền đơn và giải thích đường lối tranh cử.

vendredi 21 mai 2021

Tạ Duy Anh - Nghiện đảng (2)

 


Sau những chuyến lên tỉnh, lên trung ương, bố tôi lại thấp thỏm chờ đợi. Bất cứ ai dừng xe trước ngõ nhà tôi đều cho ông niềm hy vọng. Ông hy vọng lời kêu oan của ông cuối cùng cũng đã có người nghe thấy.

Thực ra thì hầu hết những người bố gặp đều chán bố ra mặt, nhưng bố không quan tâm.

Gõ cửa các nơi mãi đều không hiệu quả, trong khi đó thì “giậu đổ, bìm leo” sự trả thù khốc liệt bắt đầu trút xuống gia đình chúng tôi, bố quyết định tung ra đòn “tổng tấn công và nổi dậy” bằng cách kéo chúng tôi vào cuộc ăn vạ bi hài nhất lịch sử!

Tạ Duy Anh - Nghiện đảng (1)

(Nhân ngày giỗ bố, cũng là nguyên mẫu nhiều nhân vật của tôi. Nhân tiểu thuyết “Sur le dos du buffle” tái bản và lấy lại tên gốc Lão Khổ. Bài dài nên tôi sẽ chia làm hai kỳ).

Ông tổ của chủ nghĩa cộng sản bảo: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” ! Có lẽ lúc ấy ông chưa hình dung ra rằng thứ học thuyết của ông mới thực sự gây nghiện cho một bộ phận nhân dân, khiến họ u mê, rồ dại còn hơn cả bị nghiện thuốc phiện.

Chẳng hạn như trường hợp bố tôi.

Ông chỉ nghiện thứ duy nhất, ấy là chủ nghĩa cộng sản, được ông đồng nghĩa với “đảng”. Vì thế, việc ông bị “khai trừ” khỏi đảng vào năm mới ngoài 40 tuổi, khiến ông luôn lên cơn “vật”, như người bị “vật thuốc!”

dimanche 9 mai 2021

Đỗ Duy Ngọc – Phá lấu, gỏi khô bò, nước mía ở ngã tư Pasteur-Lê Lợi Sài Gòn trước 1975 : Một thời khó quên


Bữa trước có việc vô Chợ Lớn, ngang chỗ đường Nguyễn Trãi thấy có tiệm phá lấu, ghé mua ăn, sao không thấy ngon như phá lấu ngày xưa. Lại nhớ cái khay nhôm tròn tròn hơi dơ dơ bán phá lấu của chú Ba Tàu góc Pasteur, Lê Lợi trước năm 1975.

Đó chỉ là một quầy nằm trên vỉa hè, khay để đầy phá lấu nhiều màu, toàn những màu sẫm là lòng heo, dồi trường, tim, lưỡi, lá sách, bao tử, gan, ruột non, phèo, phổi... Nói chung là toàn bộ đồ lòng của con heo, lại thêm mấy bộ lòng gà đầy đủ gan, tim, ruột lòng thòng xoăn xoắn. Miếng phá lấu được cắt nhỏ lủm một miếng chưa đầy miệng, ăn bằng một cây tăm. Trên khay đó còn có tương đen, tương đỏ.

Khách lái xe xuôi đường Pasteur, thắng xe ghé lại, thích gì ăn nấy, cây tăm khi đã bỏ miếng phá lấu vào miệng thì chú Ba Tàu lại ghim một cây tăm khác vào cổ tay của ông có sợi cao su buộc ngang. Khách ăn xong chú Ba căn cứ vào tăm trên tay ông mà tính tiền. Không cách chi mà lộn.

samedi 8 mai 2021

Jimmy Nguyen Nguyen - Trường Sơn đông...


Sau cái ngày 30/4 mấy chục năm trước đó, bà con lục tục lo đi kiếm cơm ăn trước đã. Bây giờ rảnh rỗi thì nhìn lại lịch sử rồi phê phán, chớ hồi đó những người sống nhờ đồng lương của ông già đi lính thì tháng trước tháng sau là thấy khủng hoảng rồi.

Phải công nhận dân ta có câu "trời sanh voi trời sanh cỏ" thật đúng. Từ những người chỉ biết cầm cây bút, tui và mấy đứa em xuống lòng lề đường gia nhập đoàn quân bán chợ trời.

Tưởng làm cái gì khó chớ bán chợ trời cũng dễ. Đứng xớ rớ đầu đường, gặp ai cũng hỏi "có gì bán không?". Những người cùng hoàn cảnh như mình, phải bán những vật dụng trong nhà để mua đồ ăn qua ngày. Ai mua? Đó là đoàn quân chiến thắng.

mercredi 5 mai 2021

Phạm Công Luận - Xóm Gà tan giấc…


Năm 2016, lần về quê hương cuối cùng trước khi mất, nhà văn Nhật Tiến hỏi tôi: “Xóm Gà bây giờ ra sao? Sáu mươi năm trước gia đình tôi sống ở đó!”.

Ông kể, năm 1954, vợ chồng ông còn rất trẻ di cư từ Hà Nội vào miền Nam và sống ở Đà Lạt. Một năm sau, ông về Gia Định, lần đến xóm Gà để cư ngụ. Đó là cái xóm ngoại ô, giá thuê nhà rẻ. Lúc đó vì không quen biết ai nên kiếm việc làm rất khó khăn. Trong gần hai năm liền, gia đình ông sống rất nghèo ở xóm Gà, chui rúc dưới mái nhà lá mà ông gọi là “tồi tàn”.

Ngoài ông và vợ là nhà văn Đỗ Phương Khanh, ở đó còn có nhà thơ Song Hồ và nhà văn Nguyễn Đình Toàn, tác giả tiểu thuyết "Áo mơ phai" và hai bài thơ phổ nhạc rất hay “Anh đến thăm em đêm Ba mươi” “Tình khúc thứ nhất”. Dù khó khăn, mọi người sống vẫn hồn nhiên, Nguyễn Đình Toàn ôm đàn ca hát suốt ngày, khi viết văn chỉ dùng mặt sau của bản tin Việt Tấn Xã làm giấy viết, lấy bút hiệu là Tô Hà Vân.

lundi 3 mai 2021

Trần Tiến Dũng - Nhớ cơm nắm chị tôi lo trong ngày chạy giặc 30-4-1975


Vậy là bữa trưa ngày 1-5 của 46 năm trước, tôi ăn gần hết các nắm cơm chị hai tôi chuẩn bị đồ ăn chạy giặc cho tôi vào ngày 29, 30-4. Tôi ở Sài Gòn học, lần đầu ăn cơm nắm chạy giặc, chấm muối mè.

Suốt từ trưa đến suốt đêm ngày hôm qua 30-4, lính Bắc Việt đầy vũ khí đi hàng một dài ngoằng trên đường Trần Quốc Toản, Nguyễn Văn Thoại, Tô Hiến Thành... Cả nhà tôi chạy ra chạy vô hành lang chúng cư Nguyễn Văn Thoại đứng ngó coi mặt Việt Cộng, nên không nấu cơm.

Hơn nữa tin đồn Việt Cộng sẽ pháo kích vẫn ám ảnh nên chị tôi dặn: Có lấy cơm nắm ra ăn thì ăn ít ít thôi, nhớ để dành hễ có tiếng đạn pháo thì chạy có mà ăn.

vendredi 30 avril 2021

Cù Mai Công - Bước chân trên vỉa hè ngày 30-4-1975 của những người lính


Những bước chân ấy lúc 10 giờ sáng 30-4-1975, khi cuộc chiến chưa tàn hẳn. Súng vẫn nổ một số nơi. Anh thanh niên 19 tuổi Nguyễn Đạt đã chụp được ở khu vòng ngoài Ông Tạ.

9 giờ sáng 30-4-1975, lính Nhảy dù trại Sư đoàn dù Hoàng Hoa Thám từ phía trên Bảy Hiền rút về phía Ông Tạ.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 30-4-1975, bộ đội từ hướng Hóc Môn tiến vào trung tâm thành phố Sài Gòn đang đi ngang qua đường Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ), quận 3.

Nguyễn Ngọc Tư - Tháng Tư


Bao giờ thì cũng là thứ nắng đỏ quạch quánh đặc như có thể nắm một nắm trong tay. Gió lặng ngắt hoặc có cũng phảng phất chút gì như xa vắng thảng hoặc. Vài trận mưa thập thò hệt đứa trẻ thử rưới ít nước lên chảo lửa ngun ngút rồi đâu lại đó, nắng đỏ hơn, ngằn ngặt đến tận cuối chiều, muốn ăn lan cả vào đêm.

Giữa nắng và nắng và nắng gắt gỏng như nhau, người ta hầu như không được chọn lựa. Cứ chịu trận và chờ đợi thứ gì đó chậm chạm trôi qua. Trên đỉnh mùa khô, trời đất đứng trân trân, không khí phập phồng rịn mồ hôi. Cây cỏ lả đi. Mùa rừng cháy. Mùa giáp hạt. Mùa bới khoai. Trẻ con chân trần đi mượn gạo nhà hàng xóm ngang qua những đám sậy cháy xém, tưởng như da thịt cũng bốc hơi. Người lớn khum khum tay cho đỡ chói ngó về phía chân trời, nơi những núi mây xám một hôm nào đó sẽ đùn lên mang mùa màng tới.

Đặc sản của tháng Tư ngoài nắng còn có... phim tài liệu, cũng hôi hổi, ngun ngút những đạn bom, những vùng trời bùng lên cháy loạn.

Lê Hoàng Hải - Hồi ức về một vụ ám sát


Ba Lé uống một ly, rượu cay làm mắt ông đỏ ngầu, rồi có lẽ men cay làm ông nhăn mặt. Cả bản mặt rúm ró lại như con khỉ ăn ớt. Tôi còn chưa kịp hiểu tại sao ông có phản ứng như vậy khi nghe tôi hỏi về thời trai trẻ của ông có từng ám sát ai không.

Ba Lé là một Việt cộng có tiếng, đắp mô đường tỉnh lộ và giựt mìn cầu. Cây cầu Đúc Sập có tên đó là do ông giật sập để làm cho xe nhà binh không qua được. Nhưng nhà Ba Lé bây giờ nghèo xơ xác như cái giẻ rách. Chỉ có cái tủ thờ của ba má ông là gọn gàng sạch sẽ, còn lại thì trống hoác như cái chuồng gà mục nát. Tôi thường tới thăm để đem cho ông mấy thứ linh tinh và nghe ông kể chuyện.

Nếu ông như mấy tay cựu chiến binh khác, chắc là cũng được cái nhà cấp bốn tí tí hoặc một giò trong huyện đội này nọ. Nhưng không, Ba Lé sống như trời đày, hay nói đúng hơn ông tự đày đọa mình, không khác gì một tù nhân khổ sai trong chính căn nhà mình.

Cù Mai Công - Ông Tạ, trận địa cuối cùng dữ dội nhất trước cửa ô Sài Gòn ngày 30-4-1975


Đa số dân Ông Tạ theo đạo Công giáo. Tiếng cầu kinh vang đều đều nhiều nhà theo tiếng đạn pháo mỗi lúc mỗi tăng dần. Cách nhà tôi một căn là nhà ông bà Vinh, con ông bà cụ chánh Kiểm, từ rạng sáng 30-4, tiếng cầu kinh cả gia đình cất lên to hơn mỗi khi có tiếng pháo vang rền gần đó…

1. Ông Tạ giữa tâm bão lửa ba trọng điểm ở Sài Gòn của Quân Giải phóng

Thực tế từ chiều 29 cho đến rạng sáng 30-4, đạn pháo kích đổ xuống phi trường Tân Sơn Nhứt dồn dập hơn. Bom rơi đạn lạc. Đã có người chết khi ở gần hẻm 158 Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai), cách nhà tôi chừng trăm mét (nay là con đường nhỏ cặp bờ kè kinh Nhiêu Lộc).

Cù Mai Công - Ông Tạ những ngày trước 30-4-1975


Tháng 4-1975, như Sài Gòn-Gia Định, Ông Tạ - "thủ phủ" Bắc di cư 54 của Sài Gòn, thậm chí cả miền Nam - căng thẳng theo tin chiến sự dồn dập. Ngay mấy đứa nhóc cũng phải chú ý khi cha mẹ, anh em, hàng xóm... ai cũng chỉ nói chuyện này. Đi học, bạn bè cũng toàn chuyện thời sự, dù mới lớp Sáu, lớp Bảy...

Có một điều gì đó "long trời lở đất" sắp xảy ra !

Nhưng bom đạn tháng 4-1975 thật sự hiện ra sờ sờ trong mắt chúng tôi là sáng 8-4-1975. Năm đó tôi học lớp Bảy trường trung học Tân Bình (nay là trường Nguyễn Thượng Hiền) ở ngã tư Bảy Hiền. Khối lớp Sáu, Bảy học buổi chiều. Buổi sáng bình yên không còn khi nghe tin máy bay ném bom Dinh Độc Lập.

mardi 21 avril 2020

Trần Trung Đạo - Sự im lặng của biển



Tôi sinh ra ở miền núi nhưng hai mươi năm qua, số phận lại đẩy về miền biển. Thành phố tôi đang sống là thành phố biển. Ngôi trường tôi học trước đây cũng nhìn ra biển và văn phòng tôi đang làm việc hiện nay được xây trên mặt vịnh Boston, bên kia là Đại Tây Dương bát ngát.

Thời gian dài trôi qua, cuộc sống tạm quen dần nhưng ngày mới về đây thật là khó chịu. Nhất là những ngày mưa bão, biển đổi thành màu đen sậm, xa xa một chiếc ghe đánh cá đang về trễ, tăng thêm phần ảm đạm. Biển vừa làm cho tôi sợ hãi khi liên tưởng đến những ngày còn lênh đênh hơn ba mươi năm trước, nhưng đồng thời cũng vừa có một sức hút vô hình khiến nhiều khi tôi đã đứng hàng giờ đăm đăm nhìn ra biển.

Các triết gia thường nói, trong mỗi phút giây chúng ta đang sống đều có bóng dáng của quá khứ và dấu hiệu của tương lai. Tôi nghĩ họ nói đúng. 

dimanche 1 mars 2020

Nguyễn Huệ Chi – Nhắc lại một kỷ niệm để tưởng nhớ đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ



Năm 1992, bấy giờ tôi đang là cán bộ của Viện Văn học, hơn nữa lại đang giữ một chức về khoa học cũng có thể gọi là to: Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện. Nhân đang được Viện giao Chủ biên công trình "Thơ văn Lý-Trần", tôi đề nghị với Viện trưởng kiêm Tổng biên tập tờ "Tạp chí Văn học" cho mình chịu trách nhiệm ra một số đặc san về văn học Phật giáo, được Viện trưởng chấp nhận. 

Trong khi chuẩn bị cho số báo này, tôi nghe phong thanh ở Thái Bình có một nhà sư tài giỏi từ miền Nam bị Nhà nước lưu đày ra đây đã hơn mười năm, vì tội không thừa nhận Hội Phật giáo Việt Nam do Nhà nước cai quản mà chủ trương một tổ chức Phật giáo độc lập lấy tên là Hội Phật giáo Thống nhất, có Ban lãnh đạo do toàn thể hội viên bầu lấy, và có đường lối tu tập riêng của mình. 

Tiếng tăm vị sư lan tỏa rất xa, từ Thái Bình bay lên đến Hà Nội, với những lời đồn thổi khiến người nghe hết sức tò mò, rằng đây là một nhà Phật học thông thái phi thường, khác xa lớp sư trụ trì ở các chùa miền Bắc trước nay.

mardi 12 novembre 2019

Lê Nguyễn - Chút gợi nhớ của một người chứng, sau sự ra đi của một nhà tu hành


Thượng tọa Thích Trí Quang (G) trong cuộc tuyệt thực trước Dinh Độc Lập.


Một bài viết hiếm hoi tương đối khách quan và rất nhiều thông tin cần thiết cho lớp hậu sinh - TM
 
Những ngày qua, khi Thượng tọa Thích Trí Quang qua đời, mình không muốn nghĩ lại, nhớ lại một quãng đời tuổi trẻ đã qua - vào những tháng ngày sau 1.11.1963, khi nhiều tướng lãnh miền Nam thực thi kế hoạch của chính phủ Mỹ, lật đổ, thậm chí sát hại hai anh em nhà lãnh đạo Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu. 

Nhưng rồi có một số bạn trẻ liên lạc, bày tỏ ý muốn biết một vài chi tiết về những gì liên quan đến thầy Trí Quang và Phật giáo miền Nam những năm sau sự sụp đổ của nền Đệ nhất Cộng hòa. Thôi thì xin ghi lại chút hồi ức và cảm nghĩ linh tinh vậy. 

Những ngày sôi động vào giữa năm 1963, các cuộc biểu tình của Phật tử nổ ra khắp nơi. Đặc biệt là Phật tử Huế, sau sự kiện chính quyền Thừa Thiên - Huế chỉ cho phép treo Phật kỳ tại các chùa, mà không cho treo ở khắp các ngả đường trong dịp Phật đản 1963, như đã từng cho phép làm thế trong các mùa Phật đản trước. Cái sảy nảy cái ung, chính quyền Thừa Thiên – Huế hành xử thiếu kiên nhẫn, súng nổ và sự kiện “đàn áp Phật giáo” được sớm sủa loan truyền trên khắp cả nước.

dimanche 15 septembre 2019

Chu Hảo - IDS: Chuyện bây giờ mới kể



(Viet-Studies 14/09/2019) Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) đăng ký hoạt động theo Luật Khoa học & Công nghệ (KH&CN) tại Sở KH&CN Hà Nội và được chấp nhận ngày 27 tháng 9 năm 2007.
Ngày 14 tháng 9 năm 2009 IDS tuyên bố tự giải thể để phản đối Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc Ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức KH&CN, có hiệu lực từ ngay ngày hôm sau.

Mới đấy mà đã  hơn 10 năm IDS ngừng hoạt động, nhưng vẫn đang và sẽ còn để lại những dấu ấn đặc biệt trong quá trình phát triển đầy gian nan của Xã hội dân sự ở nước ta. Nhân dịp này, tôi xin kể lại một vài câu chuyện có liên quan mà còn ít người được biết. Mong được bạn đọc gần xa chia sẻ với tinh thần cởi mở.

samedi 7 septembre 2019

Vũ Thư Hiên - Gặp gỡ ở lưng đèo



1

Thời gian trôi, chớp mắt đã quá nửa thế kỷ. Không thể níu kéo nó, không thể bắt nó dừng. Nó đi rồi là hết, may chăng còn rớt lại cái bóng.

Tôi có giữ lại một cái bóng có thể bổ sung cho tiểu sử một con người đáng nhớ. Người ấy có thể là người quen của bạn, người ấy có thể không xa lạ với bạn, biết đâu đấy.

Chuyện là thế này.

Cuộc kháng chiến đã vào năm thứ tư. Con đường hàng tỉnh từ Tuyên Quang đi Thái Nguyên vốn hẹp không có ô tô qua lại còn trở nên hẹp hơn nữa. Những bụi cây lúp xúp tràn ra mặt đường. Cỏ gà, cỏ mần trầu mọc thành bụi ở những ổ gà. Ở đôi chỗ hoa lau lòa xòa quệt vào mặt khách bộ hành.

Ba lô trên vai, tôi cắm cúi đi.

vendredi 3 mai 2019

Tôn Nữ Thu Dung - Gió tháng Ba, bão tháng Tư



Tôi viết câu chuyện này (không phải truyện ngắn) để tặng Phạm Thị Thìn (đã mất tích), Lý Bá Hoài Khanh(Lyon) và Đặng Anh Tuấn (California).

Như tiếng roi quất vào đêm hun hút.
Như tiếng vó ngựa phi qua thảo nguyên mênh mông.
Như tiếng chó sói tru dưới trăng man dại.
Như tiếng vượn hú giữa rừng thẳm hoang vu.
Như tiếng hồn tử sĩ oán than bên trời huyền hoặc…
Gió…
Tôi ôm trái tim mình đau buốt.
Ai đang gọi tôi trở về trong mịt mù ký ức ?
Ký ức từ một ngày thơ dại xa xăm

Một ngày của tháng Ba

Khanh là người đầu tiên chia tay với thành phố biển. Khanh nói :

mardi 8 janvier 2019

Ngọc Vinh - Tiếng súng đã vang…


Những người lính Quân đoàn 4 của VN tiến vào Thủ đô Phnom Penh của Campuchia ngày 7-1-1979

(Để tưởng niệm những người lính Việt bỏ mình trong cuộc chiến với Khmer Đỏ)

1- Sáng ngày 17-11-1977, hơn 150 thanh niên tuấn tú của Phan Thiết bị gậy đầy đủ tập trung tại sân vận động, chờ xe đến đón đưa đi quân trường An Sơn (Bình Định). Mẹ tôi ngồi trước mặt tôi, bên phía bãi cỏ dành cho thân nhân những người ”lên đường làm nghĩa vụ quân sự”, khuôn mặt đẫm nước mắt. 

Tôi là con trai út trong một gia đình bảy anh chị em, nên được mẹ thương yêu nhất nhà cũng là điều dễ hiểu. Khi cuộc chiến Việt- Mỹ kết thúc, trong gia đình tôi, có hai ông anh bị xếp diện “Ngụy”, một bà chị cả là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Trong gia đình “hai chiến tuyến “ này, mỗi người trong số ba anh chị tôi vừa kết thúc bổn phận chính trị đã chọn lựa của họ. Giờ đến lượt bổn phận của tôi, nhưng không phải là tự nguyện. Tôi cùng nhiều bạn bè khác bị đẩy lên đường chiến chinh khi “tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới”!

lundi 13 août 2018

Phạm Xuân Nguyên - Tôi « liên lụy » Bùi Tín



Nhân ông Bùi Tín mất (1927 – 2018) tôi nhớ lại chuyện này. Tôi không gặp ông trong đời. Nhưng cuốn sách “60 ngày ở Sài Gòn” ông viết (với bút danh Thành Tín) về thời gian tham gia ủy ban quân sự liên hợp bốn bên sau hiệp định Paris 1973, tôi đã đọc từ hồi học phổ thông. 

Tôi cũng đã đọc các cuốn “Mặt thật”, “Hoa xuyên tuyết” ông viết khi đã đi khỏi nước. Sau ngày ông sang Pháp và quyết định ở lại làm một “dissident” (người ly khai, bất đồng chính kiến) ông đã có nhiều bài viết và bài trả lời phỏng vấn trên các báo chí hải ngoại. Và một trong những bài đó đã khiến tôi bị “liên lụy”.