Affichage des articles dont le libellé est Cù Mai Công. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cù Mai Công. Afficher tous les articles

dimanche 18 juillet 2021

Cù Mai Công - Covid : « Đánh nhanh thắng nhanh » hay « trường kỳ kháng chiến » ?


Như vậy, hết ngày hôm nay, từ 0g ngày 19-7, khu vực Nam kỳ lục tỉnh xưa gồm 6 tỉnh miền Đông và 13 tỉnh miền Tây chính thức vào đợt giãn cách 15 ngày, theo Chỉ thị 16.

Sài Gòn xưa nay là trung tâm Nam kỳ lục tỉnh, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa lẫn… Covid. Theo chủ quan cá nhân, từ thực tế các khu cách ly, khu phong tỏa, tình hình các bệnh viện... và vận dụng vận trù học được học, trên trang Facebook cá nhân, ngày 4-7, tôi dự báo với nhiều anh em, bạn bè thân lẫn trên trang nhà mình: TP.HCM hết 11-7 trên dưới 13.000. Thực tế 13.012 ca.

Năm ngày trước, 13-7, khi các ca Covid hơn 16.000, trên trang nhà mình, tôi mạo muội dự báo cuối tuần này, hết ngày 18-7, TP.HCM từ 26.000 – 30.000 ca và ngành y tế TP.HCM "vỡ trận". Ngày 18-7, còn con số buổi tối, nhưng sáng nay đã 28.455 ca và tình hình ngành y tế TP.HCM như thế nào thì có lẽ anh em mình chắc cũng biết.

mercredi 14 juillet 2021

Cù Mai Công - Covid-19 đang diễn biến rất nhanh và nhiều bất ngờ


Covid rõ ràng là sự kiện "long trời lở đất" và đang diễn biến rất nhanh về mức độ, thực trạng lẫn chính sách, chiến lược, khó ai ngờ trước.

Những bãi, lò thiêu người chết vì Covid-19 ở Vũ Hán, Ấn Độ…Những con số bệnh nhân Covid chết ở Mỹ, châu Âu… dội về Việt Nam suốt hơn năm qua, dễ dàng khiến chúng ta lo ngại sẽ diễn ra ở Việt Nam. Số ca bệnh dịch đợt 4 hơn hai tháng nay, từ 27-4 ở Bắc Giang và đặc biệt, tháng rưỡi nay ở TP.HCM, đô thị lớn nhất nước về số dân lẫn kinh tế tăng vọt từng ngày càng tăng thêm nỗi lo ấy.

Vậy nên, tôi nghĩ ai làm lãnh đạo thành phố, ai chịu trách nhiệm phòng chống Covid cho TP.HCM cũng sẽ lần lượt áp dụng các Chỉ thị 15, 10, 16… Nên chia sẻ và đồng cảm với họ. Thời điểm đó, thực tế chưa diễn ra, cảnh giác trước vẫn hơn.

vendredi 2 juillet 2021

Cù Mai Công - Phản đề Covid 4 : Lo lắng số ca nhiễm nên quên hậu quả thực tế ?


(Xin khoanh lại chuyện thực tế hiện nay ở Việt Nam, TP.HCM. Xin không mang kết quả ở Tàu, Ấn, Mỹ... ra đối sánh, vì mỗi nước có quan điểm, cách phòng chống khác nhau. Mỗi gien, chủng người có cơ địa phản ứng với các dịch bệnh khác nhau, tạo nên vùng dịch tễ khác nhau).

Đến sáng 2-7-2021, sau hơn hai tháng bùng nổ dịch Covid-19 đợt 4 ở Việt Nam, với hai điểm nóng lớn nhất là Bắc Giang và TP.HCM, đã có 17.727 ca nhiễm. Bắc Giang đã tạm giảm và có lẽ đã qua đỉnh dịch (như hôm nay không có ca nào mới). TP.HCM ngược lại, đang tăng mạnh từng ngày.

Chính quyền, chức năng lẫn dân đều lo, rất lo với những biện pháp phòng chống gắt gao hơn: hơn 500 điểm, khu vực bị phong tỏa; hàng trăm chợ truyền thống và siêu thị tạm đóng cửa; gấp rút xét nghiệm toàn thành phố...

dimanche 27 juin 2021

Cù Mai Công - Một ngày 724 ca Covid ở TPHCM, đối diện thực trạng về không gian kín và mở


Chỉ một ngày một đêm, đến sáng nay 26-6-2021, TP.HCM ghi nhận tổng cộng con số ca Covid-19 kỷ lục ngày 25-6: 724 người. Choáng váng nhiều người.

Có lẽ do hôm nay bên Y tế tăng cường rà soát, kiểm tra kỹ hơn thôi chứ không đột nhiên. Cụ thể ông Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế - cho biết trong số này có 99 trường hợp trong khu phong tỏa, 538 trường hợp trong khu cách ly được phát hiện qua 2 lần xét nghiệm.

Càng không bất ngờ khi ngay sau dịp lễ 30-4 và 1-5 vừa qua, nhiều người, trong đó có tôi, thật sự lo lắng về khối người TP.HCM chen chúc ở các khu du lịch nhiều tỉnh, rồi chen chúc về.

lundi 14 juin 2021

Cù Mai Công - Những ca không Covid lang thang trên đường phố Sài Gòn


(Chia sẻ cá nhân. Xin không nhận quyên góp của ai ạ)

Trưa 14-6-2021, TP.HCM quyết định tiếp tục giãn cách xã hội toàn TP.HCM theo chỉ thị 15 thêm hai tuần.

Nội dung thì nhiều nhưng có một khuyến cáo chung cho bất kỳ chỉ thị nào: mùa dịch này, người trên 60 tuổi không nên ra đường. Ngành y tế đang lo ngại những ca Covid chưa phát hiện, đang “lang thang” trên đường

Khuyến cáo cần thiết, nhằm bảo vệ sức khỏe người cao tuổi. Thực tế khá ít người trên 60 tuổi ra đường những ngày này. Ít nhưng không có nghĩa là không có, thậm chí có không ít. Đâu đâu trên những đường phố, hẻm hóc Sài Gòn vắng vẻ những ngày này, ai cũng dễ dàng thấy những bà cụ đi lang thang trên đường, ngồi bên vỉa hè để lượm rác, bán vé số… Dãi dầu trong mưa, trong nắng giữa mùa Covid vốn ai cũng ngại ra đường.

Cù Mai Công - Chủ nhật của một linh mục khu Ông Tạ



13-6-2021. Chủ nhật thứ hai TP.HCM giãn cách Covid-19. Các nhà thờ ngưng Thánh lễ cộng đồng. Các linh mục chỉ làm lễ trong nội bộ với một số rất ít thầy dòng, ông trùm ông quản trong xứ.

Đức cha Giuse Nguyễn Năng, tổng giám mục Tổng giáo phận Sài Gòn bảo: “Hãy xem Covid là một cái gờ giảm tốc cho một cuộc sống luôn lao đầu không phanh về phía trước...”.

Trong thư chung gửi các linh mục, tu sĩ Công giáo trong giáo phận ngày 31-5-2021, Ngài cũng nói về cách ứng xử với “bình thường mới” này cùng các vị mục tử - các đấng bậc chăn chiên - vốn cũng mang bản tính con người như mọi người: “Bỗng dưng việc giãn cách xã hội làm cho chúng ta rơi vào khoảng không hụt hẫng. Chúng ta đừng quên rằng buồn chán, thất vọng, trầm cảm, buông xuôi, chính là loại virus độc hại có khả năng giết chết tâm hồn con người”.

dimanche 6 juin 2021

Cù Mai Công - Sáng 5-6, người ở Sài Gòn thức dậy thấy mình bị « nhốt » trong nhà


(Xin nói rõ, người ở Sài Gòn không chỉ là người có hộ khẩu TP.HCM mà còn mấy triệu bà con nhập cư từ các tỉnh thành).

Từ 0g sáng 5-6-2021, người dân TP.HCM từ TP.HCM đi 15 tỉnh thành sẽ thuộc diện cách ly với nhiều mức độ khác nhau: Bạc Liêu, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Bến Tre, Đồng Tháp, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Lâm Đồng, Bình Thuận, Quảng Nam, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa (tính đến sáng 5-6). Có lẽ sẽ không dừng lại con số này.

Thật ra, từ sáng 5-6, không ít người không hiểu sao đã biết thông tin này. Như… tôi chẳng hạn. Nên khi nghe tin ba một người học trò nay là huấn luyện viên võ thuật của mình qua đời đột ngột, tôi vẫn quyết đi ngay.

vendredi 4 juin 2021

Cù Mai Công - Khi các khu phong tỏa đang chạy dài theo kháng chiến…chống Covid-19

 


1. Tới sáng 3-6-2021, bốn ngày sau khi cả TP.HCM giãn cách xã hội – từ 31-5-2021, không dân Sài Gòn nào có thể nhớ nổi các khu vực, địa điểm ở TP.HCM đã bị phong tỏa, khoanh vùng.

Có nơi như chợ Phú Nhuận mới phong tỏa xong, xả rào ít ngày, rồi mới đây lại phong tỏa tiếp. Ngày càng nhiều, nhớ không xuể. Báo chí cũng không thể cập nhật thông tin kịp thời hết...

Tôi cũng không nhớ nổi, chỉ còn cách cố gắng biết các điểm quanh nhà mình, khu vực mình: xóm Đại Lợi và phường 3, Tân Bình.

vendredi 21 mai 2021

Cù Mai Công - Vậy là Covid ở TPHCM đã ra chợ, vô quán bình dân


Đôi lời: Paris ngược lại, chỉ cho các quán đặt bàn ghế ngoài trời phục vụ khách, bên trong giới hạn số khách vì virus dễ lây trong không gian khép kín. 

* Lại những ngày khó khăn với bà con lao động, buôn bán nhỏ...

UBND phường 14, quận 4, TP.HCM vừa có văn bản khẩn tìm người từng đến ba quán ăn ở khu chợ 200, đường Xóm Chiếu vào ngày 18-5.

Đó là các quán: phá lấu cô Oanh (C200/48 Xóm Chiếu, phường 14, quận 4), súp cua Hằng, vịt lộn Phượng (C200/18 Xóm Chiếu, phường 14, quận 4).

Ở hẻm 200 Xóm Chiếu, quận 4, tối 20-5, lực lượng chức năng gồm công an, trật tự đô thị, dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố... cũng dựng rào chắn, hạn chế người dân không được ra vào. Người dân bên ngoài vào trong thì được nhưng phải cách ly để theo dõi, chờ kết quả theo quy định, còn người bên trong hẻm không được ra khỏi hẻm.

dimanche 2 mai 2021

Cù Mai Công - Lịch sử phải được chính thức trả lại sự thật !


Như vậy, một sự kiện lịch sử là ai đã viết và tiếp nhận đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Dương Văn Minh đã rõ: trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng chứ không phải đại úy Phạm Xuân Thệ (theo chức danh lúc đó).

Sự thật lịch sử này là cuộc đấu tranh kiên trì của không ít báo, trong đó, Tuổi Trẻ là một trong những tờ báo đầu tiên nêu ra từ 2007 với loạt bài ba kỳ.

Trước đó, năm 2005, Viện Lịch sử Quân sự đã tổ chức một cuộc "hội thảo khoa học" ồn ào để công nhận trung tướng Phạm Xuân Thệ, tư lệnh Quân khu. In sách hẳn hoi.

vendredi 30 avril 2021

Cù Mai Công - Ông Tạ, trận địa cuối cùng dữ dội nhất trước cửa ô Sài Gòn ngày 30-4-1975


Đa số dân Ông Tạ theo đạo Công giáo. Tiếng cầu kinh vang đều đều nhiều nhà theo tiếng đạn pháo mỗi lúc mỗi tăng dần. Cách nhà tôi một căn là nhà ông bà Vinh, con ông bà cụ chánh Kiểm, từ rạng sáng 30-4, tiếng cầu kinh cả gia đình cất lên to hơn mỗi khi có tiếng pháo vang rền gần đó…

1. Ông Tạ giữa tâm bão lửa ba trọng điểm ở Sài Gòn của Quân Giải phóng

Thực tế từ chiều 29 cho đến rạng sáng 30-4, đạn pháo kích đổ xuống phi trường Tân Sơn Nhứt dồn dập hơn. Bom rơi đạn lạc. Đã có người chết khi ở gần hẻm 158 Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai), cách nhà tôi chừng trăm mét (nay là con đường nhỏ cặp bờ kè kinh Nhiêu Lộc).

Cù Mai Công - Ông Tạ những ngày trước 30-4-1975


Tháng 4-1975, như Sài Gòn-Gia Định, Ông Tạ - "thủ phủ" Bắc di cư 54 của Sài Gòn, thậm chí cả miền Nam - căng thẳng theo tin chiến sự dồn dập. Ngay mấy đứa nhóc cũng phải chú ý khi cha mẹ, anh em, hàng xóm... ai cũng chỉ nói chuyện này. Đi học, bạn bè cũng toàn chuyện thời sự, dù mới lớp Sáu, lớp Bảy...

Có một điều gì đó "long trời lở đất" sắp xảy ra !

Nhưng bom đạn tháng 4-1975 thật sự hiện ra sờ sờ trong mắt chúng tôi là sáng 8-4-1975. Năm đó tôi học lớp Bảy trường trung học Tân Bình (nay là trường Nguyễn Thượng Hiền) ở ngã tư Bảy Hiền. Khối lớp Sáu, Bảy học buổi chiều. Buổi sáng bình yên không còn khi nghe tin máy bay ném bom Dinh Độc Lập.

mercredi 17 février 2021

Cù Mai Công - Chỉ trong 14 năm, Bắc Kinh đã ba lần xâm lược nước ta


Ba mùa xuân đau thương, mất mát

• "Không được sợ Trung Quốc!" (cố Tổng bí thư Lê Duẩn)

Sáng 17-2-1979, 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, Trung Quốc đưa 600.000 quân và 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối mở cuộc tấn công xâm lược nước ta dọc theo biên giới phía Bắc - từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) hơn ngàn cây số.

Dựa vào số quân đông nhất trong tất cả lịch sử các cuộc xâm lược Việt Nam từ xưa tới nay, quân xâm lược Trung Quốc đã cùng lúc tấn công trên nhiều hướng, với 3 mũi trọng điểm: Cao Bằng, Lào Cai và Lạng Sơn.

jeudi 28 janvier 2021

Cù Mai Công - Cuối năm lẩn thẩn vài câu Kiều với thời cuộc


* Câu 2020 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du : “Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh”. (Kiều)

Covid-19 khiến cả thế giới lảo đảo suốt năm 2020, tới giờ vẫn lao đao. Hơn 100 triệu người đã nhiễm, hơn 2 triệu người đã chết.

Các nước bơm tiền cứu dân. Lệnh phong tỏa vẫn tiếp tục nhiều nơi. Hàng triệu người Việt khắp nơi không về quê dịp tết này được, day dứt nỗi lòng tha hương.

Người Việt trong nước đâu đâu cũng tơi tả. Hàng chục ngàn doanh nghiệp đóng cửa, hàng chục triệu bà con cần lao trĩu nặng nỗi lo toan…

lundi 21 décembre 2020

Cù Mai Công - Tình người Ông Tạ ngoại đạo với « Mùa sao sáng »


* “Một mùa sao sáng đêm Noel Chúa sinh ra đời…”

* “Chúa ngự ở trên cao. Lòng trời bể bao la. Ngày lớn con đã tin rằng: Khi lòng khổ đau tìm đến Chúa ban an lành”

Năm 1970, cách đây nửa thế kỷ, có đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhau được hai năm gom góp tiền mua ngôi nhà nhỏ gần góc đường Nguyễn Minh Chiếu (nay là Nguyễn Trọng Tuyển) - đại lộ Cách Mạng 1-11 (nay là Nguyễn Văn Trỗi). Đây là vùng ngoại ô Ông Tạ. Khu vực này lúc đó còn rất vắng vẻ, nhưng gần nơi ông làm việc là trại Trần Hưng Đạo - trụ sở Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

mercredi 16 décembre 2020

Cù Mai Công - Mùa Vọng còn là vọng Ngày phán xét cuối cùng


"Ngày phán xét cuối cùng" của một số quan chức đã đến.

Nhiều người Công giáo nghĩ đơn giản mùa Vọng là vọng (chờ đợi) Chúa Hài đồng sinh ra trên máng cỏ.

Đúng, nhưng chưa đủ. Đó chỉ là một vế. Giáo hội Công giáo xác định mùa Vọng là vọng hai sự kiện:

lundi 7 décembre 2020

Cù Mai Công - Hoàng Hải Thủy, nhà văn yêu Ông Tạ, yêu Sài Gòn đến tận cùng đã ra đi


Chiều 7-12-2020, Hoàng Hải Triều, bạn thân cùng lớp 4, 5 trường Mai Khôi (nay là Bành Văn Trân) với tôi buông một tiếng: "Bố tôi đã không còn nữa".

Bố của Triều là nhà văn, nhà thơ Hoàng Hải Thủy với một loạt tác phẩm lừng lẫy miền Nam trước 1975: Vũ nữ Sài Gòn, Tây đực Tây cái, Chiếc hôn tử biệt, Bạn và vợ, Đỉnh gió hú (phóng tác từ Wuthering Heights), Điệp viên 007 (phóng tác)... Trong đó, tác phẩm phóng tác Jane Eyre của Charlotte Bronte lấy tên người con gái của ông mà ông vô cùng yêu thương: Kiều Giang...

Cách đây hơn nửa tháng, ngày 20-11-2020, chị Kiều Giang bảo tôi: "Cù Mai Công, cảm ơn em về những hồi ức về gia đình chị. Chị mong sẽ được đọc thêm nhiều bài độc đáo của em về đất Ông Tạ. Bố chị cũng rất ngạc nhiên và thích thú được biết về những chi tiết về vùng đất này".

mardi 18 août 2020

Cù Mai Công - « Dân Ông Tạ nổi tiếng hai thứ : du đãng và…nhà văn »



Dân Sài Gòn nhắc đến Ông Tạ là nói đến thịt chó, tiệm vàng, chợ lá dong…, còn nhà thơ Đỗ Trung Quân lại nói như vậy đó coi có được không?

Nhà thơ ngông nghênh một cách duyên dáng, đáng yêu nhất Sài Gòn này kể vài tên: du đãng thì có anh em ông Sơn Đảo… Nhà văn thì có nhiều như Hoàng Hải Thủy, và sau này là ông Nguyễn Thanh Trịnh, tức Đoàn Thạch Biền, nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn, nhạc sĩ Nguyên Vũ của “Bài thánh ca đó còn nhớ không em…”, MC Nguyễn Ngọc Ngạn…

Anh không kể anh vì có lẽ anh cũng không rõ mình là nhà thơ nhà văn, họa sĩ hay… giang hồ (!)

mardi 21 avril 2020

Cù Mai Công - Sài Gòn của em, Sài Gòn là em, Hà ơi, Có ơi…



Hà (áo đen) xếp hàng chờ nhận gạo.

* Người Sài Gòn không có thói quen xúc phạm người khác.

Có lẽ cũng như tôi, nhiều người nhói tim khi coi clip một em gái gầy nhom bị tiếng loa đặt ATM gạo từ chối phát lớn, đầy uy lực cho mọi người ở đó cùng nghe: "Em áo đen, mời em ra khỏi vị trí nhận gạo giùm chị".

"Em áo đen" ấy là một em gái tên Hà 17 tuổi, quê An Giang, "từ Tết giờ công ty cho nghỉ, em cũng đi phụ hồ. Nhưng em kéo cát lên sàn không nổi, nên chủ không cho làm, phòng trọ ở chung 5 người, hết gạo, hết tiền".
 
Bị từ chối có lẽ vì người ta thấy Hà ăn mặc tươm tất. Ông bà dạy: "Đói cho sạch, rách cho thơm". Bất ngờ. Hụt hẫng. Hà bối rối. Hà ngẩn người. Hà mắc cỡ... Bao nhiêu cảm giác trộn lẫn trong Hà lúc đó: "Cuộc đời, Sài Gòn đã không chìa tay ra với mình?".

samedi 18 avril 2020

Cù Mai Công - Cây "ATM gạo" thứ hai ở Sài Gòn đang « rầu cả thế giới »



(Đúng điệu Sài Gòn - Nam bộ: Kêu lấy giùm người ta muốn chết, vậy mà cũng chỉ lấy "dzừa đủ xài").

* "Con nên nhớ rằng chỉ liếc mắt trông qua cử chỉ ngôn ngữ của dân chúng ngoài đường là người ta có thể xét đoán được trình độ giáo dục của cả một dân tộc". 

Cây "ATM gạo" nhân ái đầu tiên trên đường Vườn Lài, quận Tân Phú, TP.HCM làm rung chuyển nhiều trái tim và lan tỏa cả nước khi gạo - thực phẩm không thể thiếu của mỗi gia đình - tuôn trào theo từng nút bấm.

Người nhận thoải mái chờ tới lượt, "em nào cũng có phần", khỏi chen lấn, giành giựt chi cho mệt, lỡ dính cô này, cô kia phiền phức.