Affichage des articles dont le libellé est Bệnh viện. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bệnh viện. Afficher tous les articles

samedi 23 octobre 2021

Đoàn Bảo Châu - Tại sao công luận xót xa khi một nhà khoa học “ngã ngựa”?

 

Bởi bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, giám đốc bệnh viện Bạch Mai, cựu giám đốc Viện Tim Hà Nội có “đôi tay vàng” trong làng phẫu thuật. Một người đã giành được sự kính trọng của đồng nghiệp và bệnh nhân. Bao sở học dày công đào luyện trong nhiều năm đã uổng phí từ đây.

Sự “ngã ngựa” của quan chức đơn thuần chỉ khiến công luận hả hê, bởi họ cảm thấy công lý được thực thi, trước đấy họ chẳng biết gì về công lao của đối tượng.

Như trường hợp của cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung thì ai cũng phải thốt lên là đáng đời, bởi biết bao câu chuyện về việc Chung đã tham lam, lạm quyền trong khi tại chức.

vendredi 22 octobre 2021

Huy Nguyen - Cám ơn bà Mai Anh đã cho chúng tôi được hãnh diện


Tôi dành một ngày để đọc tất cả các bài viết về Bà Mai Anh, Phu nhân cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vừa mới qua đời.

Đọc xong để có cảm giác hãnh diện vì mình đã được sống trong hai nền Cộng Hòa 15 năm  dù ngắn ngủi.

Tôi ngắm nhìn gương mặt của Bà qua từng thời kỳ, chợt thấy Bà và tổng thống Thiệu có những nét khá giống nhau mà người ta gọi là tướng phu thê.

jeudi 21 octobre 2021

Tony Ngo - Cần một mô hình quản lý khác

 

Mỗi lần khởi tố mấy ông/bà giám đốc bệnh viện thật lòng thấy rất xót.

Vì các ông/bà ấy chắc chắn rất giỏi về chuyên môn, được học hành rất nhiều. Chuyên môn của các ông/bà ấy là dùng để cứu người, có giá trị vô cùng lớn.

Các ông bà ấy bị khởi tố và tù tội toàn vì cái tội có liên quan đến việc mua sắm, đấu thầu.

Đoàn Khắc Xuyên - Việc nào ra việc đó, nhưng...

 

GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, giám đốc Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 số 16 - cho biết để chuyển từ một trung tâm thu dung điều trị bệnh nhân nhẹ sang một trung tâm hồi sức bệnh nhân nặng là cả vấn đề lớn.

Ta có thể đếm được số nhân viên y tế đến chi viện, nhưng không đếm được bao giọt mồ hôi bên trong lớp áo bảo hộ. Chúng ta ước lượng được bao nhiêu tấn hàng đã chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chúng ta không thể đong đếm bao yêu thương và tận tụy đã chuyển đến thành phố thân thương này.

Sự vào cuộc nghĩa tình của hàng nghìn cán bộ, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã giúp triển khai đúng tiêu chuẩn và đưa trung tâm vào hoạt động sớm nhất.

mercredi 20 octobre 2021

Khiết Nguyễn - Đệ Nhất Phu Nhân Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Thị Mai Anh


Nếu nhìn lại Việt Nam Cộng Hòa và nhìn sang Đại Hàn Dân Quốc, một quốc gia bà con xa và cũng là một đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi thấy hai vị nguyên thủ quốc gia và đệ nhất phu nhân có vài điểm giống nhau.

Tổng Thống Phác Chính Hy và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đều xuất thân từ quân đội, đều biết làm ruộng, lái máy cày. Phu nhân của Tổng Thống Phác, Bà Yuk Young Soo, cũng giống phu nhân của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, Bà Nguyễn Thị Mai Anh, ở vài điểm: đi bên phu quân, cả hai đều khiêm tốn, luôn tìm mọi cách để tránh lôi cuốn sự chú ý của quần chúng cũng như giới truyền thông.

Khi bắt buộc phải có mặt bên chồng, Bà Yuk luôn khép nép trong chiếc áo Hanbok cổ truyền, và tuy rằng lúc nào cũng giữ một nụ cười khả ái nhưng Bà rất ít nói. Bà Mai Anh cũng vậy, luôn mặc chiếc áo dài truyền thống và đứng lùi lại phía sau Tổng Thống một chút. Thế nhưng cả hai đều là những người phục vụ xã hội một cách rất hăng say.

Thái Vũ - Ngại quá !

 

Song song với tin về Bà cựu Đệ Nhất phu nhân Việt Nam Cộng Hòa qua đời, nhiều người nhắc tới bệnh viện "Vì Dân". Bệnh viện hoàn toàn miễn phí cho người nghèo do Bà đứng ra kêu gọi quyên góp xây dựng, nay thành bệnh viện Vì Quan.

Tiếng Anh có thành ngữ "winner take all" có nghĩa là người thắng vơ hết.

Ví dụ trong một cuộc thi nhiều giải thưởng, người thắng cuộc chơi đó sẽ giựt hết tất cả các giải. Hoặc người chơi bài Poker, chơi ván cuối cùng và thắng tất cả tiền cược.

Lưu Trọng Văn - Trớ trêu !

 

Mạng tràn ngập hình ảnh và tin bà Mai Anh qua đời ở Mỹ, thọ 90 tuổi.

Người Sài Gòn tiếc thương bà không phải vì bà là vợ của tổng thống Thiệu - người dặn vợ nguyện vọng được chôn cất ở Ninh Thuận, quê nhà - nhưng bà không thể thực hiện được.

Người Sài Gòn tiếc thương bà, vì bà là người đem hết sức mình làm nên bệnh viện lớn nhất và hiện đại nhất có tên Vì Dân.

Bùi Chí Vinh - Một nén nhang cho bà Nguyễn Thị Mai Anh


Bùi Chí Vinh : Trước 1975 dù nhà ở Xóm Lách quận 3 dưới chân cầu Công Lý, nghĩa là khá xa địa điểm bệnh viện Vì Dân đang xây dựng, nhưng tôi vẫn rủ bọn nhóc tì mới lớn trong xóm lên tuốt Ngã Tư Bảy Hiền để chơi và để xem.

Chơi để thỏa chí tang bồng, và xem để biết thế nào là một công trình y tế vì nhân dân mà phục vụ như lời đồn đại. Và bà chủ bệnh viện hoàn toàn miễn phí cho người nghèo đó chính là bà Nguyễn Thị Mai Anh (còn gọi là cô Bảy Mỹ Tho) vợ Tổng Thống nền Đệ Nhị Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu hôm nay đã mất. Bà sinh 1931, năm nay đúng 90 tuổi.

MỘT NÉN NHANG CHO BÀ NGUYỄN THỊ MAI ANH (CÔ BẢY MỸ THO) CỰU ĐỆ NHẤT PHU NHÂN NỀN ĐỆ NHỊ CỘNG HÒA 

mardi 19 octobre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Vĩnh biệt vị đệ nhất phu nhân đáng kính


Khi là đệ nhất phu nhân, Bà cũng không thể gọi là giàu vì có rất nhiều người giàu có hơn Bà thời ấy. Tuy không giàu tiền nhưng Bà có cốt cách sang trọng, không phải nhiều tiền mà có được.

Lúc đấy Bà cũng có thể xem là người có quyền thế, nhưng chẳng bao giờ thấy Bà dùng cái quyền ấy để thị uy, lấn át người khác. Bà dựa vào chút quyền đó để xây cho dân một bệnh viện, để dân khi bị bệnh vào đấy được chữa trị không tốn tiền. Nhà thương thí mà sang hơn cả bệnh viện của nhà giàu.

Khi trở về làm người bình thường, Bà cũng không là người giàu có nhưng rất sang dù ăn mặc thường tình như mọi người. Cái đấy người ta gọi là cốt cách. Con chim sẻ không thể sánh với phượng hoàng, con vịt làm sao trở thành con thiên nga được.

lundi 18 octobre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Nghĩ buồn lòng thật

 

Trong thời kỳ dịch bùng phát mạnh ở thành phố, nhiều khu cách ly được hình thành, nhiều bệnh viện dã chiến gấp rút được thành lập. Trang thiết bị thiếu thốn vô cùng, đến cái khẩu trang y tế, bộ đồ bảo hộ cũng không được đầy đủ cho nhân viên. Người bệnh cũng thiếu từ cái quạt cho đến cái ấm nấu nước, chai dầu gió.

Nhiều tổ chức thiện nguyện, nhiều nhóm từ thiện đã khắc phục nhiều khó khăn để mang đến giúp những thiết bị chữa bệnh, phương tiện sinh hoạt cho dân.

Thế rồi, khi khu cách ly giải tỏa, dân được trở về nhưng lại mang theo luôn những chiếc quạt máy, những ấm nấu nước về nhà luôn. Dù những tình nguyện viên, những người làm thiện nguyện năn nỉ mọi người để lại cho những người khác sử dụng, nhưng chẳng ai nghe cả. Lúc đấy ai cũng bảo tham chi mà tham quá thế, của chung xài xong lại mang về làm của riêng?

Cù Mai Công - Chuyện một phu nhân tổng thống từng là dân Ông Tạ vừa ra đi và « bệnh viện bà Thiệu »

 

Bà Nguyễn Thị Mai Anh, đệ nhất phu nhân của nền Đệ nhị Cộng hòa (1967-1975) Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu vừa qua đời bên Mỹ ngày 15-10-2021, tại nhà người con trai lớn Nguyễn Quang Lộc ở miền nam California. Đúng 20 năm sau khi ông Thiệu ra đi (29-9-2001). Bà sanh năm 1931, mất 2021. 90 tuổi, kể cũng đại thọ.

Bà Mai Anh dân Tiền Giang, vùng đất ít nhất đã có hai hoàng hậu (Từ Dũ, Nam Phương – cùng ở Gò Công) và hai đệ nhất phu nhân: phu nhân Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng: Đoàn Thị Giàu (Châu Thành) và phu nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: Nguyễn Thị Mai Anh (Mỹ Tho).

Vợ chồng ông Thiệu từng có lúc là dân vùng ven Ông Tạ trước 1963, khi ông ở cấp tá. Nhà ông bà trong khu cư xá sĩ quan Trần Hưng Đạo gần đầu đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai).

Huy Đức - Phu nhân

 

Hôm nay, mạng xã hội xuất hiện rất nhiều hình ảnh và lời chia buồn khi có tin bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phu nhân cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, qua đời (1931-2021).

Một “ông anh” của tôi, con trai một nhà ngoại giao thời kỳ đầu của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - người xuất hiện trong khá nhiều bức hình bên cạnh Hồ Chủ Tịch (bế và dắt tay khi còn là một đứa bé 5-6 tuổi) - viết: “Sau 1975 làm quái gì có 'phu nhân..' toàn chân đất, mắt toét đeo hột xoàn”.

“Ông anh” tôi quả là quá khắt khe. Đành rằng, phần lớn vợ của các nhà lãnh đạo chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa XHCN Việt Nam đều xuất thân từ nông dân, nhưng có những người trong số họ làm “phu nhân” cũng rất đáng nể.

Lê Huyền Ái Mỹ - Nhân một người “Vì Dân” vừa nằm xuống

 

Sáng nay, Facebook tràn ngập lời tiễn đưa trang trọng bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân cựu tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Và hình ảnh gắn với người vừa nằm xuống, như một “di sản” của riêng bà là bệnh viện Vì Dân - sau năm 1975 đổi tên thành bệnh viện Thống Nhất.

Người Sài Gòn thường kêu bệnh viện là “nhà thương”, nơi người dân bị bệnh tới khám, chữa, chăm sóc mà không phải bỏ tiền, được nhà nước lo đầy đủ. Năm 1972, Vì Dân ra đời cũng là để chăm sóc, chữa bệnh miễn phí cho người dân.

Thử lật lại mấy tờ báo đưa tin nhân kỷ niệm 40 năm (2015), 45 năm (2020) ngày truyền thống bệnh viện Thống Nhất, có một dòng nhắc lại Nghị quyết số 07/QĐ75 “về việc tổ chức bệnh viện để điều trị cho cán bộ cao cấp, trung cấp của quân, dân chính Đảng”. Trong đó nêu rõ “Lấy bệnh viện Vì Dân làm bệnh viện của Trung ương cục để điều trị cho cán bộ cao cấp, trung cấp quân sự và dân, chính Đảng, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành - Viện trưởng Viện Quân y K71, Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ Sức khỏe của Trung ương cục làm viện trưởng”.

dimanche 26 septembre 2021

Hương Quỳnh - Sài Gòn sống lại, các bác sĩ vẫn cần được tiếp sức


Sáng nay mình đi ra đường thì thấy Sài Gòn đang sống lại.

Sài Gòn sống lại, nhiều người ra đường hơn, trong đó có người ra đường vì những câu chuyện buồn. Như tấm hình dưới đây mình chụp trước cổng Bệnh viện 115.

Người con quỳ trên vỉa hè. Tấm ảnh của bà mẹ quá cố mỉm cười trên vỉa hè. Bó hoa, vài trái táo, bát hương cũng trên vỉa hè.

mercredi 15 septembre 2021

Lê Vĩnh Triển - Bỏ phong tỏa, sống chung với Covid ở Sài Gòn ? Một góc nhìn


Kinh tế kiệt quệ, cuộc sống phần lớn người dân lệ thuộc thu nhập tháng thậm chí ngày (công nhật) cũng đã kiệt quệ. Doanh nghiệp phá sản, giải thể, đời sống hầu hết mọi giới đều suy sụp...

Nhu cầu nới lỏng hay xóa giãn cách/ phong tỏa là rất rõ ràng, để dân tự cứu mình chứ không trông chờ vào các gói an sinh - kêu to nhưng thực chất là không thấm đâu vào đâu. Đối diện với nhu cầu bức thiết này, nhà chức trách lo lắng điều gì?

Không nói ai cũng biết, chính quyền lo dịch bùng phát trở lại và mọi thứ có được (cái gì?) bằng sự hy sinh kinh tế để tránh dịch thời gian qua sẽ bị mất trắng.

Hoàng Nguyên Vũ - Chờ chủ đi chữa cô vít gần 2 tháng, Đốm đã sinh con, chủ vẫn chưa về...

 

Mọi người còn nhớ bé Cún mà chủ đã gửi lại một bệnh viện ở quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó chủ đi cách ly không?

Khoảng tầm ngày 24-25/7, tại phòng chờ khám bệnh viện này, có một bệnh nhân mang theo chú chó đốm đến đây, nhờ các nhân viên y tế trông hộ để người này vào xét nghiệm cô vít. Lúc đó, nếu ai có kết quả dương tính, sẽ chở đi bệnh viện dã chiến ngay.

Người này đi cách ly, dĩ nhiên, không thể trở lại phòng chờ bệnh viện để tạm biệt Đốm hoặc nhắn nhủ bất cứ điều gì cho các nhân viên y tế.

samedi 4 septembre 2021

BS Quan Thế Dân - Những người trẻ tuổi

 

Chiều nay lại có người của báo liên hệ tôi để phỏng vấn. Tôi từ chối vì không muốn mọi người hiểu lầm.

Tôi biết báo chí hay thích đưa những tin giật gân kiểu như: Một bác sĩ già đi chống dịch! Nhưng có một sự thật vô cùng lớn mà mọi người cần biết, cuộc chiến chống đại dịch này đang nằm trong tay những người trẻ tuổi.

Thời nào cũng thế, những người trẻ tuổi là những người sống lý tưởng. Khi có thông tin lấy người tình nguyện đi chống dịch, nhiều thanh niên ở bệnh viện tôi xung phong, trong đó có Tuấn Anh, bác sĩ trẻ đang học Hồi sức cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai. Tuấn Anh xung phong đi trong khi chưa tiêm mũi vaccin nào. Mà tôi biết trong đoàn còn nhiều người như vậy. Nhưng họ vẫn đi vì biết địa phương đang cần.

BS Quan Thế Dân - Một ca bệnh kỳ diệu

 

Trong khoa bệnh Covy nặng, nếu có một bệnh nhân cải thiện là cả khoa truyền tin nhau ngay, mừng cho bệnh nhân và cũng là nguồn động viên cho mình. Tôi từ hôm vào, ngày nào cũng tìm xem có ca nào khá lên không để kể cho mọi người nghe, nhưng ca bệnh hôm nay tôi kể lại là một bất ngờ.

Bất ngờ vì ngay khi nhận buồng mọi người đã bảo, ca này nặng đấy nhé, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da. Tức là bệnh nhân này nói nôm na đã bị con Covy ăn thủng phổi, nếu trong mấy ngày tới anh có nặng lên thì cũng không thở máy được, vì đang tràn khí màng phổi mà. Như vậy khả năng tử vong gần như chắc chắn.

Tôi khám bệnh, anh ngước đầu lên nhìn tôi khẩn khoản: bác cứu cháu mấy, cháu còn 3 con nhỏ, vợ cháu vừa mất rồi. Tôi bảo: được rồi, phải thật yên tâm nằm thở đi, không lo nghĩ linh tinh. Nhưng thật lòng tôi thấy anh khó qua khỏi. Xét nghiệm thì thấy các chỉ số của bão cytokin đang hoành hành dữ dội. Hai lá phổi viêm trắng xóa, thở vào đâu.

mercredi 1 septembre 2021

Nguyễn Đắc Kiên - « Rã băng » thành phố như thế nào ?

 

1. Sáng nay, Zingnews dẫn lời ông Nguyễn Xuân Thành (Đại học Fulbright Việt Nam) cho rằng lối ra duy nhất để "rã băng" cho TP.HCM lúc này là vaccinmũi 2.

Cụ thể, ông Thành giả định, nếu bắt đầu tăng tốc tiêm mũi 2 ngay từ bây giờ, đến 15/9 thành phố có thể tiêm được 2 triệu liều để đạt tỉ lệ 30% dân số từ 18 tuổi trở lên và đến giữa tháng 10 thì đạt tỉ lệ 80%. Khi đó đa số hoạt động sản xuất, kinh doanh có khả năng hoạt động trở lại.

2. Giả định của ông Nguyễn Xuân Thành cũng đúng với kế hoạch tiêm phủ vaccin của thành phố, tức là đến 15/10 sẽ có 80% dân số trưởng thành được tiêm đủ liều vaccin.

mardi 31 août 2021

BS Quan Thế Dân - Trong bệnh viện 'tầng ba'


(VnExpress 30/08/2021) Bảy giờ sáng, giao ban, không khí căng thẳng. Trưởng khoa nhăn nhó: “Sao ca này để mất, hôm qua đã diễn biến tốt lên rồi mà?”.

Kíp trực mệt mỏi: "Bệnh nhân suy hô hấp nặng lên từ chiều, bọn em cố gắng kéo không được, đến đêm thì ngừng tim".

Không ai nói gì thêm nữa. Căn bệnh quái ác. Chợt có tiếng bộ đàm léo nhéo từ buồng bệnh: "Cấp cứu, bệnh nhân giường số bảy ngừng tim". Tất cả cùng quay phắt nhìn lên màn hình. Qua camera, nhân viên y tế đang hì hục ép tim. Mấy nhân viên đang giao ban đứng vụt dậy, đi mặc đồ bảo hộ để vào hỗ trợ.