Affichage des articles dont le libellé est đảng Dân chủ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est đảng Dân chủ. Afficher tous les articles

mercredi 24 février 2021

Các nguy cơ cho nền kinh tế Mỹ từ kế hoạch tái thúc đẩy của Biden


Đăng ngày:

Khi tái thúc đẩy giết chết tái thúc đẩy

Tác giả Nicolas Baverez trên Le Figaro lo ngại « Kế hoạch Biden : Khi tái thúc đẩy giết chết tái thúc đẩy ». Sự kiện tổng thống tiền nhiệm Donald Trump được tuyên vô tội trong phiên tòa truất phế thứ hai đánh dấu sự khởi đầu thực sự của nhiệm kỳ Joe Biden, ông có thể tiến hành chương trình hòa giải trong nội bộ nước Mỹ và với thế giới. Trọng tâm là kế hoạch tái thúc đẩy khổng lồ 1.900 tỉ đô la, mà thành công hay thất bại có thể quyết định vận mệnh của chính quyền Biden.

 

Cộng thêm với 900 tỉ đô la được ông Donald Trump huy động tháng 12/2020, kế hoạch Biden chiếm đến 14% GDP, một mức độ chưa có tiền lệ trong thời bình. Gồm có ba nhóm biện pháp chống dịch bệnh, tài trợ cho các địa phương, và trợ cấp cho các gia đình dưới dạng một tấm séc 1.400 đô la cho mỗi người Mỹ và lương tối thiểu 15 đô la một giờ.

dimanche 14 février 2021

Mỹ : Giới chủ và nghiệp đoàn bất mãn khi Keystone XL bị hủy


Đăng ngày:

« Con rắn đen » dài đến 1.500 kilomet lẽ ra sẽ chạy từ tỉnh Alberta thuộc miền tây Canada, đi qua Dakota và Montana rồi đến Nebraska, tại đây sẽ nối với một hệ thống ống dẫn dầu đã có theo trục bắc nam. Ngoài việc hủy bỏ Keystone XL, nước Mỹ của ông Joe Biden lại tham gia hiệp ước khí hậu Paris, hạn chế việc khoan dầu tại những vùng đất thuộc Nhà nước liên bang, đội xe 645.000 chiếc của chính phủ sẽ phải « hoàn toàn là xe điện » trong những năm tới…

Mới cách đây một năm, có rất ít nhà hoạt động sinh thái tin tưởng vào chính khách sinh ở Scranton, thủ phủ than đá của Pennsylvania. Nhưng Biden chịu áp lực của cánh tả trong đảng Dân Chủ, đặc biệt là phong trào Sunrise, một nhóm trẻ đầy tham vọng đấu tranh cho « Green New Deal ». Nhà quan sát Max Friedman, thuộc American University ở Washington nhận xét : « Đảng Dân Chủ đã ngã sang tả dưới tác động của giới trẻ, và nay Biden biết rằng phải tỏ ra cấp tiến về vấn đề này hơn cả Obama ».

lundi 1 février 2021

Mỹ : Một tuần trước phiên tòa truất phế, ông Trump loan báo đã có các luật sư mới


Đăng ngày:

Thông cáo cho biết các luật sư « rất uy tín » là David Schoen và Bruce L.Castor Jr sẽ lãnh đạo nhóm luật sư. Ông Bruce Castor chuyên về luật hình sự, còn David Schoen về « các vụ kiện về quyền dân sự tại Alabama và hình sự liên bang ở New York, kể cả cho giới cổ trắng và các vụ phức tạp khác ». Cũng theo thông cáo, hai luật sư này đã từng hợp tác với nhóm cộng sự của ông Trump và cả hai cho rằng « tiến trình truất phế là vi hiến ».

Donald Trump mong muốn các luật sư tiếp tục tố cáo có gian lận hàng loạt trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 11/2020. Đối với nhà tỉ phú, không có việc tập trung vào tính hợp pháp của việc truy tố một tổng thống đã mãn nhiệm, và theo CNN, ông Trump không muốn nói nhiều về vấn đề này.

mercredi 27 janvier 2021

Xét xử phế truất Donald Trump : 45 thượng nghị sĩ Mỹ phản đối


Đăng ngày:

Cần có 17 thượng nghị sĩ Cộng Hòa đứng về phe Dân Chủ để kết án được ông Trump. Nhưng ít ai dám thách thức ông chủ cũ của Nhà Trắng, vì Donald Trump vẫn được đông đảo cử tri Cộng Hòa ủng hộ. Bản thân tiến trình truất phế hôm qua đã bị phản đối. Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :

 Trong tư thế đứng nghiêm, tay phải giơ cao, các thượng nghị sĩ tuyên thệ sẽ phục vụ cho công lý một cách vô tư trong tiến trình truất phế. Nhưng vừa tuyên thệ xong, thượng nghị sĩ Rand Paul của Kentucky đã lên tiếng phản đối. Ông nói : « Kể từ trưa thứ Tư tuần trước, ông Donald Trump đã không còn giữ bất cứ chức vụ nào được nêu ra trong Hiến pháp. Ông Trump chỉ còn là một công dân đơn thuần. Vì vậy tôi phản đối. Tiến trình này là vi hiến. »

mardi 26 janvier 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao người Việt trên thế giới quan tâm đến bầu cử ở Mỹ ?


Nhiều bạn thắc mắc là tại sao những người Việt thuộc thế hệ 'thuyền nhân' (boat people) quan tâm đến cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ vừa qua, dù những người này không phải là công dân Mỹ. Câu trả lời nằm ở thời tị nạn vào cuối thập niên 1970s và thập niên 1980.

Đại Ân Nhân

Nếu bạn là 'thuyền nhân' vượt biên khỏi Việt Nam vào thời đó, cái nước mà bạn trông chờ nhứt là Mỹ. Chỉ Mỹ. Mỹ là nước điều tàu hải quân, thậm chí có khi cả tàu ngầm, để cứu vớt thuyền nhân trên Biển Đông trong những ngày thê thảm đó. Trong khi nhiều tàu hàng của các nước Âu châu và Á châu bỏ mặc thuyền nhân, thì tàu hàng của Mỹ lại cứu người Việt. Cái ơn đó nhiều nhiều đời sau thuyền nhân Việt Nam vẫn không quên.

samedi 23 janvier 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - 1984 và 2021


Các bạn thử tưởng tượng cái ngày mà những chữ như 'ba', 'má', 'dì', 'dượng', 'cô', 'cậu', 'chú', 'thím', anh 'chàng', 'cô nàng', v.v… không được dùng trong Tòa Bạch Cung [1]. Ấy vậy mà cái ngày đó đã tới hôm ông Biden nhậm chức tổng thống.

Ngày xưa George Orwell viết tác phẩm lừng danh “1984” [2], nay thì phe Dân Chủ sáng tác cuốn sách mới “2021”.

Quan sát ngày đầu tiên trong cái ghế tổng thống, dễ dàng thấy ông Biden rất quan tâm đến 'chánh trị phải đạo' và đúng là người của phe cánh tả. Xu hướng này sẽ làm cho vài người vui, nhưng cũng đem lại nỗi buồn cho nhiều người thuộc phe bảo thủ.

vendredi 22 janvier 2021

Bông Lau - BLM & Antifa & Anarchist


Đôi lời : « Anarchist » tác giả dịch là « phi chính phủ » nhưng đúng ra là « vô chính phủ ». Để khỏi nhầm lẫn với các NGO (hay ONG theo tiếng Pháp, tức tổ chức phi chính phủ). Thụy My xin mạn phép chỉnh lại, dù rất muốn giữ nguyên văn.

Đêm qua nhân lễ nhậm chức của tân Tổng thống Joe Biden, một nhóm “vô chánh phủ” (anarchist) ở Portland – Oregon tấn công trụ sở của đảng Dân Chủ. Sau đó họ còn tấn công một đồn cảnh sát di trú ICE (U.S. Immigration and Customs Enforcement) và một số cơ quan của chính quyền liên bang. Những người bạo loạn tuyên bố họ không chấp nhận Tổng thống Joe Biden. Họ chỉ muốn trả thù.

Một vài thành phố khác cũng có cuộc bạo loạn xảy ra trong ngày nhậm chức tổng thống của ông Biden. Như Denver (Colorado) thấy có sự xuất hiện của nhóm khủng bố Antifa. Ở những nơi khác còn có nhóm BLM cũng xuống đường chống đối. Các nhóm này lên án cả Joe Biden và Donald Trump.

Nhiều người ở Việt Nam không hiểu sự phức tạp của các nhóm này, nên vội vã đánh đồng chụp mũ BLM là Antifa, là đám cướp phá hôi của, và cũng là đảng Dân Chủ.

Vinh Võ - Tại sao luận tội khi không có điều tra, không nhân chứng?


(Để hiểu thêm tâm trạng của người đi biểu tình, không nhất thiết là quan điểm của blog).

Bản thân mình bỏ gần cả ngàn dollar bay từ Cali qua Washington DC để tham gia rally. Nào tiền khách sạn, tiền vé máy bay, ăn uống, tiền Uber ... cho ba ngày ở DC. Là mình tự nguyện đi. Chứ Tổng thống Trump không có xúi mình.

Mình cũng cầm cờ đi từ Nhà Trắng tới Capital Hill. Cũng là tự mình đi. Tổng thống Trump không có xúi mình. Mình tới Quốc hội biểu tình là quyền do Hiến pháp Mỹ quy định như vậy. Muốn gì thì hãy tu chính Hiến pháp, bỏ quyền tự do biểu tình của dân Mỹ. Chứ đừng đổ hết lên đầu Tổng thống Trump.

Đảng Dân Chủ luận tội Tổng thống Trump khi không có bất cứ ai đứng ra tố cáo rằng ông Trump chủ mưu, xúi giục họ. Không có bất kỳ một cuộc điều tra nào. Không có bất kỳ nhân chứng nào. Không có người tố cáo. Vậy mà lại ào ào tiến hành luận tội.

dimanche 17 janvier 2021

Bông Lau - Lễ đăng quang


Chiều tối thứ Sáu công việc ngập đầu nên về trể. Đi bộ tới tòa nhà đậu xe, thấy ngoài đường lính mặc áo giáp trang bị súng M4 đứng đầy. Không biết họ có cho mình ra khỏi khu vực này không nữa, vì nơi đây gần Tòa Bạch Ốc.

Lấy xe ra khỏi garage, lái tới ngã tư đầu tiên gặp một chốt lính lố nhố cả chục người. Một anh lính trẻ cao lớn súng M4 đeo chéo trước ngực, cầm đèn pin bước tới cúi đầu xuống cửa. Mình quay cửa kiếng xuống, cầm thẻ nhân viên đeo trước ngực đưa lên cửa. Anh lính soi đèn pin vào thẻ nhân viên chăm chú kiểm soát rồi lễ phép nói “You're good to go, Sir”. Ông có thể đi, thưa ông. Anh lính ra hiệu cho đồng đội đứng gần đó tránh ra một bên để mình lái xe đi vòng qua một chiếc xe nhà binh khổng lồ đậu chắn giữa đường.

Đường đi ra vắng hoe không một chiếc xe. Phải qua bốn năm chốt lính và xuất trình thẻ ID nhân viên mới rời khỏi khu vực “xanh” như “green zone” ở Baghdad, Iraq. Con đường ngược chiều đi vào “green zone” có hàng xe dài kẹt cứng, đèn xe chiếu ánh sáng trắng chói lòa im lặng. Trong đầu mình lúc ấy cũng trống rỗng lạnh tanh không xúc cảm. Chính quyền đang đổi chủ, lịch sử đang sang ngang.

vendredi 15 janvier 2021

Bông Lau - Đấu tố


Hôm qua thứ Tư đi làm ở Washington DC bị trễ giờ họp vì xe kẹt cứng, chỉ nhích nhích từng thước một. Mới đầu tưởng có biểu tình nữa, nhưng hỏi mấy anh an ninh thì họ cho biết chính quyền đang bắt đầu lập hàng rào cản bằng những chiếc xe vận tải khổng lồ để bảo vệ Quốc Hội và khu vực làm lễ nhậm chức tổng thống của ông Joe Biden. Tin tình báo cho biết những người chống đối có thể dùng xe bom để tấn công như bên Iraq.

Vào sở thì anh sếp cho biết bắt đầu từ 8 giờ sáng thứ Năm hôm nay, cả khu vực rộng lớn bao gồm Tòa Bạch Ốc kéo dài cho đến Quốc Hội sẽ hoàn toàn bị phong tỏa cho đến cuối tuần sau để chuẩn bị lễ nhậm chức của chính quyền mới. Nhân viên phải làm việc ở nhà, ai điên khùng vào sở thì phải thông báo cho cấp trên ngay khi vào và khi ra về, để cơ quan biết người ấy vẫn còn thoi thóp trong cái thủ đô ô trọc này.

Bà Thị Trưởng Washington Muriel Bowser, một đệ tử của BLM, kêu gọi mọi người đừng vào Washington coi lễ nhậm chức của Joe Biden mà hãy ở nhà coi TV cho an toàn. Có lẽ họ sợ càng đông người thì càng khó kiểm soát vấn đề an ninh.

jeudi 14 janvier 2021

Mai Bá Kiếm - Từ biến cố 20/1/2021 liên tưởng biến cố 30/4/1975

 


Ngày 11/1/2021, Washington được ban bố tình trạng khẩn cấp và hàng rào sắt được dựng lên bao bọc đồi Capitol, với 15.000 vệ binh quốc gia phòng thủ. Cảnh tượng này giống như pháo đài phòng thủ cuối cùng của quốc gia sắp bị giặc tràn vào thủ đô. Nhưng không, pháo đài này chỉ để bảo vệ lễ nhậm chức của tổng thống Joe Biden vào 9 ngày tới đây ! 

Nhớ lại, ngày 21/4/1975, tuyến phòng thủ “thép” Xuân Lộc bị vỡ toang, sau 12 ngày đêm “tử thủ” của tướng Lê Minh Đảo, Sài Gòn cũng đặt trong tình trạng khẩn cấp. Binh sĩ khắp nơi di tản về phòng thủ Sài Gòn, nhưng chỉ 9 ngày sau Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, miền Nam được hoàn toàn giải phóng.

Tính từ khi thành lập năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) mất 15 năm mới đánh sập chế độ Cộng hòa của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bằng các mặt trận tổng lực : quân sự, chính trị, ngoại giao, điệp báo, truyền thông…

Đặng Sơn Duân - Bi kịch của đảng Cộng hòa


Hạ viện đã bỏ phiếu luận tội Tổng thống Trump lần thứ hai vào rạng sáng nay. Một phiên luận tội chớp nhoáng hơn cả án bỏ túi, bỏ qua mọi nguyên tắc trình tự công bằng. Trong lúc ông tổng thống đang bị Big Tech, Big Media bịt miệng không thể nói một lời biện hộ.

Sự khác biệt giữa hai lần luận tội không thể rõ hơn. Lần đầu tiên là hàng chục phiên điều trần kéo dài hàng tháng trời và lần sau chỉ vài ngày.

Khác nhau ở đây là mục đích. Ở lần đầu tiên, phe Dân chủ biết họ không thể phế truất được Trump, nhưng vẫn tổ chức rình rang, truyền thông thêm mắm thêm muối, mưa dầm thấm lâu. Dù cho không bật được Trump thì vẫn ít nhiều phá hoại được uy tín của ông phục vụ cho bầu cử, đó mới là mục tiêu thật sự.

Đảng Dân Chủ Mỹ hối hả lo truất phế tổng thống Trump, bất chấp nguy cơ chia rẽ đất nước


Đăng ngày:

Le Figaro hôm nay chạy tựa « Vaccin : Ủy ban Châu Âu dưới áp lực ». Le Monde cảnh báo « Covid : Chính quyền đứng trước nguy cơ các biến chủng ». Libération coi « Biến thể của Covid-19 : Những kẻ xâm lăng ». Nhật báo công giáo La Croix nói về việc Ireland tưởng niệm hàng ngàn trẻ em đã chết từ 1922 đến 1998 tại các ngôi nhà dành cho những bà mẹ đơn thân do chính quyền và tôn giáo quản lý, còn tờ báo kinh tế Les Echos quan tâm đến việc Nhà nước Pháp ngăn chận việc mua lại chuỗi siêu thị Carrefour. Ở các trang trong, bên cạnh chủ đề dịch Covid, sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối mặt với một tiến trình truất phế lịch sử được tất cả các báo đề cập đến.


Tổng thống Mỹ đầu tiên bị đưa ra truất phế hai lần trong nhiệm kỳ

Hạ viện hôm nay đã thông qua việc truất phế tổng thống Trump vì « xúi giục nổi dậy » với 232/197, trong đó có 10 lá phiếu thuận của Cộng Hòa. Le Figaro nhận định ông Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử bị đưa ra trừng phạt hai lần với mức độ cao nhất trong Hiến pháp.

mercredi 13 janvier 2021

Hoàng Hải Vân - Cánh tả kêu gọi đưa con cái những người ủng hộ Trump vào trại cải tạo ?


*Forbes lập danh sách đen đe dọa tước cơ hội sinh sống của những người từng làm việc cho chính quyền Trump.

Đồng thời với việc sử dụng các Big Tech bủa vây truy bức ngăn chặn tiếng nói của những người ủng hộ Tổng thống Trump và những người bảo vệ tự do của nước Mỹ, trắng trợn chà đạp Tu chính án thứ nhất Hiến pháp Mỹ, cánh tả đang ráo riết triển khai các kế hoạch thực hiện chế độ toàn trị. Chẳng khác gì các thủ đoạn của “Cách mạng văn hóa” Trung Quốc hay việc đàn áp người Do Thái của phát xít Đức.

Sau đây là vài dấu hiệu :

Jimmy Nguyen Nguyen - Nổi giận


Hai ba ngày nay ông dượng tui te tua. Ai cũng lo lắng cho ổng. Quốc hội đang ráo riết luận tội lần nữa vì họ đã có đa số. Họ học được câu nói của tiền nhân ta : "Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc". Đời là vậy. Chân lý luôn ở bên kẻ thắng cuộc.

Chuyện người biểu tình tràn vào Quốc hội và có đổ máu. Mọi tội lỗi đều trút vào tổng thống. Hành động này của người biểu tình bị lên án ở khắp nơi. Rồi các thuyết âm mưu lòng vòng xoay quanh chuyện này. Chỉ có một điều mọi người quên không nhắc nhở : Người dân nổi giận.

Tháng 5/20, trước cái chết của một người da đen, nhiều thành phố chìm trong máu lửa. Đó cũng là cách họ biểu lộ giận dữ. Người dân không phải ai cũng có thể kiềm chế như ta nghĩ, khi bị đối xử phân biệt, họ phải phản kháng. Quý vị ngồi trong phòng lạnh dễ dàng nói điều nhân nghĩa và phê phán ai cũng rất dễ, chỉ cần type là xong. Phải đặt mình vào vai những người đang đứng dưới đường phố, chịu mưa gió và bạo lực.

mardi 12 janvier 2021

Bông Lau - Hệ quả


Cộng đồng Facebook của người Việt đang lên cơn sốt về bầu cử tổng thống Mỹ. Hàng chục thuyết âm mưu được tung ra, và cư dân mạng ầm ầm lan truyền làm cơn sốt cấp tính tăng lên muốn bể ống mạch luôn.

Ví dụ hình ảnh một ông đội cặp sừng trâu biểu tình đột nhập vào Quốc Hội Hoa Kỳ bị chụp mũ là khủng bố Antifa, trên cặp sừng của ổng có gắn máy quay phim v.v…Giờ hóa ra ông sừng trâu kể trên là một người ủng hộ Donald Trump cuồng nhiệt. Ông làm nghề ca sĩ kiêm kịch sĩ ở Arizona và chưa bao giờ có tiền án bạo động.

Ông đã ngoan ngoãn trình diện cảnh sát Washington DC, sau khi FBI thông báo ông trong danh sách những người phạm tội xâm nhập trái phép và phá hoại bên trong Quốc Hội.

lundi 11 janvier 2021

Nguyễn Thông - Chuyện đảng cai trị nước Mỹ (2)

 

Dân chúng miền Bắc từ 1975 trở về trước nhõn có mỗi kênh thông tin chính thống của nhà nước là báo đài và mồm cán bộ tuyên truyền, nên chỉ biết những thứ mà đảng và nhà nước công bố.

Tất tần tật mọi thứ, tình hình trong nước cũng như quốc tế, người dân đều nắm bắt theo một chiều. Đảng bảo sao nghe vậy. Báo Nhân Dân đăng tin bài, đài Tiếng nói Việt Nam phát tin tức, lâu lâu cán bộ lại tập trung dân chúng để phổ biến và quán triệt chủ trương đường lối của đảng, thông tin về tình hình đất nước dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng. Bấy nhiêu thôi. Biết nhiều để làm loạn à. Chả dại.

Những anh nào mua sắm được đài (radio) phải đem lên công an huyện (ở thành phố thì lên khu, tương đương cấp quận bây giờ) đăng ký sử dụng, ký cam kết không nghe đài địch, như đài Sài Gòn, đài BBC, đài Tiếng nói Hoa Kỳ, đài Gươm thiêng Ái quốc… Có những nơi, chỗ cấp phép còn cẩn thận đưa cho thợ chỉnh sửa lại radio, cắt hết những “kênh” (tần số) dễ khiến người nghe vi phạm, chỉ chừa lại kênh bắt được đài Tiếng nói Việt Nam.

dimanche 10 janvier 2021

Trần Trung Đạo - Bernie Sanders, phong trào cấp tiến và ảo tưởng « dân chủ xã hội » Mỹ

Trước khi bàn về quan điểm “dân chủ xã hội”, một hình thái kinh tế xã hội được một số người cổ vũ, có lẽ nên nhắc đến Phong trào Cấp Tiến (Progressive Movement) vì đây là lực cần thiết để thúc đẩy quan điểm “dân chủ xã hội” thuần túy lý thuyết thành hiện thực xã hội.

Theo tự điển Oxford, Phong trào Cấp Tiến (Progressive Movement) gồm những người ủng hộ hay biện hộ cho các chính sách cải cách xã hội.

Theo tự điển Cambridge, Phong trào Cấp Tiến là một phong trào xã hội hoặc chính trị nhằm đại diện cho lợi ích của người dân bình thường thông qua thay đổi chính trị và hỗ trợ các hoạt động của chính phủ.

jeudi 7 janvier 2021

Nguyễn Văn Tuấn - "Amen and Awoman"

 

Thoạt đầu đọc bản tin trên Twitter tôi nghĩ là tin giả, vì một dân biểu kiêm mục sư không thể nào lầm lẫn như thế được. Thế nhưng xem trên The Hill thì mới biết đúng là có sự lầm lẫn hài hước này.

Chuyện là trong lúc kết thúc buổi cầu nguyện tại Quốc hội Mỹ hôm Chủ Nhựt, ông mục sư và cũng là dân biểu đảng Dân Chủ Emanuel Cleaver (hình) nói "Amen and Awoman" !

Ý tưởng là ông ấy muốn xiển dương sự bình đẳng giới tính, nên thêm vào chữ "Awoman". Đó cũng là một kiểu 'chánh trị phải đạo' (political correctness) vốn làm đảo lộn nhiều chuyện hiện nay. Nhưng ông này có thể đã hiểu sai chữ 'amen' là có gì đó liên quan đến nam giới, nên ổng tự thêm vào 'Awoman' cho có vẻ ... bình đẳng !

Bông Lau - Chính quyền là cha mẹ


Cựu Phó Tổng Thống Joe Biden chỉ trích chính quyền Donald Trump đã không có khả năng phân phối thuốc chủng ngừa Covid-19 cho 20 triệu công dân Mỹ vào cuối tháng 12 như đã tuyên bố.

Sự thiệt chính quyền Trump đã phân phối số lượng thuốc đến 50 tiểu bang của Hoa Kỳ đủ cho 14 triệu người. Thấp hơn chỉ tiêu là 6 triệu người. Tuy nhiên chính quyền của các tiểu bang chỉ có khả năng chích ngừa cho dân chúng trong các tiểu bang là 4.2 triệu người toàn quốc. Số thuốc chủng ngừa chưa được sử dụng thì nằm ụ trong các nhà kho của tiểu bang.

Lý do người được chích ngừa ở các tiểu bang ít ỏi như vậy vì sự thiếu hụt nhân viên y tế đảm trách công tác chuyên biệt ấy. Nhứt là trong tình trạng bị lây nhiễm Covid-19 trầm trọng hiện nay. Đội ngũ y tá bác sĩ rất bận rộn không thể đảm trách thêm một chiến dịch chủng ngừa quy mô như vậy.