jeudi 7 décembre 2023

Nguyễn Văn Tuấn - ‘Tài tử’ trong ‘Đờn ca tài tử’ có phải là nghiệp dư?

 

Trong bài viết luận bàn về câu hỏi trên, anh bạn tôi Tiến sĩ Nguyễn Lê Tuyên lý giải rằng chữ ‘tài tử’ đã bị hiểu sai và dịch sai.

Chúng ta biết rằng Đờn ca tài tử được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Vài ngày trước, Google Doodle tôn vinh Đờn ca tài tử với tranh minh họa hẳn hoi.

Từ hồi nào đến giờ, tôi vẫn nghĩ ‘tài tử’ là amateur. Amateur thường được xem là thấp hơn professional (chuyên nghiệp). Thành ra, nói ai đó là amateur là một cách nói hạ thấp, không đáng trân trọng.

Đờn ca tài tử xuất phát từ miền quê Nam bộ, và người chơi nhạc thường là … nghiệp dư. Ban ngày đi ruộng, chiều về lai rai vài ly rượu đế, khô cá sặc, trái xoài, và đờn ca. Tài tử là hiểu theo nghĩa đó. Thành ra, tôi hay dịch đờn ca tài tử là ‘Amateur Music’. Nhiều người khác cũng dịch thế mà ít khi nào xem nó đúng hay sai.

Nhưng anh bạn Lê Tuyên của tôi lý giải rằng cách dịch đó sai. Anh giải thích rằng ‘tài tử’ có gốc từ tiếng Hán dùng để chỉ ‘Người đàn ông tài hoa trong xã hội.’ Trong Từ điển Hán-Việt, ‘tài tử’ được định nghĩa là ‘người có tài hơn người’. UNESCO có vẻ có nghiên cứu cẩn thận nên họ dịch là “Art of Đờn ca tài tử”; họ không dùng chữ ‘amateur’.

Vậy ‘Tài tử’ trong ‘Đờn ca tài tử’ không phải là nghiệp dư, mà là những ‘tài tử giai nhân’ là những bậc ‘Tao nhân mặc khách’.

NGUYỄN VĂN TUẤN 06.12.2023

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.