lundi 8 février 2021

Nguyễn Một - Bài báo hay & đau đớn

 

Khoảng năm 1980, không sống nổi ở miền Trung do cuộc sống khó khăn, một người bà con của tôi vào Sài Gòn lập nghiệp. Ông khởi nghiệp bằng xe hủ tiếu gõ.

Sau đó ông sắp khoảng hơn mười xe như vậy. Mỗi xe ông phân bổ nước dùng, thịt tôm, hủ tiếu khoảng 36 tô, giao cho những người miền Trung vào nhận đi bán. Họ sẽ phải trả cho ông 30 tô, còn lời 6 tô. Hàng đêm tiếng gõ cốc cốc từ thanh tre trở thành ngôn ngữ quen thuộc của đêm Sài Gòn.

Khoảng hơn mười lăm năm trước xuất hiện một bài báo “Hủ tiếu gõ nấu băng giun chỉ”. Khi dân tình xôn xao và nghề hủ tiếu gõ dần dần biến mất, tất nhiên Sài Gòn đêm cũng mất đi một âm thanh đáng yêu quen thuộc từ cái thanh tre trong tay người bán !

Trước khi giải nghệ cậu tôi buồn rầu nói : “Nấu hủ tiếu bằng giun chưa ai nghĩ ra chỉ nhà báo nghĩ ra, họ nhiều chữ và tài thế thì mình chịu thôi !”

Hôm nay đọc được bài báo có đoạn :  “Người Mông bọn ta ít học, bụng không nhiều chữ như nhà báo. Đi chỗ khác đi”, Túa nói. Rồi người đàn ông này bỏ đi. Dáng nhỏ thó, lầm lũi. “Nhà báo”, Túa nói với mấy người trong lều. Hai thanh niên trong lều vội lấy chăn trùm kín mặt

Nguyên nhân chàng người Mông này kỳ thị là vì theo bài bài báo “... Dồ cũng kể câu chuyện giống Túa, về việc bị một đài truyền hình “cài bẫy” hồi năm ngoái.” “Cành thế này là 500 nghìn, như năm ngoái thì được 1 triệu. Mà bí quá thì 300 nghìn chắc cũng phải bán”, Dồ nói, tay lắc lắc cành đào cao tầm mét rưỡi, mắt ánh lên hy vọng.  (Trích báo NNVN)

Đọc bài báo đau đớn này, tôi chợt nhớ câu chuyện hủ tiếu gõ của người cậu bà con hơn mười lăm năm trước.

Chuyện chữ nghĩa khó lắm thay, không biết nhiều nhà báo - bạn tôi có đọc bài báo này không ?

NGUYỄN MỘT 08.02.2021

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.