Tôi thấy xôn xao việc ông Thích Nhật Từ tỏ
thái độ vui mừng khi Đà Nẵng quyết định không đặt tên đường cho giáo sĩ Đắc Lộ
(Alexandre de Rhodes). Đọc thư kiến nghị của "nhóm trí thức", trong
đó họ viện dẫn sách vở nhằm phủ định công lao của vị Giáo sĩ mà tôi buồn cười.
Điểm qua các phần dẫn chứng, tôi thấy
Giáo sĩ đã không nhận công lao về mình, mặc dù ông là người tổng hợp tất cả mọi
công lao trước đó của những Giáo sĩ đàn anh thành hệ thống, thành sách vở,
thành từ điển để phổ biến về sau. Công trình tạo dựng tiếng Việt bằng chữ Latin
rõ ràng là công trình tập thể, mà trong đó giáo sĩ Đắc Lộ đóng vai trò hệ thống
hóa thành bài bản, chính quy. Ông đủ tầm vóc để đại diện cho những người làm
công tác xây dựng chữ viết Việt Nam hiện đại đang được sử dụng cho đến nay.
Trận chiến chống quân Nguyên, ba lần binh
đao, bao nhiêu binh lính và tướng quân chết nơi sa trường nhưng sao chỉ còn lưu
danh mỗi Trần Hưng Đạo? Trận Điện Biên Phủ có bao nhiêu chiến sĩ hy sinh nhưng
sao chỉ lưu danh một Võ Nguyên Giáp? Thật ra khi vinh danh một cái tên thì
không có nghĩa là vinh danh một cá nhân mà là vinh danh cả sự kiện, cả những gì
đã xảy ra trong sự kiện ấy. Do vậy, không thể không vinh danh một đại diện nào
đã khai sinh ra chữ Quốc Ngữ hiện nay.
Bộ tem Alexandre de Rhodes của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. |
Một lý lẽ khác nói rằng giáo sĩ đã phỉ
báng Phật Giáo khi đó. Rằng Phật Giáo là quốc giáo, là thiêng liêng, bất khả
xâm phạm... Người lý luận cần nhìn xem Phật Giáo mà bị giáo sĩ chỉ trích, bài
xích là loại Phật Giáo nào. Trong cái thời phong kiến, Việt Nam ảnh hưởng Phật
Giáo Trung Quốc, lai căng với hoạt động tôn giáo của của đạo Lão, cúng bái, thờ
phượng, nêu hình ảnh địa ngục, tà ma, vong, cốt... thì chỉ trích là phải.
Ngày nay thế giới hiểu Phật Giáo là một
khoa học về giáo dục tính thiện, chứ không phải giáo phái thờ phượng như những
tôn giáo khác. Xem ra, chính giáo sĩ Đắc Lộ đã khai sáng cho dân chúng, bài trừ
hành vi mê tín dị đoan trong dân gian, đội lốt Phật Giáo ở thời điểm ấy. Ngày
nay ở thế kỷ 21 mà vẫn còn nhiều chùa chiền cúng vong, cúng cốt, cúng sao giải
hạn... để ăn tiền dân chúng, thì bản thân tôi cũng tham gia bài trừ để giữ
thanh danh cho Phật.
Có những lý luận rất buồn cười, rằng chữ
quốc ngữ chẳng qua là phương tiện để truyền giáo chứ chẳng phải các giáo sĩ có
ý mang điều lợi lộc cho dân chúng xứ An Nam. Việc dân ta “lấy” được phương tiện
đó để làm lợi cho mình thì là điều khôn ngoan của dân ta, rằng thì là "gậy
ông đập lưng ông"...
Bộ tem Giáo sĩ Đắc Lộ của Việt Nam Cộng Hòa. |
Nghe lý luận kiểu đó tôi buồn cười quá. Kẻ
lý luận như vậy tự biến mình thành kẻ vừa vô ơn vừa là kẻ cắp. Họ phủ nhận sự
thật về mục đích khai hóa. Họ thà làm kẻ cắp chứ không chịu ơn khai hóa. Chiếu
theo luật bản quyền thì cả dân tộc này sẽ phải trả tiền tác giả cho các Giáo sĩ
đến muôn đời. Tuy nhiên, không cần phải vậy, đây là món quà của Thiên Chúa, mọi
người đều có quyền được hưởng lợi lộc.
Giá trị văn hóa của người Việt được thể
hiện trong ca dao, tục ngữ "Ăn quả nhớ người trồng cây, uống nước nhớ người
đào giếng", kẻ sơ học cũng biết điều đó huống gì người mang danh trí thức.
Giáo sĩ Đắc Lộ không còn sống để mà nhận
vinh danh, nhưng dẫu có sống thì Ngài cũng chẳng nhận vì Ngài làm vì trách nhiệm
phụng sự Thiên Chúa, mang điều lợi lộc cho tha nhân. Cái vui của những nhà tu
là ở đó chứ không phải vì danh hảo hay lợi ích cá nhân. Tuy nhiên, việc vinh
danh người tạo dựng điều hữu ích cho cả dân tộc là việc phải làm của những người
có nhân cách.
Riêng đối với sư TNT, mặc dù có tu học
nhưng chưa thoát khỏi thị phi, còn vấn vương hư danh, tranh chấp... Nói ra một
lời để chúng dân hỏi lại mà cứng họng, không trả lời được, xóa comment thì chưa
thể xưng thầy.
Sài Gòn có đường Hàn Thuyên, người xây dựng
chữ Nôm từ Hán ngữ, cũng có đường Alexandre de Rhodes, người xây dựng chữ Quốc
Ngữ từ chữ Latin. Đã có lần người ta xóa tên của giáo sĩ Đắc Lộ đi, thay bằng
Thái Văn Lung, nhưng sau đó lại phải hoàn trả lại như cũ. Nếu Đà Nẵng muốn đặt
tên đường thì nên vào Sài Gòn để tìm hiểu lý do tại sao.
Theo tôi thì chính Đà Nẵng mới là nơi cần
đặt tên cho các Giáo sĩ, bởi lẽ chữ quốc ngữ đầu tiên bập bẹ chính từ nơi này
mà phát đi khắp nước.
PHAN XUÂN TRUNG 23/11/2019
Tăng đoàn Phật giáo hiện nay đa số học đại học an ninh, ăn nói nhố nhăng !
RépondreSupprimer