Mình còn nhớ lần đi vào một tòa soạn tạp chí khoa học để hỏi
thủ tục đăng bài, được ông phó tổng biên tập vốn là người quen vì từng gặp nhau
ở nhiều hội thảo, mời vào phòng uống nước.
Năm ấy mình đã gần 40, đã thông thạo kỹ năng tự bảo vệ trên
xe bus hay khi đi một mình trên phố. Đã biết trợn mắt để ngăn chặn kẻ tán nhảm
hoặc cao giọng bắt chúng ngưng, đã có tiếng là người khó chơi trong giới đàn
ông 35 nên tưởng mình rất an toàn. Hơn nữa ông này bằng cấp đầy mình, trông khá
đạo mạo, lại đã trên dưới 50 tuổi, nên mình hoàn
toàn không đề phòng.
Nhưng khi vào phòng sau khoảng
bốn phút trò chuyện, ông ta giả vờ đưa nước rồi sang ngồi cạnh mình. Bắt đầu áp
sát vào, sờ mó lung tung, miệng dụ dỗ mình nghe anh rồi làm đề tài này nọ với
anh, nhiều tiền lắm... Mình quá choáng nhưng kêu lên cũng không giải quyết được
gì, chắc gì đã có ai tin mà tai tiếng nữa, nên chỉ cố tránh rồi tìm cách luồn
ra cửa chạy đi luôn.
Về nhà mình cảm thấy nhơ bẩn
như bị hủi, tắm rửa mãi vẫn không hết buồn nôn. Sau đó mình hoàn toàn tránh mặt,
khi làm ở khoa SĐH mình nhất định không mời lão ngồi hội đồng, để tránh cho học
viên khỏi bị quấy rối. Cho đến giờ mỗi lần quay lại tòa soạn ấy mình vẫn kinh
dù lão ta đã chuyển công tác từ lâu.
Nghiên cứu cho biết phụ nữ mọi
lứa tuổi thường bị chấn thương tâm lý, bị ám ảnh rất lâu sau khi bị quấy rối. Thậm
chí bị trầm cảm, muốn tự sát khi bị cưỡng hiếp, nhất là bởi những người mình
tin tưởng. Vì thế luận điệu phụ nữ thích bị quấy rối chỉ là biện minh rác rưởi,
của những kẻ bệnh hoạn.
Mình không phải friend của bác
này nên không biết có thật không. Nhưng nếu đúng đây là của nhạc sĩ mình biết
thì thật đáng buồn, vì mình sẽ không nghe nổi nhạc của ông ta nữa, và mình tin
chắc có nhiều em gái trẻ đã là nạn nhân của ông ta.
FB NGUYỄN HOÀNG ANH 20.04.2018
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.