Thiên Tân hoang tàn, 26/08/2015. |
Những khiếm khuyết của kinh tế Trung Quốc có thể làm suy yếu
chủ tịch Tập Cận Bình, cầm quyền từ hơn hai năm qua. Sự thô bạo của cuộc thập
tự chinh do nhân vật số một Trung Quốc tiến hành chống lại các « nhóm lợi
ích » bị cáo buộc là làm sai lệch các quy luật thị trường, cũng như các
cán bộ tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tạo cho ông ta lắm kẻ
thù.
Nhất là những khó khăn của nền kinh tế thứ nhì thế giới đe
dọa một trong những cột trụ cho tính chính đáng của ĐCSTQ đối với dân
chúng : khả năng tạo ra sự thịnh vượng và việc làm – cho dù phải trả giá
cho một sự tăng trưởng bằng hoocmon.
Tệ hại hơn, một số cư dân mạng không bỏ lỡ cơ hội để kháo
nhau rằng đợt sụp đổ chứng khoán đầu tiên, ngày đầu cổ phiếu rớt giá hôm thứ
Hai 15 tháng Tám, cũng chính là ngày sinh nhật của Tập Cận Bình. Các lời bình
này nhanh chóng bị xóa mất !
Thành công và sự vững chải của nền kinh tế Trung Quốc không
ngừng được bộ máy tuyên truyền của Tập Cận Bình đề cao để biện hộ - với những
lý lẽ đáng ngờ - cho tính chất cần thiết của ĐCSTQ và sự độc tôn của đảng kể từ
năm 1949 đến nay.
Tuy vậy, tăng trưởng không phải là cội nguồn duy nhất mang
lại tính chính đáng cho ĐCSTQ. « Họ
còn có những mũi tên khác cho chiếc cung, đó là ‘‘hoặc chúng tôi, hoặc sự hỗn
loạn’’. Họ luôn chơi trò này ».
Nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan, tác giả cuốn Hệ thống chính trị Trung Quốc, một cân bằng
toàn trị mới (NXB Presses de Sciences Po, 2014) bình luận tiếp : « Một nền tảng khác cho tính chính đáng
của đảng, đó là sự ổn định. Người dân Trung Quốc rất nhạy cảm với vấn đề này,
giai cấp trung lưu có thái độ rất bảo thủ ».
Giai đoạn khó khăn hiện nay lại củng cố thêm lý lẽ cho phe
bên trong đảng đang muốn cảnh báo về sự hung hăng và thiếu tế nhị của « khuôn mặt trẻ đột ngột nổi lên »
này. Cũng như trước đó là Bạc Hy Lai
(Bo Xilai) ở Trùng Khánh - cũng là con ông cháu cha và cựu hồng vệ binh (Tập
Cận Bình thì không vì trẻ tuổi hơn), được giáo dục dưới thời kỳ « thiên hạ đại loạn » mao-ít,
ông Tập không ngần ngại « làm chao
đảo con thuyền » - nỗi ám ảnh lớn lao mà người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào (Hu
Jintao) không ngừng cảnh báo.
Khác hẳn với sự thụ động thường bị trách móc của Hồ Cẩm Đào,
Tập Cận Bình đã lần lượt phá vỡ hiện trạng. Thậm chí còn cho bắt giữ một cựu ủy
viên thường trực Bộ Chính trị -Bộ trưởng Công an đầy quyền lực Chu Vĩnh Khang
(Zhou Yongkang), và hai trong số những tướng lãnh cao cấp thời Hồ Cẩm
Đào - các cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu (Xu Caihou), Quách
Bá Hùng (Guo Boxiong).
Cựu tướng lãnh Quách Bá Hùng. |
Trước các địch thủ, Tập Cận Bình và ê-kíp của ông ta vận
dụng đến đại pháo : báo chí của đảng trong những tuần lễ gần đây đã được
triệu tập để chuyển tải những thông điệp rất rõ về ý đồ của những kẻ xấu trong
nội bộ. Một bài viết trên mục diễn đàn của Nhân dân Nhật báo hôm 19/08 chỉ
trích « sự ngoan cố, hung dữ, thông
đồng và kỳ quặc của những kẻ không thích ứng với cải cách, thậm chí còn chống
lại ! ».
Bài viết được ký bút danh Quốc Bình (Guoping) được biết
nhiều như một cây bút tuyên truyền, kết thúc với việc ca ngợi tính kiên định
của những người tiến hành cải cách – có nghĩa là Tập Cận Bình và bộ sậu : « Tình hình càng hỗn loạn, họ càng
quyết giữ lập trường ; đối kháng càng tăng lên, họ càng thêm mạnh mẽ. Đó
là đặc thù của thế hệ cải cách này ».
Nhà Trung Quốc học Lâm Hòa Lập ở Hồng Kông, tác giả một cuốn
tiểu sử Tập Cận Bình mới đây, phân tích : « Đó là một chiêu đánh bóng trên truyền thông để nhắc nhở với thế
giới rằng Tập Cận Bình là một nhà cải cách, rằng quan tâm duy nhất của ông ta
là chiếc ‘‘vương miện’’ sắp tới : cuộc diễn binh hoành tráng sẽ củng cố vị
thế một con người quyền lực bất khả xâm phạm ».
Ngày 10/08, thế hệ lãnh đạo thứ năm, qua báo chí đã tấn công
dữ dội các thế hệ tiền nhiệm, đả kích « các
lãnh đạo về hưu lẽ ra phải đứng ngoài đời sống chính trị » và « nguội lạnh đi như một tách trà khi
khách mời đã rời bàn ». Các cán bộ này « làm hại cho sự hòa hợp trong đảng ».
Các chuyên gia và cư dân mạng coi đây là sự bôi nhọ không
cần che giấu đối với cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, (1993-2003), năm nay 89
tuổi, có biệt danh « trà
gừng ». Thứ Bảy 22/08, nhiều diễn đàn Trung Quốc đăng ảnh một tấm bia
có chữ viết của Giang Trạch Dân bị gỡ khỏi khuôn viên Trường Đảng Trung ương ở
Bắc Kinh hôm trước đó, mở ngỏ cho những lời xầm xì về giả thiết cựu nhân vật số
một Trung Quốc đang bị quản thúc.
Nếu cuộc thập tự chinh chống tham nhũng của Tập Cận Bình
được ủng hộ tại Trung Quốc, ông Tập lại bị cắt rời khỏi một tầng lớp lẽ ra ông
có thể dựa vào, trong trường hợp bị chống đối trong hàng ngũ đảng. Đó là giới
trí thức và những người chủ trương tự do. Họ bị đàn áp tan tác và đang lo sợ
trước sự quay lại của các biện pháp y như thời Cách mạng văn hóa trước đây.
Tháng 11, Tập Cận Bình trở thành tân tổng bí
thư ĐCSTQ, kế nhiệm
Hồ Cẩm Đào. Bốn tháng sau đó, ông ta được chỉ định làm chủ tịch nước.
2013
Ngày 22/09 : Đối thủ Bạc Hy Lai của ông
Tập, cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh bị kết án chung thân.
2015
Ngày 12/06 : Sau một năm bay bổng, thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến suy sụp, bong
bóng chứng khoán bùng nổ. Chính quyền đưa ra nhiều biện pháp để cố gắng cứu vãn tình
thế.
Ngày 11/08 : Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ,
gây lo ngại một cuộc chiến tranh tiền tệ.
Ngày 12/08 : Các vụ nổ xảy ra tại Thiên
Tân phía đông Bắc Kinh làm ít nhất 129 người chết.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.