Đăng ngày 25-08-2015
Sửa đổi ngày 25-08-2015 13:09
Cảnh sát Hungary hôm nay 25/08/2015 loan báo, một
số lượng kỷ lục trên 2.000 người di cư trong ngày hôm qua đã từ biên
giới Serbia vào đến lãnh thổ Hungary, quốc gia thành viên Liên hiệp Châu
Âu. Sau khi Macedonia không còn ngăn cản nổi, từ vài ngày qua làn sóng
người nhập cư đã ồ ạt xuyên qua Serbia, chặng cuối cùng để vào được
không gian Schengen.
Chỉ trong ngày thứ Hai 24/08,
đã có 2.098 người nhập cư đã vượt qua biên giới Serbia – Hungary, con số
kỷ lục từ trước đến nay, gần một tuần trước khi một bức tường rào dự
kiến được dựng lên từ ngày 31/08 để ngăn chận. Trước đó, hôm Chủ nhật
23/08, có đến trên 7.000 di dân chủ yếu là người Syria đã vào được miền
nam Serbia. Hôm nay Bulgari đã gởi xe tăng đến bốn tiền đồn biên giới
với Macedonia để hỗ trợ cho lực lượng biên phòng.
Trong sáu tháng đầu năm nay, khoảng 102.000 người nhập cư đã vào được Liên hiệp Châu Âu qua ngõ Macedonia, Serbia, Bosnia-Herzegovina, Albani, Montenegro, Kosovo ; so với cùng kỳ năm ngoái chỉ có 8.000 người – theo số liệu của cơ quan Frontex phụ trách giám sát biên giới Schengen. Có 565.000 đơn xin tị nạn đã được nộp trong nửa đầu năm nay, và con số thực những người đã hiện diện trên đất châu Âu không ai nắm được.
Bị quá tải trước làn sóng di dân từ phía Hy Lạp tràn sang, tuần trước Macedonia đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa biên giới ba ngày. Cảnh sát cố đẩy lùi những người xâm nhập bằng ma-trắc và lựu đạn không gây chấn thương, nhưng hôm thứ Bảy 22/08 khoảng một ngàn di dân đã vượt được hàng rào an ninh. Rổt cuộc chính quyền Macedonia đành phải cấp thông hành cho họ tiếp tục đi. Trước đó, Macedonia ghi nhận kể từ ngày 19/06 đã có 42.000 di dân vào được lãnh thổ.
Từ vài ngày qua, Serbia phải tiếp đón hàng ngàn người nhập cư. Họ tạm trú trong những căn lều do Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (HCR) và Hồng thập tự dựng lên, được cung cấp thông tin, thức ăn nước uống và chăm sóc y tế, được cấp giấy tờ tạm trú 72 giờ trước khi tiến về biên giới Hungary ở phía bắc.
Cuộc khủng hoảng tị nạn đã đảo lộn nghị trình hội nghị thượng đỉnh các nước Tây Balkan dự kiến vào thứ Năm tới tại Vienna. Từ vài tháng qua, khu vực này đã trở thành một trong những cửa ngõ chính đối với hàng ngàn người tị nạn để xâm nhập vào không gian Schengen.
Nước Đức, với số lượng người xin tị nạn có thể lên đến 800.000 trong năm 2015, cho rằng đây là thử thách lớn nhất kể từ sau khi thống nhất đất nước. Nhìn chung toàn châu Âu, đây là cuộc khủng hoảng tị nạn tệ hại nhất kể từ khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc.
Trong sáu tháng đầu năm nay, khoảng 102.000 người nhập cư đã vào được Liên hiệp Châu Âu qua ngõ Macedonia, Serbia, Bosnia-Herzegovina, Albani, Montenegro, Kosovo ; so với cùng kỳ năm ngoái chỉ có 8.000 người – theo số liệu của cơ quan Frontex phụ trách giám sát biên giới Schengen. Có 565.000 đơn xin tị nạn đã được nộp trong nửa đầu năm nay, và con số thực những người đã hiện diện trên đất châu Âu không ai nắm được.
Bị quá tải trước làn sóng di dân từ phía Hy Lạp tràn sang, tuần trước Macedonia đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa biên giới ba ngày. Cảnh sát cố đẩy lùi những người xâm nhập bằng ma-trắc và lựu đạn không gây chấn thương, nhưng hôm thứ Bảy 22/08 khoảng một ngàn di dân đã vượt được hàng rào an ninh. Rổt cuộc chính quyền Macedonia đành phải cấp thông hành cho họ tiếp tục đi. Trước đó, Macedonia ghi nhận kể từ ngày 19/06 đã có 42.000 di dân vào được lãnh thổ.
Từ vài ngày qua, Serbia phải tiếp đón hàng ngàn người nhập cư. Họ tạm trú trong những căn lều do Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (HCR) và Hồng thập tự dựng lên, được cung cấp thông tin, thức ăn nước uống và chăm sóc y tế, được cấp giấy tờ tạm trú 72 giờ trước khi tiến về biên giới Hungary ở phía bắc.
Cuộc khủng hoảng tị nạn đã đảo lộn nghị trình hội nghị thượng đỉnh các nước Tây Balkan dự kiến vào thứ Năm tới tại Vienna. Từ vài tháng qua, khu vực này đã trở thành một trong những cửa ngõ chính đối với hàng ngàn người tị nạn để xâm nhập vào không gian Schengen.
Nước Đức, với số lượng người xin tị nạn có thể lên đến 800.000 trong năm 2015, cho rằng đây là thử thách lớn nhất kể từ sau khi thống nhất đất nước. Nhìn chung toàn châu Âu, đây là cuộc khủng hoảng tị nạn tệ hại nhất kể từ khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150825-hang-ngan-nguoi-nhap-cu-da-tran-vao-cua-ngo-chau-au
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.