Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ Hồ Duy Hải thăm ông Nguyễn Thanh Chấn. Ảnh Lê Thế Thắng |
Ông Chấn chỉ bị
lãnh án chung thân, là nhờ cha ông đã bỏ mạng cho đất nước. Là con liệt sĩ, ông
mới may mắn giữ được mạng sống để còn được trở về. Bởi nếu không, ông đã phải
dựa cột để lãnh vào người những viên đạn ác nghiệt, y như cách cha ông đã từng
chết cho Tổ quốc.
Vợ ông Chấn kể
lại, bà đã rất dằn vặt mình. Vì nếu bà không sai ông đi lấy nước, thì chẳng có
lý do gì để người ta ép ông ấy vào tội giết người thay cho kẻ khác.
Ông Chấn bị ép
cung, nhục hình, không chịu đựng được ông phải nhận tội. Cơ quan điều tra thậm
chí còn cho ông tập đâm người bằng tay không thuận suốt vài tuần. Là để cho phù
hợp với hiện trường và dấu vết trên người nạn nhân vốn không đúng với tay thuận
của ông.
Ông làm riết rồi
quen.
Ở ngoài, vợ ông
biết chắc ông không phải thủ phạm giết người. Bởi nhà bà đó, ngày giờ đó ông
vẫn sờ sờ ở đấy. Đi lấy nước thì có phút chốc, làm sao để ông giết người kiểu
vậy. Ở cả hai phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm ông Chấn đều kêu oan. Nhưng toà thì
nhất quyết chỉ sử dụng lời khai lúc tạm giam để kết tội ông.
Thời gian đó, gia
đình có điện thoại cố định gọi dịch vụ. Thời điểm được
cho là xảy ra vụ án, ông Chấn còn đang ở nhà bấm máy cho khách gọi điện.
Gia đình ông đã lấy cả hóa đơn liệt kê từng cuộc gọi diễn ra giờ đó, chứng minh
ông Chấn hoàn toàn ngoại phạm. Thế nhưng tòa nhất quyết khép ông vào vai kẻ
giết người.
Gia đình bà Chiến
tìm mọi cách để kêu oan cho ông Chấn, như kiểu có bệnh vái tứ phương. Họ biết
ông oan sai, nên không đầu hàng. Thời gian đó có vài sự lùm xùm thông tin, từ
đó hé lộ ra manh mối kẻ thủ ác. Bà lần theo rồi tìm ra kẻ tình nghi Lý Nguyễn Chung.
Suốt sau đó là
hành trình bà học làm thám tử, một phụ nữ nông thôn quê mùa tự đi điều tra, tập
tành làm quen với những công cụ, nghiệp vụ phá án. Rồi bà tìm ra nguyên quán
của Lý Nguyễn Chung ở Lạng Sơn, qua đó, bà lần mò tới tận nơi ở của kẻ tình nghi
ấy ở tận Tây Nguyên. Lúc này, Chung đã có vợ con.
Bà tìm được kẻ
tình nghi, và bà biết chắc đó là kẻ giết người.
Những tưởng đó đã
là lối thoát cho chồng bà và gia đình. Thế nhưng những đơn từ, chứng cứ bà xác
thực thủ phạm thật nộp lên cho cơ quan có thẩm quyền cứ bị lờ đi trong nhiều
năm sau đó. Chẳng ai cần quan tâm đến nỗi oan khiên của ông Chấn. Người ta
giống như cần quái gì phải để ý phận dân oan sai như con sâu cái kiến. Sự ngạo
nghễ, kiêu kỳ là tất cả - có lẽ vậy.
Bà không bỏ cuộc,
sau rất nhiều đeo bám quyết liệt gan lì, bà được một quan chức của Viện Kiểm
sát Nhân dân Tối cao (ông Khoa) tiếp nhận hồ sơ, chứng cứ, tố giác thủ phạm
thật. Ông hứa nghiên cứu, xem xét và không quên dặn bà “phải tuyệt đối giữ bí mật, kẻo người ta sẽ lôi ông ra khỏi vụ án”.
Với sự giúp đỡ
của vị Kiểm sát, cuối cùng cơ quan điều tra của Viện KSND tối cao đã vào cuộc.
Thủ phạm thực buộc phải ra đầu thú. Ông Chấn được tái thẩm vụ án, minh oan rồi
trả tự do.
Người ký kháng
nghị tái thẩm cho ông Chấn nay là đương kim Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao
Nguyễn Hòa Bình - khi đó đang là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Ông Nguyễn Hòa
Bình (dù muốn dù không) cũng đã phải tái thẩm vụ án oan sai của ông Nguyễn
Thanh Chấn. Một vụ án oan sai mà các đặc điểm so sánh ra không khác gì vụ án Hồ
Duy Hải. Vụ Hồ Duy Hải cho đến nay còn cho thấy sự khuất tất, cố ý làm sai
lệch, ngụy tạo rõ ràng hơn vụ ông Chấn rất nhiều.
Nhưng tại sao
chính ông Nguyễn Hòa Bình hôm nay lại không thể nhìn ra, thay vào đó - nhất
quyết lặp lại câu chuyện (tưởng như) đã cũ?
Tại sao ngành tư
pháp nước nhà lại có vẻ dễ dàng duy ý chí, để khép tội chết oan trái cho lương
dân?
Ps: Ông Khoa sau
khi cứu ông Chấn đã về hưu. Ông có nói “vì
cứu ông Chấn mà ông mất nhiều bạn bè”.
Tại sao một vị
quan chức ngành tư pháp, cứu một người dân oan sai tàn tạ cuộc đời bởi sai lầm
của nhà nước, lại mất hết bạn bè - vốn cùng là quan chức cầm nắm pháp luật Quốc
gia?
Thật kỳ lạ!
LÊ THẾ THẮNG
12.07.2020 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.