jeudi 30 novembre 2023

Nguyễn Văn Tuấn - "Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai"

 

Người viết ra những câu chữ quen thuộc đó đã từ giã chúng ta đi về cõi vĩnh hằng vào ngày 28/11, thọ 87 tuổi. Người đó là Nhạc sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn, còn được mệnh danh là 'Người tình không chân dung'.

Theo báo Người Việt, Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn sanh năm 1936 ở Gia Lâm (xưa thuộc tỉnh Bắc Ninh). Năm 1954 ông di cư vào Nam, và từng có thời làm việc như là một phát thanh viên của Đài Phát Thanh Sài Gòn, phụ trách chương trình Nhạc Chủ Đề nổi tiếng.

Sau 1975, ông bị đi tù cải tạo 10 (?) năm. Cuối năm 1998 ông sang Mỹ định cư và tiếp tục sáng tác. Ông qua đời vào lúc 7 giờ 15 sáng ngày 28/11/2023 tại Nam California. Trước đó (năm 2021) phu nhân của ông, bà Nguyễn Thị Thu Hồng (cũng từng là một phát thanh viên đài Phát Thanh Sài Gòn), qua đời ở tuổi 78.

Trần Tiến Dũng - Nguyễn Đình Toàn yên nghỉ trong giấc mơ diễm tuyệt

 

Hôm qua nghe tin anh khuất núi, định viết đôi dòng về anh nhưng ở cái tuổi rơi vào nhiều sự kiện buồn tôi thấy hụt hơi, thiếu lực.

Tôi không thân với anh, mà thân sao được bởi từ lúc biết tên anh, anh đã là một văn nhân lớn trên bầu trời các tinh tú nghệ thuật Miền Nam Tự Do. Thì việc tôi hát, đọc các sáng tác hoặc nghe anh giới thiệu chương trình nhạc chủ đề trên sóng phát thanh Sài Gòn cũng đủ hạnh phúc cho người ái mộ tài danh của anh.

Người dân miền Nam xưa hầu hết không có thói quen lân la làm quen các nghệ sĩ nổi danh mà mình yêu thích. Họ chỉ lặng lẽ ngưỡng mộ, như cách họ ngắm bầu trời đêm cao vời lấp lánh các vì sao. Cảm xúc ngưỡng mộ của họ trở thành quà tặng, kỷ vật riêng tư  không phải để người nghệ sĩ hay biết, mà chỉ đơn giản nghệ thuật của người nghệ sĩ luôn sống cùng với họ.

Nguyễn Vũ Mộc Thiêng - Chuyện nhỏ: Trường học và nghịch lý hàng rong

 

Báo chi đưa tin : “Sáng ngày 27/04/23, các em học sinh lớp 4, trường Tiểu học Tân Thành (thành phố Đồng Xoài, Bình Phước) chia nhau ăn gói kẹo mua ở cổng trường. Sau khi ăn xong, 8 em trong nhóm nghi bị ngộ độc với các biểu hiện mệt mỏi, nôn, đau bụng nên được đưa đến Trung tâm Y tế Đồng Xoài cấp cứu”.

Chủ tịch UBND thành phố Đồng Xoài yêu cầu Phòng Giáo dục-Đào tạo chỉ đạo ban giám hiệu các trường học tăng cường công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh và học sinh không mua đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhất là tại hàng quán và từ người bán hàng rong ở khu vực xung quanh trường để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của học sinh.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là chuyện dài vô tận ở Việt Nam? mà trường học chiếm một phần không nhỏ. Thông tin các em học sinh ngộ đọc vì ăn uống trước cổng trường hầu như tháng nào cũng có. Nhà trường nào cũng có căng tin nhưng nhiều em vẫn thích mua ngoài hơn, vì căng tin không có hoặc giá rẻ hơn. Một số trường đại học có khuôn viên rộng, sinh viên đông, có khu vực buôn bán thực phẩm, hàng tiêu dùng như chợ nhỏ.

Trần Văn - Đọc Kết Luận Điều Tra vụ Vạn Thịnh Phát: Luật pháp có thể... đút túi? (3)

 

Sự tùy tiện trong diễn giải và áp dụng pháp luật còn thể hiện ở chuyện bỏ qua, “không xem xét trách nhiệm hình sự” cho bảy viên chức (ba của KTNN, ba của Cơ quan TTGS NH thuộc NHNN, một của TTCP) là thành viên Đoàn Thanh tra SCB.

Trong Kết luận điều tra (KLĐT) vụ án “xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan”, Cơ quan Điều tra (CQĐT) không chỉ bày ra sự tùy tiện vừa đáng ngại, vừa đáng ngờ khi diễn giải và áp dụng pháp luật.

Chẳng hạn cùng nhận tiền để làm ngơ cho SCB hưởng lợi nhưng CQĐT xác định chỉ có bà Đỗ Thị Nhàn - Cục trưởng Cục Thanh tra Giám sát Ngân hàng (TTGS NH) 2 thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phạm tội “nhận hối lộ”.

Bông Lau - Tù Côn Đảo

 

Phóng viên Đặng Văn Phước của hãng tin AP chụp tấm hình một bộ đội cộng sản Bắc Việt đang dẫn một đồng chí của mình đi qua bàn kiểm soát danh sách tù binh của Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên vào ngày 17 tháng 02 năm 1973.

Đồng chí tù binh ở trần trùng trục là một trong nhóm 137 tù binh Vi Xi đầu tiên được Việt Nam Cộng Hòa trao trả bằng ca nô vượt qua sông Thạch Hãn, được coi là lằn ranh phân chia tạm thời của hai phe Quốc - Cộng.

Một đồng chí Thủ trưởng trong Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên ngồi ở bàn ngước mặt ngắm nghía đồng chí tù binh và có lẽ nghĩ thầm. "Mẹ kiếp, bọn Ngụy nó cho đồng chí này ăn cái rì mà béo tốt nhễ".

Dương Quốc Chính - Kissinger và ảnh hưởng tới Việt Nam

Kissinger là kiến trúc sư chính cho việc thiết lập bang giao Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chính vì sự kiện ngoại giao này, nên ông được coi là nhà ngoại giao có sức ảnh hưởng lớn đến thế giới, do hệ quả của mối bang giao nói trên. Hệ quả chấn động nhất là Mỹ và Trung Quốc liên thủ để chống lại Liên Xô. Là một trong những tác nhân dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Ảnh hưởng tiếp theo là tới Đài Loan và Việt Nam. Do Đài Loan bị Mỹ gạt ra, thế chỗ bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Liên Hiệp Quốc, cũng dẫn tới thế chênh vênh của Đài Loan trước mối đe dọa Trung Quốc, biến quốc đảo này trở thành một quốc gia không chính thức.

Đối với Việt Nam, thì mối quan hệ hữu hảo Mỹ - Trung là nền tảng dẫn tới hòa đàm Paris được ký kết. Hòa đàm Paris thậm chí còn bắt đầu trước khi Kissinger đàm phán với Trung Quốc, nhưng không đi đến đâu. Chỉ sau khi Mỹ đã có mối quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh thì họ mới an tâm loại bỏ con đê chống chủ nghĩa cộng sản lan tràn, là Việt Nam Cộng Hòa.

Tuấn Khanh - Nguyễn Đình Toàn, người mở cửa khu vườn bí mật

Trong cái chớp mắt của cõi nhân gian, lại bàng hoàng nhận ra một cái tên quen thuộc nữa đã ra đi. Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã rời bỏ nơi trần thế, ra đi vào lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.

Năm 1998 nhà văn Nguyễn Đình Toàn đến Mỹ, góp vào khung trời ký ức mang theo của người Việt hải ngoại về một thời thi ca nhạc họa lẫy lừng miền Nam, có Nguyễn Đình Toàn là người kể chuyện âm nhạc độc đáo Sài Gòn, qua sóng phát thanh.

Nhà thơ Du Tử Lê từng gọi ông là một nghệ sĩ như người tình không chân dung của người yêu nhạc. Vì người nghe mê say cách ông trình bày một ca khúc, diễn đạt một ý niệm, mô tả về hình ảnh như du vào mộng, mở cửa vào khu vườn bí mật của mỗi tối phát thanh thứ Năm, chương trình nhạc chủ đề.

Trần Vương Thuận - Một nhà sư hiện sinh

 

Nay nhục thân của thầy Tuệ Sỹ đã về nơi trà tỳ, rồi thành tro bụi, tất nhiên. Nhưng tro bụi không mất, tro bụi sẽ tuần hoàn, miên tục, trong các hình thái khác, ở cõi ta bà này.

Tôi chỉ tiếp xúc với ngài Tuệ Sỹ qua sách vở, những trước tác, dịch phẩm, luận giải của ông. Và vì thế, nghĩ về ông, tôi thường tiếc 17 năm tù đày của ông.

Thời gian ấy, khi sức làm việc đang ở kỳ sung mãn, có thể nếu có các điều kiện làm việc đơn giản nhất, có lẽ những người thụ hưởng như tôi đã có nhiều hơn những ngón tay chỉ trăng, có nhiều hơn một người bạn chữ để song thoại, tư ghì.

Lê Học Lãnh Vân - Ngã nguyện vô cùng

 

Việc Thầy Tuệ Sỹ viên tịch làm dậy sóng cõi mạng. Lớp lớp sóng Tiếc Thương, sóng Yêu Kính, sóng Từ Bi, sóng Tỉnh Thức…

Vậy thì, sự ra đi của Thầy là một sự kiện văn hóa, một sự kiện văn hóa lớn. Lớn tới độ nó dằn được các ồn ào của những của dư luận xốc nổi thường xảy ra trên công luận tại Việt Nam. Và nó dẫn dắt sự cao khiết, tĩnh lặng, thâm sâu.

Vậy mà truyền thông chính thống, nhìn chung, không đưa tới công chúng tin tức đẫm tính văn hóa này.

Nguyễn Thông - Thời gian

Thời gian là thứ tài sản vô giá ai cũng có, chỉ có điều nó được sử dụng như thế nào.

Gần 500 đại biểu quốc hội được thể chế tự nhận là tinh hoa của đất nước, dành rất nhiều thời gian để bàn chuyện đấu giá biển số xe, đặt tên cái thẻ tùy thân là gì...

Thì thời gian bị biến thành rác, thậm chí không bằng rác bởi rác vẫn có ích (bón cây, đốt làm ra điện...).

Võ Khánh Tuyên - Nỗi đau thực sự hậu Covid

 

Thi thoảng đi trên đường, thấy những cơ sở hồi hai năm trước được trưng dụng làm các Bệnh viện dã chiến nay hoang tàn, thấy rợn người trong ký ức.

Như chỗ Bệnh viện Dã chiến Trung tâm triển lãm Tân Bình, rồi Bệnh viện Điều trị Covid Quận 5 ở Đường Trần Phú Q.5, tự hỏi: Sau cơn mê, sao người ta không chịu tháo bảng, dọn dẹp mặt bằng trả lại công năng cũ, để bỏ phế như những vết sẹo khó lành trong Thành phố.

Rồi lại nhớ đến những gì mà thảm họa Covid gây ra cho con người, giờ không hiểu con virus giết nhiều người hơn hay con người ác hơn?

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.11.2023


 

mercredi 29 novembre 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 29/11/2023

 

1. Trên chiến trường có gì

Trong bài trước tôi có đề cập đến việc một số tin về tình hình chiến trường, đặc biệt từ thằng “nhà báo” bố láo “tuấn sơn” của Dân Chí, nó còn viết là “bộ chỉ huy Kiev rút chạy Nga tiến nhanh,” quân mất dạy thế. Ấy vậy mà chỉ hôm sau nó đã buộc phải viết ngược lại (ảnh kèm theo bài).

Ngay ngày hôm qua rất nhiều nguồn tin và các nhà phân tích quân sự trên thế giới đã xác minh rõ, không những quân Ukraine không rút lui mà còn phản công. Chẳng hạn ở chỗ nhà máy hóa chất, hay chúng ta cũng có thể gọi là từ chỗ khu công nghiệp phía bắc của Avdiivka quân Ukraine phản kích đánh bật quân Nga khỏi đường sắt ở đây và quá lên phía bắc một chút quân Ukraine cũng phản kích từ hướng Stepove đẩy lùi quân Nga.

Theo Denys Davydov thì quân Ukraine đã thủ tiêu được bàn đạp của Nga ở triền một ngọn đồi phía tây của làng Krasnohorivka mà trước đó chúng vẫn dùng để tấn công vào Stepove và cả khu công nghiệp phía bắc Avdiivka.

Nguyễn Chương - Hãy cùng nhau yêu tiếng Việt hơn

(Xin mượn chuyện trong nhà tôi để nói lai rai nhiều thứ khác)

Con gái tôi hiện nay đã đi làm cho một công ty nước ngoài. Trước đây cháu theo học trường RMIT (The Royal Melbourne Institute of Technology), điểm IELTS 8.0, ghi vậy để biết cháu không xa lạ gì với việc nói năng bằng tiếng Anh.

Một lần, cách đây mấy năm, khi tôi hỏi: "Con học ngành design thấy sao...". Chưa hỏi dứt câu thì nó nói ngay: "Ba, nói tiếng Việt đi ba! Sao ba không nói "thiết kế" mà phải chêm tiếng Anh "design" vô làm gì?". May là bị con gái mình sửa lưng, chớ không phải người ngoài, nên tôi cũng đỡ "quê".

Nhưng kể từ đó trở đi, tôi ráng rèn giũa ý thức về tiếng Việt: người Việt thì phải hiểu, phải biết tiếng Việt!

Nguyễn Mỹ Khanh - Trả lại tên cho em

 

Hồi bé tí tui được dạy vầy:

- Cái gì có động cơ, chạy trên đường/ mặt đất là XE.

- Cái gì có động cơ,  chạy trên sông, biển là TÀU.

- Cái gì có động cơ chạy trên không là MÁY BAY.

Nguyễn Thông - Học người Nhật

 

Nhắc tới nước Nhật người Nhật, nhiều người chả riêng gì ở xứ ta cúi đầu. Khen nước này thì có mà khen cả ngày, khen giời cao, khen phò mã tốt áo, khen mèo dài đuôi…

Tôi thích, kính nể họ ở khía cạnh này. Nước Nhật giàu nhưng người Nhật rất tiết kiệm. Họ sống thực tế chứ không se sua hình thức. Họ lấy giá trị thực tế làm chuẩn, làm thước đo chứ không trọng sự màu mè. Mọi phô bày hình thức không nằm trong mọi hoạt động của họ.

Dân thế, mà tầng lớp lãnh đạo quốc gia, thượng tầng cầm quyền cũng thế. Cả nhà vua, thủ tướng, các bộ trưởng đều gương mẫu về sự giản dị tiết kiệm. Khó mà săm soi tìm được những cờ kèn kèn trống, băng cờ khẩu hiệu, lễ lạt hoa hoét ở nước giàu có, văn hóa, văn minh bậc nhất này.

Nguyễn Tấn Cứ - Tiễn biệt Nhà văn Nhạc sĩ thi sĩ Nguyễn Đình Toàn

 

Mới hôm qua một thiền sư thi sĩ ra đi, và hôm nay một nhà văn nữa ra đi.

Một là thiền sư và một là thi sĩ, họ đều những người muôn năm cũ, những con người tài hoa ngoại hạng, gọi họ là gì cũng được.

Một nhà văn Nguyễn Đình Toàn với ”Áo mơ phai“ bất hủ. Một Nguyễn Đình Toàn thi sĩ nhạc sĩ với những bản tình ca với “ngày thần tiên em bước lên ngôi, đã nghe son vàng tả tơi“.

Nguyễn Gia Việt - Xin cúi đầu tiễn ông Nguyễn Đình Toàn!

 

Nhạc sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn vừa qua đời lúc 7 giờ 15 phút tối thứ Ba, 28/11/2023, tại bịnh viện Fountain Valley, Huê Kỳ.

Thiệt là khó khăn khi viết vài dòng tiễn biệt một người mà cá nhân tôi rất thích, về thơ văn, về suy nghĩ, về lịch sử Miền Nam và Sài Gòn, có chút ảnh hưởng tới suy nghĩ của tôi.

Mà nói thiệt, thơ văn, nhạc của Nguyễn Đình Toàn không phải người nào nghe cũng thích, mà không phải nhà văn, nhà thơ hay nhạc sĩ nào cũng được địa vị như ông. Cám ơn ông Nguyễn Đình Toàn đã xuất hiện trên cuộc đời này!

Cù Mai Công - Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã ra đi

 

Ông ra đi lúc 19 giờ15 ngày 28-11-2023 theo giờ Mỹ (sáng 29-11-2023 theo giờ Việt Nam)  tại tư gia ở California, Mỹ.

(Trích “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!” tập 2):

"Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn người Bắc 54 Gia Lâm, tác giả "Căn nhà xưa", "Em còn yêu anh", "Quê hương thu nhỏ"... Xưa nhà trong cư xá Tự Do, Ông Tạ. Ông còn là nhà văn, nhà thơ; lấy bút hiệu Tô Hà Vân khi viết văn và Hồng Ngọc khi soạn nhạc.

Dương Quốc Chính - Trông người mà ngẫm đến ta

 

Chú thích của TM : Thật ra chuyện không đơn giản, bà Aung San Suu Kyi sau này lại thân Trung Quốc, qua thăm được Bắc Kinh trải thảm đỏ đón tiếp. Bà bảo vệ nạn diệt chủng người Rohingya khiến Tòa Đô chánh Paris đành rút lại danh hiệu Công dân danh dự đã trao tặng. Việc bà Suu Kyi bị đảo chánh khiến Trung Quốc tương đối bất lợi, ngoài mặt họ ủng hộ chính quyền quân sự nhưng mặt khác xúi giục phiến quân phá rối.

Tình hình Miến Điện hiện đang rất nát. Phiến quân ở hai bang giáp Trung Quốc hiện đang áp đảo quân chính phủ. Quân đội Miến Điện đang dần mất quyền kiểm soát ở đây.

Điều đáng nói là khu vực này là nơi sẽ xây tuyến đường sắt Vành đai con đường của Trung Quốc. Là khởi đầu tuyến đường để miền Tây Trung Quốc ra Ấn Độ Dương, tránh bị phụ thuộc vào tuyến hàng hải qua Biển Đông và eo Malacca có nguy cơ xung đột. Miền Tây Trung Quốc (cụ thể là Côn Minh) ra biển gần nhất là đi qua cửa khẩu Lào Cai rồi về cảng Hải Phòng của Việt Nam.