samedi 23 octobre 2021

Đoàn Bảo Châu - Tại sao công luận xót xa khi một nhà khoa học “ngã ngựa”?

 

Bởi bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, giám đốc bệnh viện Bạch Mai, cựu giám đốc Viện Tim Hà Nội có “đôi tay vàng” trong làng phẫu thuật. Một người đã giành được sự kính trọng của đồng nghiệp và bệnh nhân. Bao sở học dày công đào luyện trong nhiều năm đã uổng phí từ đây.

Sự “ngã ngựa” của quan chức đơn thuần chỉ khiến công luận hả hê, bởi họ cảm thấy công lý được thực thi, trước đấy họ chẳng biết gì về công lao của đối tượng.

Như trường hợp của cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung thì ai cũng phải thốt lên là đáng đời, bởi biết bao câu chuyện về việc Chung đã tham lam, lạm quyền trong khi tại chức.

Lê Huyền Ái Mỹ - Phiếm chuyện tài đức


Sáng 23-10, trong phiên họp tổ góp ý Luật Điện ảnh (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà cho rằng nghệ sĩ cần đức trước khi cần tài.

Tôi nghĩ, bất cứ ai, làm nghề gì thì cũng cần phải có đức - một nhân tính căn bản, nó chẳng phải có trước hay sau bất kỳ đức tính, phẩm chất nào khác.

Còn đã là nghệ sĩ, ở đây chỉ tạm gói trong nghệ sĩ biểu diễn thì phải có tố chất tài năng sáng tạo - biểu diễn, tùy mỗi lãnh vực mà tài năng ấy là trời cho, là di truyền, là khổ luyện…

Trần Thị Sánh - Thạc sĩ, tiến sĩ để làm gì?


Hồi mình gần 40 tuổi, mấy đứa bạn làm báo rủ mình đi làm thạc sĩ, tiến sĩ. Mình hỏi lại: “Làm báo thì làm thạc sĩ, tiến sĩ để làm gì”?

Các bạn mình bảo: “Mày làm ở báo quốc doanh, báo mậu dịch cũng là cơ quan đoàn thể, tổ chức. Khi đề bạt lãnh đạo người ta cũng xét các tiêu chuẩn, trong đó phải là thạc sĩ, tiến sĩ mới có cửa chứ. Mày định để lũ dốt nát nó ngồi lên đầu, lên cổ mày à?”

Mình nghĩ, các ngành nghề khác làm thạc sĩ, tiến sĩ còn có lý và còn cần thiết. Còn làm báo chỉ cần yêu nghề, giỏi nghề, viết hay và tâm huyết với nghề nghiệp chứ cần thạc sĩ, tiến sĩ để làm gì. Chả lẽ dưới mỗi bài báo lại ghi thêm chức danh là thạc sĩ, tiến sĩ?

Lê Văn Luân - Nhầm lẫn có tính lịch sử


Học vấn và bằng cấp là hai vấn đề khác nhau.

Học vấn liên quan nhiều tới nhận thức và văn hóa. Bằng cấp là một vấn đề của công việc đào tạo và ngay cả nghề nào thì cũng cần có bằng cấp.

Người không được đi học vẫn có thể có học vấn và trình độ. Ngược lại, bằng cấp có thể có nhiều nhưng trình độ hạn chế và cư xử vẫn như người vô học.

Mai Bá Kiếm - Con gái làm nghề nail, bán hàng online thì học vấn thấp?

 

Trong chương trình "Có hẹn lúc 22 giờ", các nghệ sĩ khách mời cùng bàn luận về chủ đề: "Học thức có ảnh hưởng gì tới hạnh phúc gia đình không?". Đạo diễn Lê Hoàng đã gây tranh cãi với phát ngôn gây sốc "Con gái làm nghề nail, bán hàng online thì học vấn thấp".

Ngoài đạo diễn, Lê Hoàng còn viết tiểu phẩm châm biếm trên Tuổi Trẻ Cười, Làng Cười rất sắc sảo, thâm thúy. Tuy nhiên, khi Lê Hoàng tham gia một chương trình bá láp, thì khó kìm chế được lời ba sàm.

"Học thức có ảnh hưởng gì tới hạnh phúc gia đình không?" là đề tài tâm lý xã hội học cần được điều tra, nghiên cứu, phân tích, thống kê như một Case Study ở trường đại học.

Lưu Trọng Văn - Cái chết của cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam và sợi dây cột chó...


Gã không quên được ông Nguyễn Xuân Hữu khi gặp ông bên suối Trà Nô, căn cứ của Khu ủy Khu Năm thời chiến tranh. Ông cao lớn rậm râu, sống chết với Dân suốt hai cuộc kháng chiến ác liệt tại khu Năm, được Dân thương gọi là thằng Bảy Râu.

Ông là thường vụ khu ủy, chỉ xếp sau ông Võ Chí Công và Chu Huy Mân. Sau này khi là ủy viên trung ương, bí thư Phú Khánh, biết cha gã đang ở Nha Trang, ông rất mê thơ nên đã mời cha gã ăn cơm rồi thơ phú. Gã có ăn theo buổi thơ phú ấy. Ông Bảy nói về mơ ước của ông đi tàu hỏa từ Hà Nội vào Nha Trang chỉ mất 10 tiếng, từ Nha Trang vào Sài Gòn chỉ hai tiếng.

Không biết cái mơ ước con tàu hỏa ấy có thấm vào cậu con trai Nguyễn Hữu Thắng của ông không? Chỉ biết Thắng đã vào ngành đường sắt rồi lần lượt thăng tiến, tháng 6 năm 2010 lên đến chức cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam.

Nguyễn Khắc Mai - Chó Chết, nhưng không hết chuyện

(Rất mong tác giả thứ lỗi vì bài gởi rất sớm nhưng rơi vào spam - TM)

Tôi nhớ, thời thuộc Pháp, người ta gọi báo chí lá cải là những tờ chuyên đăng tin chó chết, hoặc bị xe cán chết, hoặc bị xe thùng của phú lít (police) bắt.

Lần này tin chó chết thì khác. Chó chết nhưng không hết chuyện.Không phải chỉ dư luận trong nước quan tâm, xúc động, mà cả ở nước ngoài. Chị Thụy My đưa tin ông Đỗ Duy Ngọc cho biết một người bạn Pháp gọi điện hỏi, tin ấy đúng sai. Ông bảo đúng đấy, báo chí trong nước đã đưa tin. Người bạn ấy khóc và than thở: terrible, khủng khiếp, terrible.

Tôi nghĩ vụ này có cái giá của nó. Không thể tha thứ cho bất cứ một mệnh lệnh nào dù ở cấp nào, và cũng không thể tha thứ cho những kẻ đã hành xử vừa tàn ác vừa bất nhân, vừa vô pháp như vậy.

Mỹ tìm cách tránh leo thang với Trung Quốc về Đài Loan


Đăng ngày:

Theo phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki, tổng thống Mỹ « không loan báo thay đổi chính sách ». Bà nói : « Chúng tôi tôn trọng những cam kết giúp Đài Loan tự vệ và tiếp tục phản đối mọi thay đổi nguyên trạng ».

Bà Psaki cũng nhắc lại phát biểu của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Bộ trưởng Lloyd Austin tại trụ sở NATO ở Bruxelles đã nhấn mạnh : « Như nhiều chính quyền trước đã từng làm trong quá khứ, chúng tôi tiếp tục trợ giúp Đài Loan với đủ loại khả năng quân sự cần thiết để tự vệ và chúng tôi vẫn tập trung vào các biện pháp này ».

Angela Merkel nói lời từ biệt, cảnh báo châu Âu về những thách thức


Đăng ngày:

Bà Merkel cảnh báo, các nước châu Âu đã vượt qua được nhiều cuộc khủng hoảng, nhưng vẫn còn một loạt các vấn đề chưa được giải quyết. Về vấn đề Nhà nước pháp quyền mà Ba Lan đang bị Liên hiệp Châu Âu (EU) chỉ trích, thủ tướng Đức mong muốn một cuộc tranh luật bớt gay gắt, kêu gọi đối thoại và thông cảm với lịch sử nước cộng sản cũ này.

Về di dân, EU vẫn luôn dễ bị tổn thương, trong lúc Belarus được cho là thả lỏng để người nhập cư lậu qua biên giới nhằm trả đũa trừng phạt của châu Âu. Angela Merkel cũng lo ngại về tính cạnh tranh của EU, đặc biệt trong công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo.

Tokyo muốn nâng cấp liên minh Mỹ-Nhật, tập trung vào Ấn Độ-Thái Bình Dương


Đăng ngày:

Hãng tin Nikkei dẫn lời ông Kishida tại Đối thoại thường niên Phú Sĩ Sơn, thế giới đang đối mặt với « nhiều thách thức, nhất là môi trường an ninh khu vực ngày càng khắc nghiệt, những sự kiện đang đe dọa các giá trị phố quát như tự do dân chủ và nhân quyền, những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và virus corona ».

Thủ tướng Nhật Bản nói thêm, liên minh với Hoa Kỳ là nền tảng cho chính sách đối ngoại và an ninh để phát triển « ngoại giao kiên quyết » và khẳng định « sẽ đưa liên minh Nhật-Mỹ lên một tầm cao mới ».

Tin vắn 23.10.2021

 


(AFP) –
Pêru vượt ngưỡng 200.000 người chết vì Covid

Pêru, đất nước 33 triệu dân có tỉ lệ tử vong vì Covid cao nhất thế giới, hôm qua 22/10/2021 đã vượt ngưỡng 200.000 người chết, trong lúc số lượng các ca dương tính mới và tử vong hàng ngàn đã giảm đi nhờ chiến dịch tiêm chủng.

Hiện nay có 51% dân trên 12 tuổi đã được chích ngừa Covid. Hồi tháng Tư mỗi tuần có 2.500 người thiệt mạng vì con virus, tuần rồi chỉ còn 169 trường hợp. Giới nghiêm được rút xuống chỉ còn hai tiếng đồng hồ, các quán ăn được mở cửa trở lại.

Chương trình phát thanh RFI ngày 23.10.2021

vendredi 22 octobre 2021

Nguyễn Văn Mỹ - Bệnh mới: Sợ trách nhiệm

 

Nhân loại đang chạy đua cật lực trong cuộc chiến mất – còn với Covid-19 và các biến thể. Tuy nhiên, cuộc sống luôn có hai mặt.

Dịch bệnh mới là phép thử con người, từ cá nhân đến tập thể; từ cá tính, phẩm hạnh đến trình độ chuyên môn, năng lực quản trị và xử lý tình huống. Là chiếc gương ảo nhưng phản ảnh chân thực nhất với bản thân và những người chung quanh.

Dịch bệnh mới tạo nên căn bệnh mới rất nguy hại - bệnh SỢ TRÁCH NHIỆM. Sợ trách nhiệm là thuộc tính tích cực của con người; khác biệt với những động vật khác. Vì sợ trách nhiệm, gây hậu quả nên con người biết suy nghĩ trước khi hành động. Người xưa khuyên “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Nói đã vậy, làm càng phải cân nhắc. Nhưng sợ tới mức “Làm gì cũng sợ” nên không dám làm gì, nguy hại chẳng kém việc không biết sợ.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nguy cơ bị nhiễm sau khi tiêm vaccin là bao nhiêu?

 

Đại tướng Colin Powell mới qua đời dù đã được tiêm đầy đủ 2 liều vaccin chống covid. Sự kiện này làm nhiều người phân vân về hiệu quả của vaccin. Sự nghi ngờ cũng có lý do, nhưng nói chung, 'hồ sơ sức khỏe' của ông khó có thể nói rằng ông qua đời vì vaccin.

Vậy câu hỏi là nguy cơ bị nhiễm hay tử vong sau khi tiêm vaccin là bao nhiêu? Cái note này tìm dữ liệu trả lời câu hỏi đó và hy vọng rằng giúp các bạn ... yên tâm.

Chúng ta biết rằng vaccin covid không có hiệu năng ngăn ngừa 100% nhiễm covid. Điều này cần phải nhắc lại, bởi vì chữ 'hiệu quả vaccin' bị hiểu lầm rất nhiều. Người ta, kể cả nhiều bác sĩ, hiểu rằng 'hiệu quả 90%' có nghĩa là 100 người tiêm thì 90 người không bị nhiễm, nhưng cách hiểu này sai. Lý do sai là vì đơn vị để tính hiệu quả vaccin là xác suất nhiễm, chớ không phải số người/bệnh nhân.

Trung Quốc bị « luận tội » tại Tổ chức Thương mại Thế giới


Đăng ngày:

 

Nhật báo kinh tế Pháp ví von, bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào (Wang Wentao) phải chịu đựng cả một bản luận tội. Bắc Kinh nhận được trên 1.600 câu hỏi từ khoảng 40 nước thành viên WTO, và làn sóng giận dữ không chỉ từ các quốc gia phát triển. Ông Vương không thuyết phục được ai khi khẳng định luôn tôn trọng các cam kết lúc gia nhập, không làm hại đến lợi ích của nước khác.

Bắt chẹt, trợ giá ngầm, lấy cớ virus để chận hàng nhập…

Lê Minh Hạ - Điện ảnh Việt thỉnh thoảng mới có trường hợp như thế nầy!


Có hai gương mặt mới toanh của điện ảnh, mà khi cùng tham gia phim, đã khiến người từ vô danh thành sao, người từ nổi tiếng càng nổi tiếng hơn.

Khi ấy, Lý Thu Thảo đã là người đẹp nổi tiếng nhất nhì Sài Gòn khi cô đăng quang Hoa hậu TPHCM 89, hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn sau 1975. Đang đà rực rỡ nhất của nhan sắc, Lý Thu Thảo là người đẹp được săn đón nhiều nhất cho tất cả các thể loại chụp ảnh từ lịch đến sách, báo, tạp chí…ngang ngửa ảnh hậu Diễm My lúc đó.

Vai diễn Hương trong phim Ngọc Trong Đá góp phần tăng thêm mức độ nổi tiếng của hoa hậu và giúp cô tự tin đảm nhiệm tiếp vai trò diễn viên, tuy không nhiều và không ấn tượng bằng bộ phim đầu tay.

Nguyễn Thông - Chuyện ăn phở (4)


Bát phở thứ hai trong đời, khi ấy đã 17 tuổi, tôi được thưởng thức vào tháng 10.1972.

Nhận giấy báo trúng tuyển đại học, tôi nhờ ông Thắng anh họ lấy xe đạp đèo thẳng lên Hà Nội. Chặng đường từ nhà tới nơi khoảng 120 cây số, hai anh em nắm cơm đem theo, ăn với cá khô, còng lưng đạp, cứ theo đường số 5 mà đi.

Máy bay Mỹ đánh tan nát con lộ huyết mạch nổi tiếng nhì miền Bắc này, chỉ sau quốc lộ 1. Hai cây cầu Phú Lương và Lai Vu đều bị sập, phải vòng theo ngả cầu phao. Đi, còng lưng đạp, mệt quá thì dừng nghỉ mươi phút. Gần tối mới tới nhà một ông anh họ khác, ông Dũng ở phố Triệu Việt Vương.

Ngô Nguyệt Hữu - Các anh bị làm sao?

 

Cách ly tập trung, dồn F0 vào bệnh viện là bi kịch của Sài Gòn.

Và rõ ràng, khi nhà quản lý khảo sát và chấp nhận cho cách ly, điều trị F0 tại nhà với sự hỗ trợ của y tế cơ sở với trường hợp bệnh không chuyển nặng là hướng đi đúng, hợp lý. Trường hợp không đủ điều kiện sinh hoạt, Nhà nước hỗ trợ tại các điểm tập trung.

Vừa không làm xáo trộn xã hội, vừa không ảnh hưởng tâm lý F0, vừa nhẹ gánh cho chính quyền, vừa đảm bảo các quyền cơ bản.

Jimmy Nguyen Nguyen - Mạng mới

 

Hôm qua dượng công bố sẽ có một cái " nhà " mới cho bà con. Dạo này ổng "chìm" quá. Ổng nói gì thì nói, ổng làm gì thì làm, hỏng báo đài nào đưa tin hết. Vì sao mà bọn truyền thông ghét ổng dữ vậy ta? Tui thật sự không hiểu.

Suốt 4 năm cầm quyền, ổng có ăn thịt ăn cá ai đâu, có tham nhũng hay bậy bạ gì đâu, chỉ lâu lâu chơi bọn khủng bố vài cú với "đì" Trung Quốc sói trán... Vậy mà họ từ ghét đến sợ mới ngộ hén! Chưa kể ổng nghỉ làm gần một năm rồi , có chuyện gì không hay là đổ tại ổng. Nghĩ ứa gan!

Tui có hỏi một vài cháu sống bên Úc, lý do vì sao các cháu ghét ổng? Đa số trả lời ổng có quá khứ không đẹp như chuyện vợ con, chuyện làm ăn, chuyện thuế má, chuyện phá sản, kết hợp ăn nói...lỗ mãng v.v...Ít có cháu nào phân tích chính sách  ổng làm đúng sai thế nào. Qua đó tui thấy vấn đề tuyên truyền quả thật quan trọng.

Mai Bá Kiếm - Bất động sản được đưa vào « danh mục xuất khẩu tự phát » !

 

Ngày 20/10, hai báo Thanh Niên và Tiền Phong cùng đăng bài “Việt Nam sẽ sớm xuất khẩu bất động sản sang châu Âu và Trung Đông” giống nhau từ tựa đến nội dung. Hôm nay, Thanh Niên đổi tựa “Bất động sản Việt đang tăng tính cạnh tranh?”. Tuổi Trẻ đặt tựa “Bất động sản Việt Nam tham vọng ‘xuất khẩu’ hàng hiệu”.

Nói chung tất cả các báo lớn, nhỏ đều "đăng quảng cáo ở trang nội dung" (thay vì ở trang quảng cáo) chuyện "Masterise Homes mở bán căn hộ hàng hiệu Ritz-Calrton ở phố cổ Hà Nội".

Mỗi phóng viên lấy nguyên xi nội dung thông cáo báo chí (kèm phong bì) về, xào chẻ các đoạn tiết (paragraphs) để các bài không tuyệt đối trùng nhau!