lundi 30 avril 2018

Vắng Mỹ sẽ không có hiệp ước hòa bình Triều Tiên

Một trong những hình ảnh gây xúc động trong cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều: hai nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Moon Jae In cùng bước qua vạch biên giới ở Bàn Môn Điếm, ngày 27/04/2018.

Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều tiếp tục là đề tài được các báo Pháp chú ý. Trong bài xã luận mang tựa đề « Triều Tiên : Con đường tiếp cận dài lâu », Le Monde ghi nhận định hình ảnh lịch sử về hai nhà lãnh đạo Nam và Bắc Triều Tiên, tay trong tay bước qua đường biên giới chia cắt đôi bên ở Bàn Môn Điếm, đã được phổ biến trên toàn thế giới và làm dậy sóng mạng xã hội hôm thứ Sáu 27/04/2018.
Thế giới cần lắm tin vui…

Thế giới đầy chia rẽ và xáo trộn ngày nay cần lắm những tin vui. Cả thế giới theo dõi cuộc hội ngộ giữa Kim Jong Un và Moon Jae In - với vẻ dễ mến được tính toán trước, việc lãnh đạo Bình Nhưỡng bất ngờ mời tổng thống Hàn Quốc bước một bước sang phương Bắc…

Cuộc chiến tình báo Đông-Tây lại quyết liệt

Cảnh sát Anh canh gác trước nhà cựu điệp viên Nga bị đầu độc, Serguei Skripal, ở Salisbury. Ảnh chụp ngày 06/03/2018.

Le Courrier International tuần này chạy tựa « Đông-Tây, sự quay lại ồ ạt của các điệp viên ». Cuộc chiến tình báo đang ác liệt giữa Matxcơva, Luân Đôn và Washington, và vụ đầu độc điệp viên hai mang Skripal chứng tỏ mọi chuyện đều có thể xảy ra. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào mùa hè năm ngoái chẳng hạn, cho thấy tình báo các nước toàn trị, mà đứng đầu là Nga, hiếm khi tôn trọng Nhà nước pháp quyền.
Bị phương Tây xao lãng sau chiến tranh lạnh

Theo báo Süddeutsche Zeitung của Đức được Le Courrier International dịch lại, chiến tranh lạnh kết thúc và Hồi giáo cực đoan trỗi dậy, lâu nay đã làm châu Âu và Hoa Kỳ quên mất hình ảnh các điệp viên Nga lạnh lùng. Hình ảnh tượng trưng cho cái Ác không còn là lãnh đạo già nua Bộ Chính trị sẵn sàng nhấn nút nguyên tử, mà là giáo sĩ đạo Hồi dưới túp lều ở Afghanistan, với những lời lẽ đe dọa thế giới. Hồi giáo hiểu rõ sức mạnh của hình ảnh hơn là cộng sản. 

Lưu Trọng Văn - Danh dự...


Đài tưởng niệm các tướng lãnh VNCH đã tuẫn tiết ngày 30/04/1945 tại khuôn viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ ở Westminster. Ảnh Người Việt

Gã mải mê với vùng đất Ninh Thuận hoang dã đẹp như một ả Sài Gòn thốt lên: Rụng rời. Bỗng nhận được điện thoại của Nam chủ hãng dệt, giai Hà Nội, người dám thách các nghệ sĩ chèo gạo cội nhất xứ chèo coi ai thuộc làn điệu chèo nhiều hơn : gã thích nghe chuyện liên quan tới ngày 30.4 không?

Gã chần chừ vài nhát vì không muốn giữa cảnh êm đềm này lại phải nghe chuyện ngày mà triệu người vui, triệu người buồn, nhưng rồi gã vẫn gật đầu.

samedi 28 avril 2018

Trần Trung Đạo - Mao và « Mặt trận Giải phóng Miền Nam »



Mao tiếp bà Nguyễn Thị Bình năm 1963.
Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, quan điểm chính trị và quân sự của Mao Trạch Đông thay đổi nhiều lần. Từ một Mao chủ hòa sau hiệp định Geneva, trở thành một Mao chủ chiến trong giai đoạn đầu của cuộc chiến vào thập niên 1960, và lần nữa trở về với Mao chủ hòa sau Thông Cáo Chung Thượng Hải ngày 27 tháng Hai 1972.

Mao và lý luận “chiến tranh giải phóng dân tộc”

Phát xuất từ quan điểm cố hữu “lấy nông thôn bao vây thành thị” và cũng vì không đủ khả năng để trực tiếp đương đầu với Mỹ, Mao chủ trương gây khó khăn cho Mỹ, kẻ thù chính của Trung Cộng trong giai đoạn từ 1949 đến 1972, qua hình thức chiến tranh cách mạng tại bất cứ quốc gia nào Mỹ đang có quyền lợi hay có thể tạo ảnh hưởng.

vendredi 27 avril 2018

Mạnh Kim - Triều Tiên-Việt Nam, chiến tranh và hòa bình



Thật khó có thể biết điều gì xảy ra tiếp theo sau những hình ảnh lịch sử có thể nói “đẹp” nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh này, khi hai nguyên thủ Nam-Bắc Triều Tiên gặp gỡ nhau trong không khí cởi mở và thân thiện, mang lại thông điệp nhiều ý nghĩa cho một khả năng dẫn đến một tiến trình hòa bình thật sự sau nhiều thập niên triền miên căng thẳng. 

Những bức ảnh này gợi đến lịch sử cuộc xung đột hai miền Nam Bắc Việt Nam. Thật là một bi kịch lịch sử của dân tộc nói chung, khi ý muốn bắt tay với Bắc Việt của hai ông Diệm-Nhu nhằm tìm con đường thoát khỏi chiến tranh, đã không thành hiện thực. 

jeudi 26 avril 2018

Trung Quốc gởi oanh tạc cơ hù dọa Đài Loan

Oanh tạc cơ Trung Quốc H-6 bay qua không phận giữa đảo Okinawa và Miyako, biển Hoa Đông. Ảnh cho quân đội Nhật Bản công bố ngày 09/03/2014.

Bắc Kinh hôm nay 26/05/2018 đã huy động các oanh tạc cơ và chiến đấu cơ bay quanh Đài Loan để « thực tập tác chiến ». Đây là một động thái mới trong nỗ lực nhằm chống lại « lực lượng đòi độc lập » ở Đài Loan - theo bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Không quân Trung Quốc trong một thông cáo cho biết đã điều các máy bay ném bom H-6K, phi cơ trinh sát và nhiều loại chiến đấu cơ khác, cất cánh từ nhiều sân bay khác nhau để tập trận. Các phi cơ chiến đấu này đã bay qua eo biểu Ba Sĩ (Bashi) ở phía nam Đài Loan và eo biển Miyako gần đảo Okinawa của Nhật Bản.

Pháp-Đức hợp tác sản xuất hệ thống không chiến tương lai

Chiến đấu cơ Rafale của tập đoàn Dassault tại hội chợ Hàng không Berlin. Ảnh ngày 25/04/18.

Ngày 26/04/2018 tại Hội chợ hàng không Berlin, bộ trưởng Quân lực Pháp Florence Parly và đồng nhiệm Đức Ursula Von Der Leyen ký kết thỏa thuận ban đầu mang tính lịch sử, nhằm hợp tác sản xuất các hệ thống không chiến tương lai (FCAS) thay thế cho các loại máy bay Rafale và Eurofighter. 

Hai tập đoàn Airbus và Dassault Aviation lâu nay cạnh tranh với nhau, nay sẽ hợp sức chế tạo FCAS. Hệ thống này gồm các chiến đấu cơ thế hệ mới, máy bay không người lái, hỏa tiễn hành trình kết nối với NATO, vệ tinh, phi cơ, các loại các hệ thống vũ khí chiến đấu trên biển và trên đất liền, sẽ được sử dụng từ năm 2035-2040.

Tin vắn 26.04.2018



(AFP) – Nhật trục xuất ngư dân Bắc Triều Tiên

Nhật Bản hôm nay 26/04/2018 trục xuất hai ngư dân cuối cùng trong số mười người Bắc Triều Tiên trên chiếc tàu bị trôi dạt đến tháng 11 năm ngoái. 

Tám ngư dân kia đã bị trục xuất hồi tháng Hai, còn lại một thuyền viên phải chữa bệnh lao, thuyền trưởng thì vào cuối tháng Ba bị kết án hai năm rưỡi tù treo vì tội trộm cắp. Tuần duyên Nhật bắt quả tang các ngư dân Bắc Triều Tiên được cho trú ngụ tại Hokkaido, đã trộm cắp nhiều đồ vật trị giá đến 5,65 triệu yen (43.000 euro).

Biểu tình chống chính phủ tiếp diễn tại Armenia

Những người ủng hộ nhà đối lập Nikol Pachinian chờ đợi xuống đường, 26/04/2018.

Các cuộc biểu tình chống chính phủ ngày 26/04/2018 tiếp diễn tại Armenia. Hàng chục ngàn người biểu tình phong tỏa đường sá, tiến hành các hoạt động bất tuân dân sự theo lời kêu gọi của thủ lãnh đối lập Nikol Pachinian, mà họ hy vọng sẽ trở thành thủ tướng lâm thời, trong khi chờ đợi Quốc Hội chỉ định vào ngày 01/05/2018. 

Nga hứa không can thiệp và muốn đóng vai trò trung gian hòa giải. Trong đoàn biểu tình có rất nhiều thanh niên, đặc biệt là các sinh viên y khoa ở Erevan, đang lo ngại cho tương lai. Từ Erevan, thông tín viên RFI Anastasia Becchio tường thuật chi tiết :

mercredi 25 avril 2018

Thượng viện Canada ra nghị quyết lên án Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông

Các công trình xây dựng của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, Trường Sa, Biển Đông, nơi đang có tranh chấp với nhiều bên. (Ảnh vệ tinh do CSIS công bố ngày 06/06/2017.

Thượng viện Canada hôm qua 24/04/2018 đã thông qua nghị quyết chỉ trích thái độ hung hăng và sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Tờ Globe and Mail xuất bản tại thủ đô Ottawa cho biết như trên.

Nghị quyết tố cáo « sự leo thang và thái độ thù địch của Trung Quốc », kêu gọi các bên tranh chấp tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không, theo như quy định của luật quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Bên cạnh đó cần chấm dứt việc xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông.

Việc Thượng viện Canada điểm mặt chỉ tên Trung Quốc như vậy là hành động hiếm thấy, vào thời điểm chính phủ của ông Trudeau đang tìm cách mở ra các cuộc đàm phán về thương mại với Bắc Kinh. Nghị quyết được thông qua với 43 phiếu thuận trong đó có các lá phiếu của đại diện chính phủ đảng Tự Do, 29 phiếu chống và 6 vắng mặt. 

Tổng thống Pháp và Mỹ muốn một hiệp ước nguyên tử mới, Iran bác bỏ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) và tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo ngày 24/04/2018 tại Nhà Trắng.

Hồ sơ nguyên tử Iran là chủ đề chính trong cuộc hội đàm hôm qua 24/04/2018 giữa hai nguyên thủ Pháp và Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn đe dọa ra khỏi hiệp ước và trừng phạt Teheran vào ngày 12/5 tới. Để cho tình hình khỏi xấu đi, đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron đã đề nghị thương thảo một hiệp ước nguyên tử mới. Hôm nay tổng thống Iran bác bỏ đề nghị này.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :

Dân Armenia lại biểu tình theo lời kêu gọi của thủ lãnh đối lập

Lãnh tụ đối lập Nikol Pachinian trong cuộc biểu tình ở Armenia ngày 25/04/2018.

Những cuộc biểu tình mới hôm nay 25/04/2018 lại làm rung chuyển thủ đô Erevan của Armenia. Hàng ngàn người đã xuống đường theo lời kêu gọi của nhà đối lập Nikol Pachinian, đòi hỏi chuyển giao quyền lực một cách ôn hòa và tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn, sau khi thủ tướng Serge Sarkissian từ chức dưới áp lực của đường phố.

Từ Erevan, thông tín viên RFI Régis Genté tường trình :

« Đó là một cuộc cách mạng » - nhà đối lập Nikol Pachinyan nhấn mạnh. Đất nước chưa bao giờ có được một cuộc bầu cử dân chủ nào, như vậy các nghị sĩ của đảng Cộng Hòa đại diện cho những ai ? Người hùng của đường phố Armenia - trong chiếc áo thun màu nhà binh và chiếc nón kết kiểu bóng chày - đặt câu hỏi.

Tin vắn 25.04.2018



(AFP)Indonesia bắt giữ hai tàu cá Việt Nam cùng với thủy thủ đoàn

Indonesia hôm nay 25/04/2018 đã chận bắt hai tàu cá Việt Nam ở gần đảo Natuna, tịch thu 300 kg cá và bắt giam 21 thủy thủ trên tàu. Năm ngoái, Jakarta cũng bắt 11 thủy thủ Việt Nam trong cuộc đụng độ gần Natuna, ngược lại một cảnh sát tuần duyên của Indonesia bị phía Việt Nam bắt giữ. Cũng trong năm 2017, bốn ngư dân Việt Nam bị hải quân Indonesia bắn bị thương khi đang đánh bắt gần đảo Natuna.

Từ khi ông Joko Widodo lên làm tổng thống, đã có khoảng 200 tàu cá ngoại quốc bị đánh chìm.

mardi 24 avril 2018

Chuyên gia Mỹ : Chế độ Trung Quốc của Tập Cận Bình sẽ suy tàn


Trong bài trả lời phỏng vấn báo Le Figaro hôm nay 24/04/2018, David Shambaugh, một trong những chuyên gia Mỹ giỏi nhất về Trung Quốc, tỏ ra lo ngại về việc đảng Cộng Sản toàn quyền khống chế xã hội, đồng thời cảnh báo về nguy cơ xảy ra chiến tranh với Đài Loan.
Ông David Shambaugh, giáo sư khoa học chính trị ở George Washington University là tác giả của nhiều cuốn sách về Trung Quốc. Năm 2015, ông đã gây tranh cãi khi cho đăng một bài báo trên Wall Street Journal, dự báo sự suy tàn của chế độ cộng sản Trung Quốc. 

Trương Châu Hữu Danh - Nên đốt nhà chủ tịch !



Gần một tháng qua, nhóm phóng viên chúng tôi đã đi khắp các cánh rừng Tây Nguyên, từ Đắk Nông đến Đắk Lắk. Gia Lai rồi Kon Tum, Lâm Đồng, đâu đâu cũng thấy cảnh rừng bị tàn sát. Sau lệnh đóng của từng tự nhiên của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nạn phá rừng vẫn tràn lan.

Gỗ ở K’Bang (Gia Lai) vẫn ào ạt chạy ra khỏi rừng, dù từ rừng ra ngoài chỉ có con đường độc đạo, có barie chắn ngang của lực lượng kiểm lâm. Gỗ ở Ngọc Hồi, Sa Thầy (Kon Tum) cũng ồ ạt chạy ra khỏi rừng cả ngày lẫn đêm dù muốn qua chốt chặn phải “bay lên trời” mới thoát.

Nguyễn Hồng Lam - Sao vạch đồng hoa



Mùa hè năm 2000, kỹ sư Trần Quốc Việt, một người bạn vai anh, đồng hương Phan Rang với tôi từ Mỹ về Việt Nam lập công ty viết phần mềm Ulysses tại TP Hồ Chí Minh. Thỉnh thoảng tôi cũng hay lên trụ sở của Ulysses, đóng tại cao ốc Diamond Plaza chơi.

Một hôm, khoảng sau 12 giờ đêm, Việt điện thoại cầu cứu tôi. Hôm đó, Việt đi nhảy đầm ở Vũ trường Phi Thuyền, góc Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng (nơi khởi phát mâu thuẫn dẫn đến vụ bắn Dung Hà), bị móc mất ví. Tiền mặt mất không nhiều, nhưng quan trọng là toàn bộ giấy tờ tùy thân, trong đó có cả Master Card, Visa Card, tài khoản tổng cộng chừng trên dưới 50.000 USD tiền trả lương cho công ty đã theo ví biến mất.

Tôi đến ngay. Một mặt kêu Việt đến Công an phường Nguyễn Thái Bình, Q.I trình báo ngay ; mặt khác tức tốc gọi điện về Mỹ làm các thủ tục phong tỏa ngay hai tài khoản vừa bị mất card, đề phòng bị dùng thẻ rút mất tiền.

Nguyễn Hồng Lam - Chấm phá về công ty « bình phong »



Một chiếc F-16A của Không quân Israel trong chiến dịch tấn công lò phản ứng nguyên tử Irak năm 1981.

Vì một số lý do, tôi sẽ không nhắc chính xác bất kỳ một cái tên cá nhân, pháp nhân nào trong bài viết này. Nhưng những câu chuyện thì thật sự đã xảy ra. Tin hay không tùy bạn.

1. Năm 1999, D… - một "hộp xà phòng" hàng đầu ở Việt Nam đã ký được một hợp đồng cực lớn: cung cấp 60% bột giặt cho thị trường Iraq trong thời gian không hạn định. Giá trị hợp đồng sẽ được điều chỉnh theo từng năm. 

Từ nhiều năm trước đó, Công ty D. đã xuất một số lô hàng bột giặt sang, giá cả rất cạnh tranh, chất lượng tốt hơn nhiều so với bột giặt và các loại chất tẩy rửa (chủ yếu là xà phòng 72% cứng quèo quèo) mà trước đây thị trường quốc gia này vẫn được cung cấp từ Liên Xô (cũ). Uy tín, chất lượng và lợi thế sản xuất với nguồn nhân công rẻ đã giúp công ty D. giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh thương mại với nhiều tập đoàn, công ty của nhiều quốc gia khác cũng đang quyết tâm độc chiếm thị trường Iraq, nhất là các công ty đến từ Trung Quốc.

Dâm thư bôi nhọ danh nhân được tặng giải!



 Nguyễn Đình Bổn - Sách hay hay sách dơ?
Theo báo nhà nước, sáng ngày 19/4, Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ nhất đã được diễn ra tại Thư viện quốc gia Việt Nam. Sau hơn ba tháng chấm giải, các hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia đã xét chọn, công nhận 35 tác phẩm đạt giải Sách hay, giải Sách đẹp.

Trong dịp này có ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch hội Xuất bản Việt Nam, Chủ tịch hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia trình bày báo cáo về giải thưởng. Trong đó có cuốn sách dơ bẩn dưới đây.

Tôi nói nó dơ vì nó viết về chuyện làm tình một cách thô bỉ, thua cả các trang web đen. Tính dục trong văn chương là bình thường, nhưng viết theo cách như vậy chỉ làm bẩn tính dục, bẩn mắt người đọc. Tôi đưa lên đây để thấy cái bọn chấm giải này nó dơ ra sao, và cảnh báo các bạn đừng phí tiền rước của nợ này về nhà.

Nơi đặt dự án FLC là vùng đất Quảng Ngãi có truyền thống bám biển Hoàng Sa, Trường Sa



Một phần biển đảo tiền tiêu Lý Sơn cũng sẽ được giao cho FLC làm du lịch khi chưa có tham vấn cộng đồng. Ảnh Lao Động

(LĐO23/04/2018) Dải đất ven biển tiếp nối từ khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam) qua các xã biển thuộc huyện Bình Châu (Quảng Ngãi) là nơi mà FLC dự kiến triển khai dự án du lịch và đô thị có vị trí chiến lược về quốc phòng, đặc biệt là với an ninh biển đảo. Bởi không chỉ bờ biển nơi đây gần nhất với Lý Sơn, Hoàng Sa mà ngư dân ở đây đã bám biển, giữ đảo, từ thuở xác lập chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa  cho đến nay...

Mũi Ba Làng An - một trong những vùng biển mà FLC chọn để đặt quần thể dự án du lịch - khu đô thị FLC Quảng Ngãi - vốn là vùng đất tiếp giáp với các làng có tên An, gồm An Hải, An Vĩnh, An Kỳ.

Cái chỉ tay của ông Quyết và công văn dời đồn biên phòng của ông Căng




Ông Trịnh Văn Quyết (chỉ tay), ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi (bên phải ông Quyết) và Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ (thứ hai bìa phải) trong lần đi thực tế dự án.

(Phunuonline 23/04/2018) Đầu tháng 3/2018, ông Quyết vào làm việc chính thức với giới lãnh đạo Quảng Ngãi.Trung tuần tháng 4/2018, ông Căng ra công văn hỏa tốc rốt ráo cho dự án lấy hàng ngàn ha đất ven biển cho FLC, kể cả việc dời đồn biên phòng.

Một dự án resort, nghỉ dưỡng mang tên quần thể du lịch nghi dưỡng và đô thị FLC Bình Châu Lý Sơn do FLC đề xuất lấy trọn hàng ngàn hecta đất ven biển huyện Bình Sơn và đảo Lý Sơn được lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi "rốt ráo" chưa từng thấy.