mercredi 27 juin 2018

Hai nước Triều Tiên bàn dự án nối liền đường sắt liên Triều

Trưởng đoàn đàm phán Bắc Triều Tiên Pak Yong Il  (P) và Hàn Quốc Park Kyung Seo tại Bàn Môn Điếm, 26/06/2018.

Hôm nay 26/06/2018 tại Bàn Môn Điếm, hai nước Triều Tiên thảo luận về việc kết nối các tuyến đường sắt ở biên giới. Đây là lần đầu tiên kể từ mười năm qua có một cuộc họp liên Triều về chủ đề này.

Hiện đã có một đường xe lửa nối Seoul với Bình Nhưỡng rồi đến Sinuiju nằm gần biên giới Trung Quốc. Tuyến đường này do người Nhật xây dựng từ đầu thế kỷ 20, trước khi xảy ra cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và sau đó đất nước bị chia đôi.

Tin vắn 26.06.2018



Biển nước tại Lai Châu, 25/06/2018.
(Reuters)Mưa lũ tại miền bắc Việt Nam làm ít nhất 15 người chết

Số lượng nạn nhân bị thiệt mạng vì lũ cuốn tại Việt Nam hôm nay 26/06/2018 đã lên đến 15 người. Chính quyền cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, đất lở còn rất cao tại sáu tỉnh miền núi Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, với dự báo những trận mưa lớn sắp tới. Lai Châu là nơi bị thiệt hại nặng nhất với ít nhất 12 người chết và 11 người bị lũ cuốn mất tích.

Pháp khởi động sáng kiến quốc phòng châu Âu gồm 9 nước

Bộ trưởng Quân lực Pháp Florence Parly tại căn cứ Không quân ở Saint-Argnant, 14/06/2018.

Kế hoạch quốc phòng châu Âu ngày càng rõ nét : Hôm 25/06/2018 trong hội nghị các bộ trưởng quốc phòng tại Luxembourg, Pháp đã cùng với tám nước châu Âu thiết lập một cơ chế mới, được gọi là « Sáng kiến Can thiệp Châu Âu - IEI ». Nhóm can thiệp này có thể nhanh chóng tiến hành một chiến dịch quân sự, giúp sơ tán tại một nước đang xảy ra chiến sự, hoặc trợ giúp khi có thiên tai.
Thông tín viên Joana Hostein tường thuật từ Luxembourg :

Tổng thống Pháp lần đầu tiên hội kiến Đức giáo hoàng Phanxicô

Đức giáo hoàng Phanxico (T) tiếp tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Vatican, ngày 26/06/2018.

Sáng nay 26/06/2018 tổng thống Pháp Emmanuel Macron lần đầu tiên được Đức giáo hoàng Phanxicô tiếp tại Vatican trong gần một tiếng đồng hồ.

Sau đó ông Macron trao đổi với quốc vụ khanh Vatican, hồng y Parolin và ngoại trưởng Paul Gallagher. Tuy nhiên trước đó, ngày làm việc của tổng thống Macron lại bắt đầu tại đại sứ quán Pháp ở Roma, gặp gỡ cộng đồng Sant’ Egidio vốn rất tích cực trong vấn đề nhập cư. Đây cũng là chủ đề không thể tránh khỏi trong cuộc hội đàm với Đức giáo hoàng.

Từ Vatican, thông tín viên Eric Sénanque gởi về bài tường trình :

lundi 25 juin 2018

Jakarta ngập lụt, Indonesia có thể phải lập thủ đô mới

Hành khách đợi tàu tại nhà ga Pasar Senen ở Jakarta, bị ngập nước sau một trận mưa. Ảnh chup ngày 06/09/2010.

Đặc phái viên Libération tại Indonesia có bài phóng sự mang tên « Nước dâng tại Jakarta : Tôi biết một ngày nào đó, chúng tôi phải xách va-li ra đi ». Bị lụt lội thường xuyên, phía bắc thủ đô Indonesia mỗi năm bị lún xuống 25 cm, và thậm chí có thể sẽ biến mất trong thời gian tới. Nạn bê-tông hóa và ô nhiễm càng làm trầm trọng thêm tình hình, trong khi chính quyền chưa tìm ra được giải pháp bền vững.
Người dân cư ngụ tại khu vực phía bắc Jakarta năm nay phải cám ơn trời đất : nước « chỉ » dâng có 20 cm. Những người khá giả nhất ở khu phố Evi phải cất nhà sàn để ở, và khu vực này còn có nguy cơ biến mất trong tương lai. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới ước tính có đến 40% diện tích của thủ đô Jakarta 10,8 triệu dân đang thấp hơn mặt nước biển, và có thể bị ngập lụt hoàn toàn nếu không hành động gì trong vài năm nữa. 

dimanche 24 juin 2018

Hoàng Dũng - “Thánh thượng sáng suốt” và cơn ma túy dân chủ



"Lẽ ra, giới nghiên cứu phải đi trước, phân tích đúng sai hay dở, để cho lãnh đạo có cơ sở để đàm phán, thỏa thuận với nước ngoài. Khoa học thay vì dẫn đường cho chính trị, soi sáng cho chính trị, lại bị chính trị dắt mũi, bắt phải đóng vai trò “minh họa” cho chính trị.  Rồi sau đó, khi cần biến quyết định ấy thành luật, thì đến Quốc hội lại nối tiếp đóng vai trò minh họa."


Trong một status cách đây ba ngày, tôi đã đưa ra bằng chứng tại một cuộc Hội thảo được tổ chức vào ngày 18 tháng 1 năm 2018 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo trợ, người ta đã nói thẳng rằng “vị trí chiến lược” của Đặc khu Kinh tế - Hành chính Vân Đồn là “hành lang nối Việt Nam và ASEAN với Trung Quốc, một nút quan trọng trong đề án Một vành đai, một con đường của Trung Quốc”.

Thực ra, ngay từ năm 2012, Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo lớn, phối hợp với Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa các nước Á – Phi (Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Nhật Bản), về “hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt Nam – Trung Quốc.

Hoàng Dũng - Bằng chứng đây!



Diễn đàn Bền vững Việt Nam 2018 do Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu và Học viện Chính sách và Phát triển tổ chức ngày 18 tháng 1 năm 2018 tại Trung tâm hội nghị quốc gia, dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có đăng tài liệu sau đây, trình bày tại Workshop 4: Đặc khu Kinh tế - Hành chính Vân Đồn    Thành phố bền vững và các cơ hội đầu tư (Van Don    Special Administrative and Economic Zone: Sustainable City and Investement Opportunities).

Trương Châu Hữu Danh - Ông Nhân đơn độc



Đến hôm nay, nhiều cư dân ở Thủ Thiêm nói với tôi rằng, sau buổi tiếp xúc với ông Nguyễn Thiện Nhân, họ đang có hy vọng là công bằng - dù không thể nào đầy đủ, cuối cùng cũng đã thấp thoáng cuối đường hầm Thủ Thiêm.

Nhưng cũng trong hôm nay, hàng chục dân oan Thủ Thiêm khác ở Hà Nội lại kéo về. 

Lưu Trọng Văn - Gạt...



Bí thư thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đến tiếp xúc với người dân Thủ Thiêm ngày 20/06/2018. Ảnh Soha

Gã cảm tình với ông Nguyễn Thiện Nhân khi ông đến với dân tìm hiểu cuộc sống của họ, rớt nước mắt trước tình cảnh khốn khó của họ khi bị cướp đoạt đất đai tại Thủ Thiêm.

Sao có ai đó vẫn giọng mai mỉa ông? Với vụ Thủ Thiêm này có lãnh đạo Sài Gòn nào thực sự đến nhà dân, nghe dân như ông chưa?

Nguyễn Ngọc Chu - Thủ đô Hà Nội nằm trong tay ai ?



"Một thành phố mà lấy bất động sản làm tiêu chí đua tranh quốc tế thì đó là con đường xuống vực...Nguy hại hơn, sở hữu toàn dân đang tạo ra cơ hội để ngoại bang có thể sở hữu đất đai Việt Nam trong một “tiểu quốc gia” qua nhiều thế hệ. Sống chỉ một đời mà dám cả gan cho thuê đất của không chỉ đời con, đời cháu mà đến đời chắt chút chít chịt."



Nghe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Hà Nội sẽ như Hồng Kông, Singapore thì giật mình tưởng đang ngủ mơ. Nhưng kiểm tra lại thì rõ ràng: "Hà Nội đặt ra một số tiêu chí trong môi trường kinh doanh đuổi sát Singapore, Hong Kong trong 4 năm tới, việc này có làm được không? Chủ tịch Hà Nội khẳng định làm được, tôi nghĩ Hà Nội hoàn toàn làm được", Thủ tướng nhấn mạnh” (Tuổi Trẻ 17/6/2018, Thủ tướng: Hà Nội sẽ đuổi kịp Hong Kong, Singapore).

Thơ Trần Trung Đạo - Lời Thú Tội Của Thằng Cu Tí



Tôi, công dân của cường quốc Hoa Kỳ
Vừa sống sót qua một thời dâu bể
Tôi nhuộm tóc cho đời thêm tươi trẻ
Đổi tên mình cho dễ đọc, dễ nghe


Thưa, tôi chính là thằng Cu Tí ốm teo
Một dạo mót khoai trên vùng Kinh Tế Mới
Đêm Sông Bé căn nhà tranh tăm tối
Bữa ăn chiều không đủ cháo thay cơm

Ngô Nhân Dụng - Bao giờ Trung Quốc thắng giải World Cup?



(NgườiViệt 19/06/2018) Trung Quốc chỉ được dự vô Giải Túc Cầu Thế Giới World Cup đúng một lần, năm 2002, khi Nhật Bản và Nam Hàn đứng cái tổ chức. Trong vòng loại năm đó, các cầu thủ Trung Quốc không làm được một bàn nào cả. Những năm sau đó, đội banh Trung Quốc đã thua những trận ê chề; thua Brazil 0-8 vào Tháng Chín, 2012; thua Uzbekistan 1-2 hồi Tháng Sáu, 2013, chín ngày sau thua Thái Lan 1-5.

Vậy đến năm nào Trung Quốc sẽ thắng giải World Cup?

Trước năm 2050, theo “chỉ thị” của Chủ Tịch Tập Cận Bình.

Trần Quốc Quân - Ba Lan và tôi, « phản động »



Tôi đặt chân sang Ba Lan cuối năm 1988, đúng lúc nền kinh tế, chính trị, xã hội đất nước này như bên thùng thuốc nổ, chỉ chực chờ mồi lửa là tan tành. 

Lúc đó đường phố thủ đô Warszawa hoang tàn, xám xịt. Các cửa hàng thì vắng teo, trống rỗng. Trên vỉa hè đôi chỗ có những người trung tuổi trải tấm nilon bày bán lèo tèo ít sách cũ, quần áo cũ, đồ cũ. Có cụ bà vai khoác vài nhánh tỏi, cụ ông tay bế con chó con... chôn chân giữa trời tuyết lạnh, đứng bán.

vendredi 22 juin 2018

Cả thế giới ngộ nhận về Tập Cận Bình

Ông Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị bàn tròn các nhà quản trị cao cấp toàn cầu ở Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh, 21/06/2018.

Brexit hai năm sau, tiết lộ mới về Panama Papers, Cúp bóng đá thế giới 2018, ván bài đầy rủi ro của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan khi cho bầu cử trước thời hạn, nghi vấn quan hệ giữa tổng thống Pháp Macron với một doanh nhân ở Lyon ; đó là quan tâm chính của các báo Paris hôm nay. Riêng nhật báo Les Echos đăng ảnh Tập Cận Bình với tựa lớn « Điều tra tại trung tâm quyền lực Trung Quốc », dành hẳn phụ trang cuối tuần mang tên « Mạnh hơn cả Mao Trạch Đông » cho chủ đề này.
Cả thế giới đều lầm lẫn về Tập Cận Bình 

Trị vì không đối thủ, chiếm lĩnh trung tâm trật tự thế giới mới : từ một nhân vật ít được biết đến, Tập Cận Bình nay đã leo lên tột đỉnh vinh quang. Les Echos nhận định thế giới đã nhầm lẫn vô cùng lớn. Khi ông Tập lên làm tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 2012, hầu hết các nhà bình luận phương Tây đều tỏ ra lạc quan. Người đàn ông phốp pháp luôn tươi cười có vẻ phúc hậu hơn người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, hứa hẹn sẽ « tiếp tục tự do hóa tư tưởng ». Tập Cận Bình còn hướng về Hoa Kỳ, được coi như một dấu hiệu cởi mở.

Hoàng Nguyên Vũ - Làng báo đang chết thực sự



Hôm nay, hỏi tôi có vui không với “ngày nhà báo”, thì tôi nói ngay là “không”!

Một làng báo đang khó thở. Các báo giấy đang giẫy dụa chết. Nhiều báo chuyển sang online nhưng phóng viên không dễ thích nghi với tư duy làm báo điện tử, họ mỏi mệt rời nghề.

Mà báo điện tử không phải miền đất hứa. Khi công nghệ phát triển khá nhanh, nó đòi hỏi không chỉ lính giỏi và năng động, mà sếp phải cắp sách đi mà học nếu không muốn đi lùi. Tư duy content và định lớp nội dung thế giới đã làm từ lâu, làng báo nhà ta đang ú ớ. Tư tưởng ăn mòn quá khứ và “low tech” đã thực sự đẩy thế hệ làm báo mới lừng danh hôm qua đi vào quá khứ, khiến làng báo đang chết thực sự, về mặt nghĩa đen.

Chùm biếm họa nhân « Ngày báo chí cách mạng Việt Nam » 21/6


Sưu tầm của PGS Hoàng Dũng


Trần Trung Đạo - Một giọt nước



Các bạn trẻ trong nước đừng sợ hãi, đừng sợ sai, đừng lo vấp ngã. Không có trường đại học nào dạy chúng ta làm cách mạng dân tộc. Cách mạng bắt đầu từ trái tim, từ lòng yêu nước, từ lý tưởng sắt son. 

Các thế hệ trước có chọn lựa thích hợp với nhận thức chính trị, điều kiện lịch sử và hoàn cảnh riêng của họ. Họ thành công và họ thất bại. Họ đi đúng và họ bước sai. Nhưng hãy luôn dặn lòng, không chỉ ngồi đó than trách hay đổ thừa những bậc cha chú, mà hãy kính trọng họ và làm hết sức của mình. 

jeudi 21 juin 2018

Nguyễn Chương - Ai cầm trịch việc phá hủy tòa soạn tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở Saigon ?


Trụ sở Sở Thông tin Tuyên truyền TPHCM, xưa kia là tòa sọan Gia Định Báo, tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

* Đừng nhầm lẫn : 21/6 là « Ngày báo chí cách mạng Việt Nam », không phải « Ngày báo chí Việt Nam ».
* Ai đứng đàng sau cầm trịch việc đục bỏ dấu tích lịch sử? 


Nhiều người í ới nhân dịp 21/6, gọi là mừng "Ngày Báo chí Việt Nam". Tôi sửa lưng vài đồng nghiệp trẻ, nói vậy là trật, phải thêm vô hai chữ "cách mạng" cho rạch ròi. 

Ủa, vậy là sao? Họ trố mắt hỏi. Đến lượt tôi phải kinh ngạc. Trời đất, đã bước chân vô nghề báo mà nhiều người vẫn ù ù cạc cạc, không biết một tí gì về lịch sử báo chí trên quê hương Việt Nam này hay sao!

Bùi Chí Vinh - Một ngày phải khác mọi ngày


Chiến thắng Bạch Đằng

BCV : Chỉ có những kẻ cầm quyền liếm gót ngoại bang, những tên văn nghệ sĩ quốc doanh tay sai bán nước mới muốn "Một ngày êm đềm như mọi ngày" để chúng cơm no bò cởi sống phè phỡn trên xương máu nhân dân. Còn với nhân dân ư ? Nhân dân ai cũng mong MỘT NGÀY PHẢI KHÁC MỌI NGÀY... 

MỘT NGÀY PHẢI KHÁC MỌI NGÀY

Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Sóng truyền hình phủ toàn phim Trung Quốc
Từ HTV, VTV, BTV, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau… cho đến “cáp”
Hết “Triều Đại Mãn Thanh” đến “Đại Tống Truyền Kỳ”


Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Đọc báo thấy cha ông mất hút
Thấy thiên hạ quỳ mọp dưới tượng đài Binh Pháp Mặc Công, Ngọa Hổ Tàng Long, Họa Bì, Xích Bích…
Con nít thuộc lòng Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn, Diệp tùm lum hơn thuộc sử Tiên Rồng

mercredi 20 juin 2018

Mất lòng tin vào chính sách đối với Trung Quốc : Mồi lửa biểu tình ở Việt Nam

Người dân Saigon biểu tình phản đối việc cho Trung Quốc thuê đất, ngày 10/06/2018.

Những cuộc biểu tình với hàng ngàn người tham gia tại trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam hôm 10/06/2018 cho thấy việc đoàn kết công luận và huy động các nhà bất đồng chính kiến dễ dàng như thế nào, khi có được một nhân tố chủ chốt : đó là Trung Quốc !
Các cuộc xuống đường, mà trên lý thuyết là bất hợp pháp, đã diễn ra vào Chủ nhật thứ hai tiếp đó, ngày 17/06/2018. Người dân lo sợ rằng các vùng duyên hải được chọn làm đặc khu kinh tế mời gọi đầu tư nước ngoài, có thể trở thành đầu cầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc tràn sang Việt Nam.

Chính quyền không đánh giá đúng mức tình cảm chống Trung Quốc