lundi 4 juin 2018

Nguyễn Quang Thiều - Đặc khu và tiếng kêu của nhân dân



Chinatown tại Melbourne, Úc.

Thư ngỏ gửi các vị đại biểu Quốc hội
Kính thưa các vị, 


Trong những ngày này, quanh chúng ta đang vang tiếng kêu của nhân dân về một mối đe dọa mà nhân dân đang cảm thấy và nhìn thấy. Đó là mối đe dọa từ cái tên “ đặc khu”.
 

Trong suy nghĩ đơn giản của tôi, đặc khu không phải tạo ra bất cứ điều gì gọi là sự đe dọa. Nhưng ai là người thuê đặc khu ấy trong một thời gian quá dài mới là kẻ làm ra sự đe dọa. Và trong suy nghĩ có thể là thiển cận của mình, tôi nghĩ “đặc khu” không phải là con đường duy nhất làm cho một đất nước phát triển và giàu có. 

Rất nhiều quốc gia giàu có trên thế giới không phải dùng phương án gọi là đặc khu mà họ đã phát triển đất nước rực rỡ. Hơn nữa, người sẽ thuê 3 đặc khu ở những vị trí rất đặc biệt và quan trọng có nguy cơ là Trung Quốc. Và chính vì người sẽ thuê 3 vị trí chiến lược của Việt Nam là Trung Quốc, nên tiếng kêu của người dân mới vang lên khẩn thiết như vậy. 

Trang Nguyen - Chuyện đặc khu kinh tế



Sihanoukville, thành phố bị "Hán hóa"
Mình không phải chuyên gia kinh tế, cũng không phải chuyên gia về chính trị, nên mình không bàn sâu về những vấn đề đấy được. 

Nhưng có một điều mà - khi làm việc trong ngành bảo tồn này, ở những nơi mình đã được đến, từ những nước châu Phi, đến châu Á, và nghe cả những chuyện từ đồng nghiệp và bạn học của mình hồi xưa ở Nam Mỹ. Thì cái chuyện cho Trung Quốc thuê đất, hay thậm chí "chỉ" là mở cửa tự do để họ tự tung tự tác kinh doanh, đều đem lại hậu quả cực kỳ lâu dài về những vấn đề môi trường!

Vũ Thành Tự Anh - Mô hình đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt

Tình thế tiến thoái lưỡng nan trong chính sách đặc khu nói riêng, và cải cách kinh tế của Việt Nam nói chung, là nếu không có những chính sách đột phá thì sẽ lại “lỗi cũ ta về”. Song chính sách đột phá mà triển khai trong môi trường kém minh bạch, thiếu trách nhiệm giải trình, năng lực kém và tham nhũng như hiện nay thì lại hết sức rủi ro.

***
Dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Luật đặc khu) đang gây nhiều tranh cãi nhưng chắc sẽ được thông qua vì trên thực tế “ván đã đóng thuyền”. Tuy nhiên, nếu được triển khai thì khả năng thành công của mô hình đặc khu theo đạo luật này sẽ rất thấp vì:

Vũ Mão - Không nên quy định cho thuê đất 99 năm



Phối cảnh thiết kế quy họach đặc khu Vân Đồn, Quảng Ninh.
Lời giới thiệu của nhà thơ Lưu Trọng Văn : Hoan hô tiếng nói của bác Vũ Mão! Gã xin chia sẻ bài viết của bác Vũ Mão, nguyên bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, nguyên ủy viên thường vụ Quốc hội, nguyên ủy viên trung ương Đảng, về Luật đặc khu. Gã hy vọng tiếng nói hợp lòng dân của người từng nhiều năm trong ban lãnh đạo Quốc hội quen biết với đa số đại biểu Quốc hội sẽ có tác động không nhỏ đến các đại biểu khi bàn thảo và thông qua Luật đặc khu.

Quốc hội đang thảo luận về Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Hiếm có luật nào lại thu hút sự quan tâm của xã hội như luật này. Đặc biệt với quy định cho thuê đất 99 năm.

Tôi nghĩ rằng, các vị đại biểu Quốc hội phải cân nhắc rất kỹ để biểu quyết và phải chịu trách nhiệm với tương lai của đất nước và với cử tri đã bầu ra mình.

Tâm Chánh - Đặc khu : Cải cách hay cách cãi ?


Cải lại cách cãi ở Quốc hội để cải cách, thông qua làm luật đặc khu.

Trước khi thông qua luật về đặc khu, Quốc hội cần làm rõ cho dân biết những tiêu chí để bảo đảm đó không phải là một quyết định sai lầm buộc con cháu phải “ lãnh đạn”.

Lưu Trọng Văn - Ai được lợi nhất khi Luật đặc khu được thông qua?


Một casino của người Hoa trên đất Lào.

Ngoài những kẻ đầu cơ đất đai, thì kẻ hưởng lợi nhất nhân danh nhà đầu tư không ai khác chính là các ông chủ đầu tư sòng bài- casino.

Đầu tư casino ở nước nào cũng bị đánh thuế đặc biệt cao ngất ngưởng. Ở ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc nhà đầu tư chiến lược nào có đầu tư sòng bài-casino vẫn được gọi là nhà đầu tư chiến lược ưu tiên, được giảm thuế thời gian 10 năm cho kinh doanh casino.

Mai Quốc Ấn - Tại sao vội vã thông qua dự luật đặc khu ?



Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu- người phát biểu về đặc khu là "Dọn chỗ đón phượng hoàng". (Ảnh VNN)

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân trong một phát ngôn tại Quốc hội đã tuyên bố "Phải bàn để cho ra được Luật Đặc khu." Lý do: "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo Luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật"...

Hiểu đơn giản nhất là sẽ phải có Luật đặc khu từ việc thông qua dự luật Đặc khu. Hiểu đơn giản hơn, đặc khu là điều không thể không làm. Nhưng có mấy vấn đề cần làm rõ trước khi bàn về luật đặc khu:

Đỗ Duy Ngọc - Tại sao là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc ?



Tại sao phải là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) mà không là những địa điểm khác trên đất nước này?

Đây là ba địa điểm rất quan trọng trong việc bảo vệ tổ quốc, nó cũng là ba tử huyệt của ta nếu nó bị kẻ thù khuất phục.

Mai Quốc Ấn - Đặc khu màu gì ?



Đặc khu là khu vực đặc biệt. Những ai từng quan tâm phim Hongkong thập niên 90 sẽ thấy cách hành xử giữa chính quyền với người dân, và giữa người dân với nhau khá đặc biệt.

"Nói gì phải có chứng cứ đó nha. Nếu không là tôi kiện anh/chị/ông/ bà tội vu khống đó!" Câu thoại Việt ngữ giọng nhừa nhựa này xuất hiện trong rất nhiều bộ phim. Người dân có thể nói với nhau như vậy và nói với đại diện chính quyền như vậy. 

Hongkong là đặc khu từ tô giới mà Từ Hi Thái Hậu nhà Thanh đã cắt đất cho nước Anh để đổi lấy hòa bình vào 1898 và "đế quốc" Anh trả lại vào 1997. Vấn đề là cách hành xử Ăng-lê ngấm sâu, nên người Hongkong đòi hỏi quyền tự trị và các nhân quyền khác mà chính quyền Trung Quốc muốn áp đặt. Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và phong trào "dù vàng" là điển hình cho khao khát tự do của Hongkong.

dimanche 3 juin 2018

Trần Mạnh Hảo - Thức dậy Việt Nam ơi!



Ngủ mê nước mất nhà tan
À ơi Đại Việt bốn ngàn năm yêu
Bọn Lê Chiêu Thống đương triều
Tham tiền rước giặc vào nhiều đặc khu


Dậy đi đất nước ngàn thu
Ngô Quyền, Hưng Đạo giết thù giờ đâu
Trần Ích Tắc chiếm ngôi đầu
Hàng thần rước giặc quỳ chầu Bắc Kinh

Huy Đức - Bộ Chính trị và hai dự án luật



Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh VGB/Nhật Bắc

"Bộ Chính trị (BCT) đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật". 

Đành rằng, BCT là một thực thể quyền lực trong chế độ đảng cầm quyền và Quốc hội (QH) đã có không ít lần phải thông qua những quyết định không phải của mình. Nhưng lần này, khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói như vậy, không rõ là để gây sức ép lên đại biểu hay để công khai "địa chỉ chịu trách nhiệm".

Vũ Quang Việt :Dự án luật về ba đặc khu Vân Đồn, Văn Phong và Phú Quốc: Chính sách phát triển công nghiệp không chiến lược của Việt Nam


(Viet-Studies 30/05/2018) Hiện nay Quốc hội đang bàn về dự án Luật về ba đặc khu Vân Đồn, Văn Phong và Phú Quốc, còn tôi lại đang viết bài đánh giá về chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam mà tôi tạm gọi là chính sách phát triển không chiến lược. 

Vì thấy Quốc hội hiện nay có vẻ muốn thông qua nên tôi thấy cần đưa ra vài kết quả có liên quan trong bài đang viết, hy vọng Quốc hội tạm dừng việc thông qua để nghiên cứu và trao đổi thêm về mặt lợi hại, ít nhất là về mặt kinh tế. Đơn giản là để đưa đến quyết định nghiêm chỉnh, bất cứ một dự án luật nào về kinh tế, cơ quan đề xuất mà ở đây là Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng phải trình bày cho dân đánh giá định lượng lợi và hại về mặt kinh tế. Điều này không thấy có.

samedi 2 juin 2018

Gia đình các nạn nhân Thiên An Môn đòi phục hồi danh dự

Biểu tình tại Hồng Kông tưởng niệm Thiên An Môn.

AFP hôm nay 02/08/2018 đưa tin, nhân kỷ niệm 29 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, gia đình các nạn nhân đòi hỏi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải phục hồi danh dự cho những người bị sát hại. Chủ đề này luôn là cấm kỵ tại Trung Quốc. 
Trong đêm 3 rạng 4 tháng Sáu năm 1989, quân lính đã nổ súng và xe tăng tràn lên tàn sát các sinh viên biểu tình, đã chiếm đóng quảng trường Thiên An Môn suốt một tháng rưỡi. Con số thanh niên biểu tình bị quân đội thảm sát đến nay vẫn chưa ai biết rõ, nhưng được ước tính hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người. Sự kiện này đã khiến cộng đồng quốc tế đồng loạt lên án, và Trung Quốc bị cô lập trong một thời gian dài.

Donald Trump xác nhận sẽ gặp Kim Jong Un ngày 12 tháng 6

Tướng Bắc Triều Tiên Kim Yong Chol (T) được tổng thống Donald Trump (P) tiếp đón tại Nhà Trắng, ngày 01/06/2018.

Rốt cuộc tổng thống Mỹ vẫn sẽ gặp nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên vào ngày 12/06/2018 tại Singapore như đã dự kiến. Tổng thống Donald Trump hôm 01/06/2018 loan báo như trên, sau khi tiếp đặc sứ Kim Yong Chol, cánh tay mặt của Kim Jong Un hơn một tiếng rưỡi đồng hồ tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :

« Tất cả không phải được giải quyết trong một hội nghị thượng đỉnh, mà chỉ là khởi đầu của một tiến trình ». Tổng thống Mỹ đã tuyên bố nhiều lần như vậy, và ông lặp lại : « Chúng tôi sẽ bắt đầu xây dựng mối quan hệ, thiết lập một ràng buộc và tôi nghĩ rằng sẽ rất tích cực ».

Cuba chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp để mở cửa kinh tế


Quốc hội Cuba hôm nay 02/06/2018 bắt đầu khởi động tiến trình tu chính Hiến pháp, để mở cửa thêm nền kinh tế, cho dù không thay đổi tính chất « xã hội chủ nghĩa không thể đảo ngược » của đảo quốc. Việc cải cách sẽ được tranh luận trên toàn quốc, rồi tiến hành trưng cầu dân ý. Tiến trình này kéo dài trong nhiều tháng.

Trong phiên họp bất thường hôm nay của Quốc hội, một ủy ban chuyên trách được thành lập. Hiến pháp mới sẽ mở rộng hơn cánh cửa cho những thay đổi về kinh tế, tạo căn bản pháp lý cho những cải tiến gần đây của ông Raul Castro so với Hiến pháp năm 1976.

G7 cực lực phản đối thuế nhôm thép của Mỹ

Các đại diện tham dự Hội nghị bộ trưởng Tài chính G7 tại Whistler, Canada. Ảnh ngày 01/06/2018.

Châu Âu và Canada hôm qua tung ra đợt phản công đầu tiên chống lại việc Mỹ áp đặt thuế lên mặt hàng nhôm và thép, với đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các bộ trưởng Tài chính G7 trong hội nghị tổ chức tại Canada hôm nay 02/06/2018 cũng nghiêm khắc cảnh báo Hoa Kỳ về các hậu quả đối với nền kinh tế thế giới.

Bộ trưởng Tài chính Canada, ông Bill Morneau cực lực phản đối các sắc thuế này của Mỹ, cho biết đã phản ánh với đồng nhiệm Mỹ Steven Mnuchin « bằng những lời lẽ cứng rắn ». Theo một nguồn tin châu Âu, ông Mnuchin ghi nhận sự phản đối đồng loạt của sáu nước đối tác (Đức, Pháp, Ý, Anh, Canada, Nhật Bản).

Tin vắn 02.06.2018



Khách sạn Circus Circus ở Las Vegas, nơi hai du khách người Việt tử vong.

(AFP) – Một cặp du khách Việt bị đâm chết tại Las Vegas

Cảnh sát Mỹ hôm nay 02/06/2018 loan báo tìm thấy một cặp nam nữ người Việt đã tử vong trong phòng khách sạn ở Las Vegas. 

Vụ giết người có lẽ đã diễn ra vào tối thứ Năm rạng sáng thứ Sáu 1/6, và bảo vệ khách sạn phát hiện được vào cuối ngày. Hai nạn nhân, mà danh tính chưa được công bố, thuộc một nhóm du khách đến từ Việt Nam và không nói được tiếng Anh, khiến việc điều tra thêm phức tạp.

Tân bộ trưởng Nội vụ Ý muốn siết chặt chính sách nhập cư

Ông Matteo Salvini trả báo giới, ngày 21/05/2018.

Sau khi tuyên thệ hôm qua, Phong trào 5 Sao hôm nay 02/06/2018 mừng chiến thắng với các cuộc mít-tinh tại Roma. Về phía thủ lãnh Liên đoàn phương Bắc, với chức bộ trưởng Nội vụ kiêm phó thủ tướng, ông Matteo Salvini có rộng rãi quyền hành để thiết lập một chính sách ngặt nghèo đối với các di dân và người tị nạn tại Ý. Ông tuyên bố ưu tiên số một là lập lại trật tự trong chính sách nhập cư, và ngày mai sẽ đến Sicilia để thăm trung tâm đón tiếp Pozzallo.

Thông tín viên RFI Anne Le Nir tại Roma cho biết thêm chi tiết :

vendredi 1 juin 2018

Mai Quốc Ấn - Đặc khu & Đại biểu Quốc hội



Tôi thấy một số người đưa ra số liệu 400 tỉ USD mà đặc khu Thâm Quyến bên Tàu đóng góp vào nên kinh tế Trung Quốc. Ai phản bác thì bị chửi là ngu, thiển cận, lo sợ vô lý trước việc "thử nghiệm thể chế" theo mô hình đặc khu. Cũng có một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cũng được "mớm" số như vậy để "đả thông tư tưởng" trước khi biểu quyết.

Nhưng thật ra, muốn bẻ gãy luận điểm này không khó!

Thứ nhất, Thâm Quyến là một đặc khu duy ý chí. Đặng Tiểu Bình tuyên bố "Không tranh luận nữa, làm đi!" vào đầu thập niên 80 và Thâm Quyến đi vào hoạt động năm 1984. Sự duy ý chí đó chỉ có được ở chế độ độc tài toàn trị mang màu sắc Trung Quốc và cũng chỉ phù hợp với thập niên 80 của thế kỷ trước, khi người dân còn ngu muội và ít tiếp cận thông tin (internet chẳng hạn) để phối kiểm thông tin. Xin nhớ cho, đây là năm 2018 tại Việt Nam chứ không phải 1984 ở Trung Quốc.

Trump và Putin, hai chuyên gia nói dối hàng đầu thế giới

Tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Mỹ Donald Trump có vẻ "tâm đầu ý hợp". Ảnh chụp ngày 11/11/2017.

Tác giả Alain Frachon trong bài viết « Hai chuyên gia nói dối hàng đầu thế giới » đăng trên Le Monde đã chỉ ra trong số những điểm chung, tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin có cùng « sự nghi hoặc trước thực tế » - một cách diễn đạt lịch sự, thay vì nói họ « nói dối một cách trắng trợn ».Dối trá là chuyện thường tình trong chính trị, tuy nhiên đây lại là nguyên thủ của hai cường quốc nguyên tử, đã nhào nặn lại thực tế ở mức bậc thầy. Theo tác giả, cả hai ông Putin và Trump đã làm cho biên giới giữa sự thật và giả trá trở nên nhập nhằng một cách đáng ngại.