Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu- người phát biểu về đặc khu là "Dọn chỗ đón phượng hoàng". (Ảnh VNN) |
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân trong một phát ngôn
tại Quốc hội đã tuyên bố "Phải bàn
để cho ra được Luật Đặc khu." Lý do: "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo Luật không trái Hiến pháp,
phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật"...
Hiểu đơn giản nhất là sẽ phải có Luật đặc
khu từ việc thông qua dự luật Đặc khu. Hiểu đơn giản hơn, đặc khu là điều không
thể không làm. Nhưng có mấy vấn đề cần làm rõ trước khi bàn về luật đặc khu:
Thứ nhất, tuyên bố “Một đồng rót vào đặc khu để hút về hàng chục, hàng trăm đồng” của
bà Chủ tịch Quốc hội dựa trên cơ sở nghiên cứu kinh tế nào. Từ "một đồng hút hàng chục đồng" khác
xa với từ "một đồng hút về hàng trăm
đồng".
Tỉ lệ lợi nhuận ấy liệu có phi lý, không khi
ngay cả ngành hot nhất Việt Nam hiện nay là logicstic cũng chỉ có tỉ lệ lợi
nhuận là 25%/năm, nghĩa là từ "một
đồng thu về 0,25 đồng". 25% đã là một tỉ lệ lợi nhuận rất cao! Vậy từ "Một đồng rót vào đặc khu để hút về
hàng chục, hàng trăm đồng” là tỉ lệ lợi nhuận thu được hàng năm hay... 99
năm. Cơ sở khoa học nào đảm bảo cho việc đó? Một vốn mấy chục lời xưa nay được
biết tới có một "hình thức kinh
doanh" nổi tiếng là... bán ma túy mà thôi.
Thứ hai, bà Nguyễn Thị Kim Ngân phân tích về
ngân sách đầu tư "số tiền trên 1
triệu tỉ đồng cần có phải khẳng định phần lớn là từ thu hút vốn đầu tư chứ
không phải là từ ngân sách".
Vậy "phần
lớn" là bao nhiêu % vốn thu hút đầu tư để xác định ngân sách phải đầu
tư là bao nhiêu, dựa trên nghiên cứu nào, tại sao chưa công bố cho dân hoặc chí
ít để các đại biểu Quốc hội tiếp cận rõ ràng hơn trước khi biểu quyết? Dòng
tiền thu hút đầu tư từ đâu, đã có các tập đoàn nào cam kết, mức độ uy tín của
các cam kết đó ra sao, việc triển khai thế nào và trong bao lâu theo nghiên cứu
(nếu có) cho số tiền 1 triệu tỉ đồng ấy?
Thứ ba, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu
phát biểu về đặc khu là "Dọn chỗ đón
phượng hoàng" nhưng liệu có cả quạ đen, diều hâu hay kền kền
"đáp" vào đặc khu hay không? Việc tham gia hoạch định chính sách đặc
khu trước khi triển khai, việc áp dụng luật quốc tế vào đặc khu, việc kinh
doanh vũ khí... chính là những tử huyệt không chỉ ảnh hưởng đến đặc khu mà là
cả đất nước. (Tôi sẽ có bài riêng phân tích những phi lý trong dự luật Đặc
khu).
Giả sử dự luật Đặc khu được thông qua thành
luật Đặc khu, khi ấy những "con buôn" nhảy vào hoạch định chính sách
cho đặc khu thì họ sẽ luôn nghĩ đến quyền lợi bản thân đầu tiên. Quyền lợi Quốc
gia, dân tộc không phải là thứ những kẻ vì lợi nhuận mà "treo cổ bố chúng nó lên chúng nó cũng làm" quan tâm.
Một dự luật bị "nợ đọng" nhiều năm
như dự luật Biểu tình tới giờ vẫn chẳng thấy đâu. Trong khi đó dự luật An ninh
mạng và dự luật Đặc khu gây tranh cãi lại sốt sắng thông qua. Khi đã "chấp
nhận im mồm" (dự luật An ninh mạng) và chấp nhận "sắp đặt lịch
sử" (dự luật Đặc khu), thì điểm cuối của chính thể nói riêng và Tổ quốc
nói chung sẽ đi về đâu?
"Không
có thể chế chính trị nào, cho dù độc tài tập thể hay độc tài cá nhân, lại có
thể coi thường các bài học lịch sử và cảm xúc thâm căn của dân chúng." (Nhà báo Huy Đức) Tôi thì nhớ câu ngắn hơn của anh
Đàm Hà Phú: "Tất cả chính quyền
chống lại nhân dân đều có chung kết cục!"
Chỉ là bọn bán nước "nhìn xa" hơn
chúng ta để học câu "Tập đại đế vạn
tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!" bằng tiếng Trung từ hôm nay chăng? (Biết
đâu có kẻ một ngày nào đó được nghe câu "Nam
vương thiên tuế, thiên tuế, thiên thiên tuế!" nhờ chuyến tài trợ vài
nhà báo sang Thâm Quyến mới đây chăng?)
FB MAI QUỐC ẤN 03.06.2018
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.