mercredi 20 novembre 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Nên lấy ngày nào làm Ngày Nhà Giáo Việt Nam ?

 

Hôm nay (20/11) là Ngày Nhà Giáo Việt Nam. Nhưng lịch sử của ngày này thì có vẻ chẳng liên quan gì đến nhà giáo Việt Nam.

Năm 1949, ở Warszawa (Ba Lan). Một hội nghị của Tổ chức "Word Federation of Teachers Unions", viết tắt theo tiếng Pháp là FISE (có thể dịch là Liên Đoàn Nhà Giáo Thế Giới) diễn ra [1].

FISE công bố một tuyên ngôn nhan đề "Hiến Chương Nhà Giáo". Bản hiến chương đó có nội dung đấu tranh chống nền giáo dục tư sản và xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đồng thời bảo vệ quyền lợi của nhà giáo xã hội chủ nghĩa.

Nguyễn Đình Bổn - Không hề có nghề cao quý nhất!

 

Ngày 20.11, là ngày "Nhà giáo Việt Nam", một số báo chí, bạn Facebook lại trích lời ông Phạm Văn Đồng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý".

Thực ra, nếu bỏ qua những tính toán chính trị và phô trương, tôi cho rằng trên bình diện quốc gia có một ngày để suy ngẫm, hàm ơn về người Thầy (ở nghĩa rộng) trong cuộc đời của mỗi con người là cần thiết.

Nhưng làm gì có cái nghề nào cao quý hơn nghề nào?

Lê Nhàn - Tại sao bác sĩ được mở phòng khám còn giáo viên không được dạy thêm ?

 

Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều thầy cô. Đáng lẽ chúng ta được trả một mức lương đủ sống, không phải trầy trật để lo kiếm ăn bên ngoài.

Đồng nghiệp của mình có khi đi cả tuần không về nhà vì giờ hành chính làm ở bệnh viện, sau đó lại đi trực cho bệnh viện tư, sáng hôm sau về làm ở bệnh viện, cứ thế, không có thời gian về nhà. Khi họ đủ thời gian hành nghề quy định tại bệnh viện thì sẽ được mở phòng khám để khám ngoài giờ.

Bác sĩ mở phòng khám đã giảm tải cho bệnh viện rất nhiều, giải quyết các ca bệnh nhân mà họ không có thời gian để đi khám bệnh giờ hành chính.

Võ Khánh Tuyên - Kín và hở!

 

Buổi chiều mấy lúc rảnh rỗi đi bộ tập thể dục cho giãn gân cốt, thế là tôi "điểm danh" được cỡ chục tụ điểm "không hợp pháp" nhưng cũng không đến nỗi ...phạm pháp.

Đó là những phần nhà với khoảng phòng trước, cửa chỉ mở he hé. Cánh cửa nào có khoảng hở thì được che bằng những tấm bạt hoặc những miếng vải che chắn tầm nhìn từ bên ngoài.

Lúc đầu tò mò không hiểu chuyện gì, dòm vào thì thấy trên tường có gắn tấm bảng, thấy có "một người lớn" - nam hoặc nữ - đang viết viết vẽ vẽ mấy con chữ hay con số. Phía dưới là mấy em nhỏ đang hí hoáy viết theo, lâu lâu nghểnh cổ ngó lên bảng.

Hoàng Nguyên Vũ - 20/11: Kính mong các thầy cô luôn được yêu quý, kính trọng!

 

"Tôn sư trọng đạo" không chỉ là truyền thống, mà là một giá trị của dân tộc. Điều này không phải chỉ đề cao vai trò của người thầy, mà còn thể hiện cái lễ, cái nghĩa, cái đạo, cái văn cần có trong cốt cách của con người.

Cuộc sống hôm nay dù hơi "âu hóa", nhiều giá trị hòa chung với thế giới khi thế giới đã phẳng bằng công nghệ, thì cũng không thể làm loãng cái giá trị cốt lõi "tôn sư trọng đạo" của dân tộc mình.

Điều này cũng là áp lực cho cả hai.

Võ Xuân Sơn - Ngày vinh danh

 

Năm 1966, tôi vô lớp 1. Ngày 20/11 năm ấy, tôi đến trường chúc mừng các thầy cô. Các thầy cô hết sức bất ngờ, vì ngoài các thầy cô, thì hầu như tất cả học sinh và phụ huynh học sinh ở khu vực đó chưa ai biết đến ngày này.

Kể từ đó, hàng năm, ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức trên miền Bắc, và từ năm 1975, ngày này được tổ chức trên cả nước. Có thể nói năm sau tổ chức lớn hơn năm trước. Càng về sau, càng có nhiều hình thức tri ân thiết thực hơn, màu mè hơn, tốn kém hơn.

Những năm trước dịch, có lẽ một trong những ngày hoa được bán nhiều nhất trong năm là ngày 20/11. Một trong những ngày kẹt xe nhiều nhất trong năm trên đường phố của thành phố Hồ Chí Minh, cũng là ngày 20/11. Thế nhưng, tỉ lệ nghịch với cách tổ chức ngày càng rình rang, tốn kém, ngày càng màu mè, kèm theo cả sự thực dụng, là sự xuống cấp của giáo dục.

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.11.2024


 

Nga xâm lăng Ukraina : Một ngàn ngày sau, Đoàn kết gây sức mạnh

 

(Jean Quatremer, Libération 20/11/2024) Tranh thủ đèn xanh của Joe Biden, Kiev đã oanh tạc Nga hôm thứ Ba 19/11 để đánh dấu 1.000 ngày bị Matxcơva xâm lăng. Trước sự sa lầy của cuộc chiến, EU tái khẳng định sự ủng hộ Volodymyr Zelensky - tổng thống Ukraina đã phát biểu hôm thứ Ba trước Nghị viện Châu Âu.

Để đánh dấu 1.000 ngày cuộc xâm lăng thất bại của Nga khởi đầu từ ngày 24/02/2022, Ukraina hôm thứ Ba đã tấn công lãnh thổ Nga với các hỏa tiễn tầm xa Mỹ ATACMS, nhắm vào các mục tiêu quân sự tại vùng biên giới Briansk. Và, chỉ chưa đầy hai ngày sau khi tổng thống Mỹ mãn nhiệm Joe Biden đã bật đèn xanh cho việc sử dụng, mà cho đến nay vẫn là một lằn ranh không thể vượt qua của đồng minh này, do lo ngại leo thang.

mardi 19 novembre 2024

Lê Xuân Nghĩa - Đã làm thì không sợ. Đã sợ thì không làm!

 

Sau gần 3 năm với hàng chục “lằn ranh đỏ” do Putin và Điện Kremlin vẽ ra khắp nước Nga, đến hôm nay, Putin ký Sắc lệnh phê chuẩn học thuyết bổ sung về việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trong đó: "Hạt nhân" có thể được sử dụng, đặc biệt là trong trường hợp dữ liệu đáng tin cậy về vụ phóng hàng loạt UAV và tên lửa vào Nga.

Đồng thời, Thư ký Báo chí Điện Kremlin Peskov tuyên bố nếu Ukraine sử dụng tên lửa phương Tây chống lại Nga, theo học thuyết mới, điều này có thể dẫn đến "phản ứng hạt nhân".

Trần Thanh Cảnh - Kẻ thù là ai, làm sao khắc chế ?

 

Máy bay huấn luyện T-6C Texan II, của Mỹ đã về tới Tân Sơn Nhất.

Những bước đi đầu tiên để đổi mới hệ vũ khí phòng thủ đất nước đã bắt đầu.

Tôi đã từng viết nhiều lần, chiến lược quốc phòng của chúng ta phải làm rõ hai điều sau:

Đặng Đình Mạnh - Họ đã biết gì về các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền?

 

Miền Bắc, tính từ năm 1954 sau Hiệp Định Genève, tại vùng ranh giới vĩ tuyến 17 trở lên là lãnh thổ do Cộng Sản cai trị.

Suốt từ thời điểm ấy cho đến nay đã là 70 năm.

Trong suốt thời gian đó, hoặc nói khác, người dân nào có tuổi đời chưa quá 70, thì chưa từng một ngày nào họ được hưởng các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền trong cuộc đời của mình.

Lê Xuân Nghĩa - Việt Nam chính thức sở hữu máy bay huấn luyện quân sự an toàn nhất thế giới của Mỹ

 

Như vậy, sau 51 năm, kể từ năm 1973 - khi chiếc máy bay cuối cùng của người Mỹ rơi ở bầu trời Việt Nam - thì hôm nay chiếc máy bay quân sự đầu tiên được Hoa Kỳ bàn giao cho Việt Nam đã tung cánh trên bầu trời Việt Nam để tham gia bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Beechcraft T-6C Texan II là máy bay huấn luyện của Hoa Kỳ, được đánh giá là loại máy bay huấn luyện quân sự tốt nhất và an toàn nhất thế giới, tính đến thời điểm hiện nay.

Nó được thiết kế với nhiệm vụ huấn luyện phi công chiến đấu cơ bản, từ sơ cấp đến trung cấp. Và tất nhiên, Việt Nam sử dụng T-6C Texan II không phải để chơi hay huấn luyện cho phi công bay trên máy bay Nga hoặc Trung Quốc.

Nguyễn H. V. Hưng - Một số phận độc đáo và đau buồn

 

(Kể về cô sinh viên Nguyễn Hoài Phương)

Từ lâu, một câu hỏi không chịu buông tha tôi: “Có số phận nào vInh quang mà không cay đắng không?”. Có khi, tưởng chừng tôi đã có câu trả lời, nhưng sự việc lại tuột đi.

Cuộc đời đưa đẩy tôi tới việc viết bài này. Một cách tình cờ, tôi nhận ra mình có lẽ là người duy nhất (?) có thể kết nối những mảnh hiểu biết của mỗi người trong cuộc. Tuy ở trong cuộc, nhưng chưa chắc họ đã nhận ra.

Phạm Nguyên Trường - Chat với ChatGPT : Quả là không thể ngờ được!

 

Hỏi: Hai nhà sư nhìn lá cờ, một người bảo lá cờ đang động, người kia hỏi lại: Cờ đang động hay tâm anh đang động. Xin bạn kể lại chuyện này.

Trả lời của ChatGPT: Câu chuyện bạn nhắc đến là một giai thoại thiền học nổi tiếng, thường được kể lại để minh họa về cách nhìn nhận thực tại và tâm thức. Dưới đây là câu chuyện theo cách kể phổ biến: Hai nhà sư đang cùng nhau đứng trong sân chùa, nhìn lá cờ đang phấp phới trong gió. Một vị nói:

"Nhìn kìa, lá cờ đang động."

Trần Nhã Thụy - Vì sao “Gánh gánh gồng gồng” gánh hết các giải thưởng?

 

“Gánh gánh gồng gồng” là cuốn hồi ký của bà chủ phòng tranh Lotus Xuân Phượng (NXB Văn hóa – Văn nghệ TPHCM ấn hành năm 2020).

Theo thông tin báo chí thì đây là cuốn hồi ký được viết lại từ cuốn  Áo Dài - Du Couvent des Oiseaux à la Jungle des Viet-minh  (NXB Plon ấn hành năm 2001) Cũng theo báo chí thì cuốn hồi ký bản năm 2001 viết bằng tiếng Pháp, và bà Xuân Phượng viết chung với nhà báo người Pháp Danièle Mazingarbe.

Không rõ bà Xuân Phượng và Danièle Mazingarbe cùng viết bằng tiếng Pháp (vì bà Xuân Phượng cũng giỏi tiếng Pháp) hay bà Xuân Phượng viết tiếng Việt, sau đó Danièle chuyển ngữ sang tiếng Pháp? Theo tôi thì Danièle Mazingarbe đồng tác giả chứ không phải người chuyển ngữ.

Võ Khánh Tuyên - Chiếc áo và thầy tu

 

Có lần thấy một nhóm khá đông các sinh viên trường đại học tụ tập ở một góc đường, nên tò mò quan sát. Quả là mấy em cháu bây giờ so với thế hệ tôi ngày xưa (tức cỡ 30 năm trước) khác nhau một trời một vực.

Các em bây giờ dáng vóc đẹp hơn, gương mặt sáng sủa và đầy đặn hơn, nói chung là xinh đẹp hơn. Nhưng nhìn lại tổng thể, thấy ngán ngẫm.

Bởi nhiều em cháu nữ sinh viên, tự nhiên giờ trang bị cho mình mấy bộ trang phục kỳ lạ. Áo và quần rộng thùng thình, như lội trong tấm vải vậy. Đã vậy còn chơi luôn áo khoác sùm sụp, nhìn như những zombie di động thiếu sức sống vậy.

Dương Quốc Chính - Bức tranh ở Đại học Đông Dương

 

Ở giảng đường lớn của Đại học Dược và khoa Hóa Đại học Khoa học Tự nhiên (hai đơn vị đang sử dụng Đại học Đông Dương cũ) có một bức tranh tường lớn nhất Việt Nam.

Tranh có diện tích tới 77 m2, cao 7 m dài 11 m, vẽ sơn dầu lên vải và dán lên bức tường cong. Nhưng bức tranh hiện có là bản phục chế. Thấy bảo bị hư hỏng do thời tiết, nhưng mình cho là bị phá đúng hơn!

Nội dung bức tranh là hình ảnh một người đàn bà biểu tượng cho bà mẹ trí tuệ tay cầm quyển sách, đang "giáo hóa cho chúng sinh" bao gồm tất tật cả Tây lẫn ta ở bên dưới, có cả bốn vị Toàn quyền Đông Dương và quan lại, dân chúng người Việt.

Lưu Trọng Văn - Những người treo cờ

 

Olivier Parriaux và Bernard Bachelard là hai trong ba công dân Thụy Sĩ đã treo cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh tháp nhà thờ Đức Bà ở Paris vào ngày 19/01/1969.

Sáu tháng sau, một lá cờ như vậy được hai chàng trai người Pháp treo trước Nhà hát Lớn Sài Gòn.

Sáng qua hai người Thụy Sĩ treo cờ ở Paris được chào đón nồng nhiệt ở Sài Gòn.

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.11.2024


 

lundi 18 novembre 2024

Phó Đức An - Bật đèn xanh: Bắn!

 

Chờ đợi mãi thì cuối cùng tin vui đã đến với Ukraina. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công sâu vào lục địa Nga.

Ukraine cũng tuyên bố rằng họ có kế hoạch tiến hành cuộc tấn công tầm xa đầu tiên vào Nga trong vài ngày tới.

Loại vũ khí mà Mỹ cho phép Ukraine sử dụng lần này bao gồm tên lửa chiến thuật Lục quân ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine. Trước đây Ukraine chỉ có thể sử dụng loại vũ khí này để tấn công các mục tiêu của Nga tiếp cận với biên giới Ukraine.