KỲ XI - TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU VỚI
KHU DINH ĐIỀN CÁI SẮN
Từ
ngàn xưa, Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, công khai phá của cha ông là những
nỗ lực không ngừng nghỉ. Để đến thế kỷ XX, nhiều vùng trên lãnh thổ, ruộng đất
“cò bay thẳng cánh”, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề xã hội nan giải.
Trong
lúc tại miền Bắc, do kết quả sự phân chia ruộng đất trải qua nhiều thế hệ, đất
trở nên manh mún, các bờ đê phân chia những mảnh ruộng chi chít chiếm mất một
diện tích khả canh rất lớn. Thì tại miền Nam, do hậu quả của chính sách thực
dân, đất đai thường rơi vào tay một thiểu số đại điền chủ sở hữu hàng ngàn hecta
(hectare: mẫu tây), với số người làm công hay thuê mướn thật lớn.
Đến
nửa sau thế kỷ XX, nhu cầu tái phân của cải trong cộng đồng dân tộc, tiêu biểu
là ruộng đất, trở nên cấp thiết và được các chính quyền kế tiếp nhau tại hai
miền Nam-Bắc thực hiện. Cuộc cải cách ruộng đất (CCRĐ) tại miền Bắc vào những
năm đầu thập niên 1950 mang màu sắc cực đoan, dư âm còn vang vọng đến bây giờ.