mercredi 23 octobre 2019

Truất phế : Lời chứng của đại sứ Mỹ tại Ukraina gây khó cho ông Trump

Đại sứ Mỹ tại Ukraina Bill Taylor, lúc đến Hạ viện để trả lời thẩm vấn, trong cuộc điều tra nhằm truất phế tổng thống Donald Trump. Ảnh ngày 22/10/2019.

Một nhân chứng hôm qua 22/10/2019 đã gây rúng động khi ra điều trần trước một ủy ban của Hạ viện Mỹ phụ trách việc điều tra nhằm truất phế tổng thống Donald Trump. Lần đầu tiên một nhà ngoại giao khẳng định với Quốc hội là ông Trump đã dùng viện trợ quân sự Mỹ để đặt điều kiện cho việc Ukraina mở điều tra về đối thủ chính trị Joe Biden.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết về lời chứng của ông Bill Taylor, đại sứ Mỹ đương nhiệm tại Ukraina :

« Chỉ có lời khai ban đầu của ông Bill Taylor được công bố, nhưng thật là đáng ngại. Vị đại sứ này kể lại rằng ông phát hiện ra một mạng lưới ngoại giao song hành, đặc biệt do Rudolph Giuliani, luật sư riêng của tổng thống, điều khiển. 

Tin vắn 23.10.2019

Đô đốc Karl Schultz, tư lệnh lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ.

(Stars & Stripes) – Tuần duyên Mỹ điều ba tàu chiến phản ứng nhanh đến Guam

Đô đốc Karl Schultz đang thăm Philippines trong khuôn khổ vòng công du khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương hôm 21/10/2019 tuyên bố sẽ điều ba chiến hạm đến đảo Guam để có thể phản ứng nhanh trong khu vực, đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc. 

Dù trực thuộc bộ An ninh Nội địa, lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ đã từng được triển khai cùng với Đệ thất Hạm đội. Tuần duyên Mỹ cũng đã tặng Việt Nam một tàu tuần tra, và Washington dự định bán cho Việt Nam 24 tàu tuần duyên nhỏ hơn.

mardi 22 octobre 2019

Ai thực sự đứng sau vụ đổ dầu thải vào nguồn nước Sông Đà?



Nguồn nước ô nhiễm dầu thải từ khe núi huyện Kỳ Sơn chảy về kênh dẫn nước của nhà máy sông Đà. Ảnh: Bá Đô

(VOV 19/10/2019) Mục đích việc đổ dầu thải vào nguồn nước Sông Đà là gì, cần điều tra làm rõ, đúng người đúng tội. Quan trọng nhất là tìm ra kẻ “lạ mặt” nấp sau vụ án.

Chiều 18/10, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đã chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Sơn chuyển hồ sơ vụ án đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh (PC02) thụ lý, điều tra vụ xả trộm chất thải vào nguồn nước cấp cho nhà máy nước sạch sông Đà.

Công an tỉnh đã huy động cán bộ trinh sát của các đơn vị nghiệp vụ PC02, PC05, PA04, PA06 phối hợp với Công an huyện Kỳ Sơn triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ để truy xét làm rõ phương tiện, đối tượng xả chất thải nguy hại gây hậu quả nghiêm trọng.

Đường đi lòng vòng của “dầu bẩn”

Mai Bá Kiếm - Từ Vinaconex đến Viwasuppo : Hết cơn bỉ cực đến hồi « thới lai » !!!



Ngày 24/4/2004, Dự án nước sạch Sông Đà - Hà Nội được khởi công, là một dự án nhóm A do Thủ tướng phê duyệt, nhằm cung cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội và các đô thị Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn…được ổn định, thường xuyên.

Tuy “sinh sau, đẻ muộn” sau các nhà máy nước ở Sài gòn cả thế kỷ (mà tiền thân là Compagnie des Eaux et d’Électricité de Saigon (viết tắt CEE- Công ty Điện nước Sài Gòn, còn bị các “ký giả ăn mày” mỉa mai CEE là “chảy êm êm”). Và tuy mang tiếng là Dự án nước mặt sông Đà, nhưng không đặt họng lấy nước trực tiếp từ dòng chảy sông Đà, mà lấy từ hồ Đầm Bài, dẫn theo các kênh mương hở lộ thiên vào nhà máy nước Sông Đà.

Vì vậy, mới có chuyện ô nhiễm chất dầu thải từ ngày 9 đến 15/10 vừa qua.

Nguyễn Trọng Chức - Hồng Kông : Nghệ thuật trong đấu tranh chính trị



Những ngày Hồng Kông sôi sục những cuộc biểu tình quy mô lớn, khởi đầu từ đòi hủy bỏ dự luật dẫn độ theo lệnh của Bắc Kinh cho đến yêu cầu đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải từ chức, lên án bạo quyền của cảnh sát… Người biểu tình đã có sự hỗ trợ đắc lực của nghệ thuật đường phố, nghệ thuật của sự phản kháng, nghệ thuật gắn liền với đấu tranh chính trị, vì quyền tự do tối thượng cho người dân lãnh thổ Hồng Kông.

Nghệ thuật của sự phản kháng ở Hồng Kông được thể hiện hết sức đa dạng và thông minh; bằng nhiều phương cách, thủ pháp, từ khâu thiết kế cho tới phổ biến đến hàng triệu người dân.

Quang Vĩnh - Hù đến tối mặt nhưng vẫn « kiên định lập trường » !



Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 9, đã khai mạc sáng 21/10 tại Bắc Kinh.

Phát biểu khai mạc, ông Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc lặp lại luận điệu cũ: “Các quần đảo ở Nam Hải (Biển Đông – NV), đảo Điếu Ngư (Senkaku tranh chấp với Nhật –NV) và các đảo chi nhánh của nó đều là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, là vùng đất của tổ tiên chúng tôi để lại, chúng tôi không thể để mất một tấc.

Tối ngày 20/10, tại bữa tiệc chào mừng các đại biểu ông Hứa Kỳ Lượng, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đã phát biểu: “Tại đây, bất kể nước lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, gần hay xa đều có thể lên tiếng, mọi quan điểm đều có thể được đưa ra, thoát ra ngoài những kiêu ngạo và định kiến, cùng nhau tìm kiếm điểm chung trong khi bảo lưu sự khác biệt; ở đây chỉ đối thoại, không đối đầu”.

Trần Đình Triển - Phỏng đoán loại trừ những nguyên nhân tử vong của anh Lê Hải An



Nguyên nhân dẫn đễn PGS, TS. Lê Hải An (Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo) tử vong, cần phải chờ đợi và tin tưởng vào kết luận của Cơ quan điều tra.

Qua bốn ngày (từ 17 đến 20/10/2019), với sự việc được dư luận nhân dân đặc biệt quan tâm; tôi tin rằng Cơ quan điều tra đã có kết quả cơ bản về nguyên nhân chết của anh Lê Hải An.

Qua theo dõi thông tin, hình ảnh trên báo chí, và theo nhận thức chủ quan của cá nhân tôi, thì những nguyên nhân sau đây có thể loại trừ:

Dương Quốc Chính - Vì sao giáo sư Chu Hảo và tướng Lê Mã Lương bị đấu tố ?



Ngày hôm qua, VTV có đưa lên hẳn chương trình thời sự lúc 19h một đoạn clip phê phán hai ông Chu Hảo và Lê Mã Lương khá nặng nề, với cái tít là Bệnh công thần. Trước đó một ngày báo Quân đội Nhân dân cũng có một bài có nội dung gần giống, nhằm đánh ông Lê Mã Lương. Đồng thời, một số anh em bò đỏ, chắc được chỉ đạo, cùng đấu tố ông Lương với lý do tương tự.

VTV, như thường lệ, chơi kiểu đấu tố một chiều, lại cố tình làm mờ hình ảnh ông Lê Mã Lương, cũng không dám nêu tên ông, nhưng sự ám chỉ thì rất rõ ràng. 

VTV còn cố tình so sánh hai ông với ông tướng về hưu trong Cần Thơ chửi cảnh sát giao thông, với cái ý công thần là đánh lận con đen, khá dốt nát. Hai trường hợp này là hoàn toàn khác nhau. Ông tướng miền Tây là lợi dụng chức vụ cũ để ra oai, nạt nộ nhân viên công lực đang thực thi pháp luật. Còn đây là hai ông đang góp ý với đảng.

Tưởng Năng Tiến - Người Nhật, Người Lào, Người Việt



Từ Paris, nhà báo Từ Thức vừa kể cho độc giả một câu chuyện (làm quà) về xứ Anh Đào:

Loạng quạng, đánh rơi cái ví (portefeuille), trong đó có thẻ kiểm tra (ID/carte d’identité), carte bleue (credit card), 250 euro và một số tiền Nhật mới đổi. Ra bót cảnh sát đầu đường. Nhân viên cảnh sát có vẻ mừng rỡ vì có việc làm.

Thường thường, cảnh sát Nhật ngồi buồn tênh, đi ra đi vào, không có ai thưa gởi gì, không có ẩu đả, ăn trộm, ăn cướp, ăn cắp, lừa đảo. Thỉnh thoảng vớ được một bà già té xỉu, chở tới bệnh viện. Hay đưa một ông cụ qua đường (đưa thực, không phải dìu ông già trước máy quay phim, quay phim xong đá đít ông già), hay chỉ lối cho một du khách tới một địa chỉ không có tên đường.

Một ông cảnh sát mở computer, coi danh sách những đồ vật lượm được trong thành phố. Một bà gọi điện thoại tới phi trường. Người thứ ba đứng coi, sẵn sàng phụ tá hai đồng nghiệp. Họ hơi thất vọng vì không tìm thấy gì, khuyên nên trở lại buổi chiều. Chiều, trở lại, họ đã tìm được cái ví. Có người lượm được dưới ghế một xe bus, đưa cho tài xế. Giấy tờ, tiền bạc còn y nguyên. Xứ sở gì kỳ cục.

lundi 21 octobre 2019

Vũ Ngọc Hoàng - Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông


(Viet-Studies 20/10/2019) Sau bài viết Trao đổi nhanh về chuyệnBiển Đông đầu tháng 9 vừa qua, tôi đã nhận được nhiều ý kiến bình luận, phản biện. Trước hết, tôi rất cảm ơn quý anh chị và bạn đọc. Nhân đây, xin được trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông xung quanh các ý kiến phản biện đó.

1.

Có ý kiến cho rằng, hiện tại xét về tương quan lực lượng thì Trung Quốc mạnh hơn ta nhiều, ta không đủ sức chống lại họ, mà cũng không thể bài Hoa, kiện là có cớ để họ lấn tới, tấn công ta. 

Tôi xin thưa, ta đâu có định chống Trung Quốc. Đây chỉ là quyền tự vệ chính đáng bằng giải pháp hòa bình của một dân tộc văn hiến, có chủ quyền và biết tự trọng, chứ đi chống Trung Quốc để làm gì. Ta chỉ muốn sống hòa hiếu, hữu hảo thật lòng với láng giềng, trong đó có Trung Quốc, và bạn bè quốc tế năm châu. Bao đời nay Việt Nam vốn là một dân tộc yêu hòa bình và đường lối ngày nay là muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới. 

Trương Nhân Tuấn - Không có cha ông nào để lại lãnh thổ Biển Đông cho Trung Quốc !


Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe)

Trang Facebook của VOA đưa tin sớm về "Diễn đàn Hương Sơn", nói về quốc phòng ở Bắc Kinh hôm nay 21 tháng 10. Trang này dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa : Biển Đông là phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc và chúng ta sẽ không để một tấc đất mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta bị lấy đi.

Chưa biết đích xác cha nội họ Ngụy này nói ra sao, có điều khi nói Biển Đông "là phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc" là trật lất.

Vì sao trật ?

Đoàn Bảo Châu – Khánh thành nhà tạm giữ, chuyện như đùa !


Tôi đã phải cẩn thận Google để xác minh thông tin. Hóa ra là tin thật. 

Việc xây dựng nhà tạm giữ hay nhà tù là bất đắc dĩ, người hiểu biết không ai lại đi khánh thành ăn mừng cái công trình kiểu này cả. Nhà tạm giữ hay nhà tù là nỗi buồn của một thành phố, của một đất nước. 

Người ta chỉ nên có lễ khánh thành những công trình có ý nghĩa về an sinh xã hội, chăm sóc con người như bệnh viện, trường học, nhà cứu trợ, câu lạc bộ thể thao, văn nghệ, trung tâm văn hóa... 

Nguyễn Hoài Nam - Trung tướng Trần Văn Vệ, đích nhắm quá chuẩn của tôi !


Kính gửi anh Vệ, ngày hôm qua Tòa án Nhân dân (TAND) TP. Hà Nội đã tuyên án vụ “Quỹ đen”, gọi đúng pháp luật nó là “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra ở Cục Đường thủy Việt Nam. Kẻ chủ mưu vụ tham nhũng ngân sách này đã thoát tội ngoạn mục, đây là kịch bản của anh – một trung tướng phó thủ trưởng thường trực cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) Bộ Công an.

Nói đến quyền lực, anh là người được ký lệnh bắt tất cả các công dân Việt Nam chỉ dưới một người.

Tôi là một nhà báo đấu tranh cho lẽ phải sự thật và công bằng, tôi không sợ anh vì tôi nói sự thật, một sự thật để cho toàn dân Việt Nam biết ở Việt Nam có một trung tướng như anh.

Lãnh đạo Hồng Kông xin lỗi vì vụ xịt vòi rồng vào đền thờ Hồi giáo

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (G) gặp gỡ để xin lỗi các chức sắc Hồi giáo tại đền thờ ở Cửu Long ngày 21/10/2019.

Trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm nay 21/10/2019 đến thăm một đền thờ Hồi giáo và ngỏ lời xin lỗi về việc cảnh sát đã dùng vòi rồng tấn công hôm qua.

Lối vào đền thờ Hồi giáo lớn nhất Hồng Kông nằm ở bán đảo Cửu Long (Kowloon), hôm Chủ nhật đã bị xe cảnh sát xịt nước màu xanh pha lẫn với một hóa chất làm phỏng da. Thứ nước này nhằm nhận diện người biểu tình, nhưng khiến cho đường phố và các tòa nhà bị nhuộm màu xanh da trời. 

Các hình ảnh video cho thấy một xe cảnh sát dừng lại bên ngoài đền thờ vào lúc lực lượng an ninh đang xung đột với người biểu tình. Vòi rồng được phun vào năm, sáu nhà báo và những người đang tập hợp trước đền thờ này đến hai lần, và lối vào cũng như các bậc thềm bị nước vòi rồng nhuộm thành màu xanh.

Liên Hiệp Quốc thắt lưng buộc bụng vì các nước đóng góp trễ

Phòng họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong trụ sở tại New York, Hoa Kỳ. (Ảnh chụp tháng 9/2017).

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres đã đưa ra một kế hoạch tiết kiệm để đối phó với tình hình ngân sách cạn kiệt do nhiều quốc gia chậm đóng góp, nhất là Hoa Kỳ.

Washington vào cuối tuần qua đã hứa chi trả phần lớn trước cuối năm, nhưng tổ chức quốc tế vẫn lo sợ không thể bảo đảm được các hoạt động, nhất là tiền lương cho 37.000 nhân viên trên khắp thế giới. Từ New-York, thông tín viên Carrie Nooten gởi về bài tường trình :

Một số văn bản chính thức không còn được dịch ra, các hội nghị bị hủy bỏ, những chuyến công du của các nhà ngoại giao bị cắt giảm tối đa và việc tuyển dụng bị ngưng lại. Liên Hiệp Quốc tìm cách giảm thiểu mọi chi tiêu, ngoài việc trả lương, để có thể chống chọi được. 

Syria : Lực lượng Kurdistan rút khỏi thành phố giáp ranh Thổ Nhĩ Kỳ

Đoàn xe cứu thương của các tổ chức phi chính phủ giúp lực lượng và thường dân Kurdistan rút ra khỏi Ras al-Ain, bắc Syria ngày 20/10/2019.

Tại miền bắc Syria, sau hai ngày căng thẳng, hôm qua 20/10/2019 một đoàn xe chở người bị thương và các chiến binh Kurdistan đã rời khỏi Ras Al Ain, thủ phủ Hassaké (đông bắc Syria). Đây là lần đầu tiên lực lượng Kurdistan rút lui toàn bộ khỏi thành phố của Syria giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ, đang bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vây hãm.

Việc quân Kurdistan triệt thoái khỏi khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ là điều kiện đặt ra trong thỏa thuận ngưng bắn được Washington thương lượng với Ankara. Từ Istanbul, thông tín viên Anne Andlauer cho biết tình hình cụ thể :

Một đoàn xe trên 80 chiếc chở những người bị thương, các chiến binh Kurdistan và các thi hài, đã có thể rời Ras Al Ain trước mắt những người lính Syria bổ sung cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đang chuẩn bị nắm lấy quyền kiểm soát thành phố. Đến tối, lực lượng Dân Chủ Syria loan báo đã triệt thoái toàn bộ khỏi địa điểm được người Kurdistan gọi là Serekaniye. 

Tin vắn 21.10.2019

Những con thỏ giống khổng lồ sẽ giúp cứu đói Bắc Triều Tiên ?

(Yonhap)Bắc Triều Tiên kêu gọi nuôi thỏ, tự túc lương thực

Tờ báo Rodong Sinmun của nhà nước Bắc Triều Tiên hôm 20/10/2019 kêu gọi tăng gấp đôi nỗ lực « ý thức hệ » để nuôi thỏ lấy thịt, nêu ra việc thỏ là loài vật dễ nuôi, ăn ít nhưng cung cấp loại thịt bổ dưỡng và da. Đồng thời trang web tuyên truyền Uriminzokkiri nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự cung tự cấp. 

Lời kêu gọi trên đây được đưa ra trong lúc Tổ chức Lương Nông quốc tế (FAO) dự báo tình hình lương thực ở Bắc Triều Tiên sẽ xấu đi trong cuối năm, do bão Lingling và nạn dịch heo.

dimanche 20 octobre 2019

Hồng Kông : Hơi cay và vòi rồng đối phó biển người biểu tình phẫn nộ

Người biểu tình tức giận phản đối sau khi bị cảnh sát Hồng Kông xịt hơi cay, ngày 20/10/2019.

Cảnh sát Hồng Kông hôm nay 20/10/2019 dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán hàng chục ngàn người đã xuống đường bất chấp lệnh cấm. Người dân phẫn nộ trước việc hai người biểu tình đòi dân chủ bị hành hung dã man trong tuần này.

Chính quyền cấm tụ tập tại Tiêm Sa Chủy (Tsim Sha Tsui), một khu phố rất đông dân có nhiều cửa hàng sang trọng, lấy lý do an ninh. Nhưng trưa nay một biển người đã tràn ngập các đường phố chính của Hồng Kông. Đây là weekend thứ 20 liên tiếp, phong trào phản kháng tiếp tục gây áp lực lên chính quyền đặc khu thân Bắc Kinh.

Cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa cho đến khi những nhóm nhỏ cực đoan mặc đồ màu đen quăng bom xăng vào một đồn cảnh sát, các trạm métro và các ngân hàng Trung Quốc. Cảnh sát bắn hơi cay, dùng vòi rồng phun nước màu xanh trộn với hóa chất làm phỏng da, tấn công đám đông biểu tình tại Nathan Road - một trong những tuyến đường thương mại nhộn nhịp nhất Hồng Kông. Người biểu tình bỏ chạy nhưng những thanh niên cứng rắn nhất vẫn ở lại, nổi lửa ở một số nơi để chận đà tiến của cảnh sát.

Bắc Kinh không thể hiểu được khát vọng dân chủ của người Hồng Kông

Biểu tình ở Kowloon ngày 02/10/2019 phản đối việc bắt giữ 96 người tham gia xuống đường tại Hồng Kông.

Theo Le Monde hôm nay 18/10/2019, đảng Cộng Sản Trung Quốc không hề có ý định nhượng bộ trước các đòi hỏi dân chủ của người Hồng Kông, và không chịu nhận ra bản chất của cuộc khủng hoảng. Trong bài « Hồng Kông : Điều mà Bắc Kinh không thể hiểu », được Courrier International dịch lại từ báo The Initium tuần này, nhà nghiên cứu Ray Yep Kinman phân tích về ngõ cụt của chính quyền Trung Quốc.

Thủ phạm của khủng hoảng Hồng Kông chỉ là vấn đề nhà ở ?

Bắc Kinh muốn diễn dịch các sự kiện ở Hồng Kông như một cuộc khủng hoảng xã hội, đặc biệt là khủng hoảng nhà ở, trong một thành phố có giá một mét vuông nhà thuộc loại đắt đỏ nhất thế giới. Và nếu phải tìm ra các thủ phạm cho chủ đề này, thì đó là bốn đại gia địa ốc – có nghĩa là giới địa chủ mà Mao từng cho đấu tố vào thời trước.

Tại Hồng Kông, bốn gia tộc lớn sở hữu đa số các bất động sản nhà ở và thương mại là gia đình Quách Đắc Thắng (Kwok Takseng) với tập đoàn Tân Hồng Cơ (Sun Hung Kai), tỉ phú Lý Gia Thành (Li Kashing) với CK Hutchinson, tập đoàn Henderson của Lý Triệu Cơ (Lee Shaukee) và tập đoàn New World của gia đình Trịnh Dụ Đồng (Cheng Yutung). Trong khi đó phân nửa dân số Hồng Kông ở nhà thuê. Các tỉ phú này giờ đây phải chống chọi với những chỉ trích của báo chí Hoa lục và dư luận viên, dù họ đã cố thu mình lại ngay từ đầu phong trào phản kháng.

Thái Lan : Phuket vắng khách Trung Quốc, trông cậy vào du khách Ấn

Cảnh quan xinh đẹp ở Phuket, Thái Lan.Ảnh Diago Delso

Tại Phuket, các khách sạn, nhà hàng, quán bar lo lắng trước mùa du lịch sắp tới. Địa điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan nay thưa thớt khách Trung Quốc, và đang trông chờ vào du khách Ấn Độ.

Thành phố bên bờ biển Andaman bị sóng thần tàn phá năm 2004, đã trở thành điểm đến thứ nhì của Thái Lan chỉ sau thủ đô Bangkok, và khách du lịch Trung Quốc là đông đảo nhất. Có đến 2,2 triệu khách Trung Quốc đến nghỉ dưỡng tại Phuket trong năm 2018, được thu hút bởi thiên nhiên xinh đẹp và cuộc sống ban đêm náo nhiệt.

Tuy nhiên trong 8 tháng đầu năm 2019, Phuket chỉ mới tiếp đón 1,4 khách Trung Quốc, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Claude de Crissey, chủ một khách sạn khoảng 40 phòng nói với AFP : « Thường thì khách Trung Quốc đến đây ngay cả không phải là mùa cao điểm, lấp đầy các phòng khách sạn. Nhưng năm nay khá đìu hiu, chúng tôi phải giảm giá phòng từ 30 đến 50% ».