lundi 11 mars 2019

Trump đòi thêm 8,6 tỉ đô la để xây bức tường biên giới Mêhicô

Tổng thống Mỹ Donald Trump vận động cho bức tường tại Texas ngày 11/02/2019.
Phát thanh RFI ngày 11.03.2019 
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 11/03/2019 dự kiến đòi hỏi thêm 8,6 tỉ đô la trong ngân sách năm 2020 để xây bức tường tại biên giới Mêhicô. Đề nghị này sẽ gây thêm căng thẳng giữa Nhà Trắng và Quốc hội.

Cố vấn kinh tế Larry Kudlow trên kênh Fox News tuyên bố tổng thống Mỹ vẫn nhấn mạnh ý định xây tường để giữ an ninh tại vùng biên giới.

Tin vắn 11.03.2019


Ông Sam Brownback phát biểu tại Đài Bắc ngày 11/03/2019.
(Reuters) – Mỹ : Tự do tín ngưỡng sẽ giúp Trung Quốc gia tăng lòng tin tại Đài Loan

Ông Sam Brownback, đặc sứ Mỹ về tôn giáo hôm nay 11/03/2019 lại kêu gọi Trung Quốc tôn trọng tự do tín ngưỡng, mà theo ông sẽ làm tăng lòng tin nơi người dân Đài Loan. 

Hôm thứ Sáu tuần trước tại Hồng Kông, ông Brownback tuyên bố Bắc Kinh tiến hành một cuộc chiến tranh về niềm tin, cần phải tôn trọng quyền thiêng liêng của công dân, nhất là những người Hồi giáo bị giam giữ tại các trại cải tạo ở Tân Cương. Hồi tháng Giêng, Tập Cận Bình đã cố trấn an người dân Đài Loan qua việc cam kết tôn trọng tự do tín ngưỡng trong trường hợp « thống nhất một cách hòa bình ».

Venezuela đã biến những tờ giấy bạc vô dụng thành vàng như thế nào ?







Đôi lời : Chân thành cảm ơn bạn đọc vẫn trung thành với blog trong thời gian Thụy My vắng bóng, xin được thứ lỗi vì sự bất tiện này. Đa tạ.


Vàng được đặt trên bàn của tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, trong một buổi làm việc với giới chức kinh tế tại phủ tổng thống, Caracas, 22/03/2018.


Khoảng 300.000 người tìm vàng đã đến vùng rừng rậm giàu khoáng sản để kiếm sống bằng cách đào đãi vàng từ các mỏ. Những nhát cuốc xẻng của họ đã giúp chính phủ cánh tả của tổng thống Nicolas Maduro chống chọi lại trước nguy cơ nền kinh tế của quốc gia đang sụp đổ. Từ năm 2016, chính quyền đã mua 17 tấn kim loại quý trị giá 650 triệu đô la từ các phu đào vàng thủ công, theo số liệu của Ngân hàng trung ương. 

Được trả bằng những tờ giấy bạc hầu như vô giá trị, những người thợ đào vàng đã cung ứng cho chính quyền loại hàng để đổi lấy ngoại tệ mạnh, nhập khẩu thực phẩm và những sản phẩm vệ sinh cần thiết. Việc mua bán vàng này là một kiểu tránh né thị trường quốc tế. Hoa Kỳ sử dụng biện pháp trừng phạt và đe dọa để cố chấm dứt việc Maduro dùng vàng của quốc gia để giúp cho chế độ sống sót. 

lundi 4 mars 2019

Nguyễn Quang Duy - Sau Thượng Đỉnh Hà Nội Cần Làm Gì?


Tổng thống Donald Trump và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lễ ký kết mua máy bay Boeing tại Hà Nội ngày 27/02/2019.

Đối với Tổng Thống Trump, hợp đồng buôn bán luôn được ưu tiên làm trước, nên khi vừa đến Hà Nội ông dành ngày đầu để ký các hợp đồng bán và bảo trì máy bay dân sự lên đến 30 tỉ Mỹ kim.

Phát biểu trong cuộc gặp với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Trump tiết lộ sẵn sàng bán thiết bị quân sự, máy bay phản lực và bất kỳ loại hỏa tiễn nào mà Việt Nam cần, để giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ.

Được biết khi hai ông gặp riêng có trao đổi về Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và Hiệp định về thương mại và đầu tư (TIFA). Không thấy ông Phúc công khai, điều mà Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng từng làm khi gặp Tổng thống Obama là đề nghị phía Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

mercredi 20 février 2019

Nguyễn Quang Duy - Làm Cách Nào Để “Giải Độc” Lịch Sử Chiến Tranh?



Trên vietnamnet.vn, Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cho biết Việt Nam lâu nay đã “gạt quá khứ” sang một bên nên sách giáo khoa Lịch sử gói gọn 4 câu, 11 dòng ở lớp 12, báo chí lại ít nhắc đến Chiến tranh biên giới Việt – Trung. Trung Cộng thì vẫn tiếp tục tuyên truyền “chiến tranh phản kích chống Việt Nam để tự vệ” và trừng phạt “tiểu bá” Việt Nam vong ân bội nghĩa, tay sai của Liên Xô.

Sự khác biệt về nhận thức và cách trình bày lịch sử tạo ra những định kiến mang nặng tính chất kỳ thị và thù địch, nếu gặp những điều kiện thuận lợi, sẽ bùng phát thành hận thù và xung đột.

dimanche 17 février 2019

Thư của 100 nhân sĩ, trí thức, nhà hoạt động xã hội và tổ chức xã hội dân sự người Việt gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump




Thư của 100 nhân sĩ, trí thức, nhà hoạt động xã hội và tổ chức xã hội dân sự người Việt gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhân dịp ông tới Hà Nội dự họp Thượng đỉnh Mỹ - Triều 

Kính thưa Ngài Donald Trump, Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ

Trước hết, chúng tôi, những nhân sĩ trí thức và nhà hoạt động xã hội người Việt yêu đất nước mình, yêu tự do dân chủ và hòa bình, xin nhiệt liệt hoan nghênh sự có mặt của Ngài tại Hà Nội trong cuộc họp Thượng đỉnh Mỹ-Triều ngày 27 và 28 tháng 2 năm 2019 sắp tới. Chúng tôi thành tâm cầu chúc, đồng thời tin tưởng vào sự thành công của cuộc gặp gỡ tối quan trọng đối với việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đảm bảo nền hòa bình vững bền cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, mà Ngài đóng vai trò dẫn dắt trong tư cách người đứng đầu quốc gia hùng mạnh nhất và tiên tiến nhất.

jeudi 14 février 2019

Quân đội Venezuela : Chia rẽ ?

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro trong cuộc mít-tinh tại một căn cứ quân sự ở Caracas ngày 30/01/2019.

Thông tín viên Le Monde ở Caracas hôm nay phân tích về « Sự ủng hộ mong manh của quân đội Venezuela đối với ông Nicolas Maduro ». Các sĩ quan cao cấp vẫn trung thành với tổng thống, nhưng quân đội thì chia rẽ.

Ba nhóm khác nhau trong quân đội Venezuela 

Một ngày sau khi lãnh tụ đối lập Juan Guaido tuyên bố tổng thống tự phong hôm 23/1, hình ảnh bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino, xung quanh là hơn một chục tướng lãnh, xuất hiện trên truyền hình để khẳng định ủng hộ tổng thống Nicolas Maduro, tỏ ra là một quân đội đoàn kết. 

Tuy nhiên sự dàn cảnh này không che giấu được sự bất bình trong quân đội : bốn âm mưu nổi dậy đã được phát hiện trong năm 2018, 23 quân nhân bị bắt giam. Ba ngày trước khi tướng Padrino lên ti vi, 27 vệ binh quốc gia nổi loạn tại một trại lính ở khu phố Cotiza, phía bắc Caracas. Họ công khai bày tỏ sự phẫn nộ, khẳng định gia đình mình không còn gì để ăn, kêu gọi truất phế ông Maduro.

mardi 12 février 2019

Hoàng Hải Vân - Xây chùa để rửa tiền tham nhũng



Chùa Bái Đính của tập đoàn Xuân Trường được coi là "lớn nhất Đông Nam Á". Ảnh lấy từ Zing.vn. Chú thích của tác giả.
Khi Việt Nam đang hội nhập sâu vào thế giới, luật pháp đang minh bạch từng bước, nhiều luật lệ đang trong quá trình liên thông với quốc tế. Do đó, tiền tham nhũng mang ra tiêu dùng hay đầu tư sẽ khó dần, gửi ra nước ngoài thì không hề dễ nếu như không được rửa, chỗ có thể để trong nước thì đang thu hẹp. 

Nghe nói có một số quan chức biến tiền tham nhũng thành vàng thành kim cương rồi đào hầm trong nhà để cất, thỉnh thoảng xuống … ngắm. Thiệt là cực khổ cho các quan chức của ta, kiếm tiền thì dễ nhưng dùng tiền lại khó vô cùng. Nhưng, như người ta thường nói, cái khó ló cái khôn.

Những nỗ lực dùng quyền thế để thiết lập đường dây tham nhũng khép kín, ví dụ như sử dụng Tổng cục Tình báo Bộ Công an đưa các hoạt động cướp đoạt tài sản công vào vòng bí mật để cho luật pháp không thể sờ gáy, và dùng chính cơ quan siêu quyền lực kia để rửa tiền thông qua những công ty bình phong xem ra không thể là kế lâu dài được. Cho nên các vị phải tính những kế song song. Một trong những kế hữu dụng lâu dài nhất là đưa tiền tham nhũng vào chùa để rửa.

Mạnh Quân - Bái Đính, Tam Chúc...những ngôi chùa của đại gia "xôi thịt"



Có vẻ như mấy báo đang được đại gia Xuân Trường chi tiền để PR cái chùa Tam Chúc, vẫn đang được gấp rút xây dựng.

Quả thực là mấy cái chùa quy mô lớn như Bái Đính rồi đến chùa này, nó có cái hợp lý nhất định là đáp ứng được nhu cầu thăm nom, cúng bái của rất đông người dân. Cứ thử nghĩ xem, nếu không có mấy ngôi chùa này, những ngôi chùa cổ, nhỏ hơn rất nhiều như Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà, Bút Tháp, chùa Hương, Yên Tử... còn quá tải đến mức nào?

Ông Trường thì ông ấy nhìn ra cái nhu cầu đó và liên tiếp thực hiện các đại dự án chùa chiền, tâm linh của ông ấy, thực chất là để kinh doanh, thì đó là quyền của ông ấy thôi. Người ta thích đến những ngôi chùa như Bái Đính, thì âu cũng là quyền của người ta, tôi không bàn.

Nguyễn Tuấn Anh - Tại sao miền Nam ít cao tốc hơn phía Bắc ?



Hiện tượng trải chiếu ngồi party ngay trên cao tốc vắng hoe phía Bắc và các tuyến đường cao tốc cũng như quốc lộ phía Nam lại không có chỗ để len chân, rộ lên mấy ngày nay đã cho thấy được nhiều vấn đề bất cập về đầu tư hạ tầng. 

Thực ra, vấn đề này rất nhiều người nhìn ra. Họ đi nhiều, quan sát nhiều và thấy rõ các cao tốc phía Bắc như Hà Nội - Lào Cai,... vắng hoe, thu như vậy thì không biết chừng nào mới lấy lại được vốn. 

Trong khi các tuyến phía Nam, thu hàng tỉ đồng mỗi ngày là việc bình thường. Chớp mắt một cái, cao tốc Trung Lương đã hoàn thành xong nhiệm vụ và bàn giao. Long Thành - Dầu Giây thì thu với con số khủng khiếp. 

Ngọc Vinh - Nhóc ngu



Thằng nhóc này chưa tới 30 tuổi, căn cứ vào khuôn mặt búng ra sữa và năm kết nạp đảng (2015). Tuổi nhỏ nhưng đã là giám đốc một công ty thu tiền phí đường bộ lớn nhất nước thì chắc chắn là con ông cháu cha rồi.

Nhóc CÔCC này hơi bị ngu khi cấm vĩnh viễn hai chủ xe đi trên đường cao tốc do mình quản lý, vì tự đẻ ra luật, để biến mình thành đối tượng chửi rủa của cộng đồng mạng.

Nguyễn Ngọc Chu – VEC, sự lộng hành vô pháp



Đầu năm, đọc tin ông Nguyễn Viết Tân - Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC), quyết định cấm vĩnh viễn đối với hai phương tiện biển số 51A-55850 và 51G-77256 trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý khai thác, mà máu sôi lên toàn thân. Một sự lộng hành vô pháp. 

1. Đất làm đường trên toàn quốc không phải đất nhà riêng ông Nguyễn Viết Tân nên ông không thể cấm người dân đi trên đất đó.

Lê Hoài Anh - VEC, trùm độc quyền xây dựng đường cao tốc ?



Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) được thành lập theo quyết định số 3033/QĐ-BGTVT với số vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng và tới ngày 12/4/2004, VEC chính thức đi vào hoạt động 

Tại quyết định phê duyệt mạng lưới đường cao tốc quốc gia Việt Nam tới 2020 và sau 2020 của chính phủ, VEC được xác định là đơn vị nòng cốt, chủ lực trong việc xây dựng và phát triển đường cao tốc ở Việt Nam. Chính phủ có cơ chế áp dụng thí điểm cho cácc dự án của VEC, đây là một cơ chế đặc thù hết sức linh hoạt, không giống với bất kỳ Ban quản lý dự án nào của Bộ Giao thông Vận tải. VEC cũng được coi là tiên phong "khai phá mô hình mới ” trong lĩnh vực xây dựng giao thông :

Đoàn Bảo Châu - Coi trời bằng vung



Đây là Nguyễn Viết Tân - Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC), người ra quyết định cấm vĩnh viễn đối với hai phương tiện biển số 51A-55850 và 51G-77256 trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý khai thác với lý do là hai xe này gây rối loạn, cản trở trên đường cao tốc. 

Cậu Tân này mà làm lãnh đạo nhớn thì người dân Việt Nam sẽ khổ lắm. Cậu sẽ thành một kẻ độc tài ác độc và cậu tha hồ đầy đọa người dân. 

Hoàng Nguyên Vũ - Một sự vi phạm nhân quyền trắng trợn



Một sự vi phạm nhân quyền trắng trợn, coi người dân ngang với gia súc như thế này, không lẽ sẽ được bỏ qua? 

Cũng xin nói rõ luôn là tôi không quan tâm đến chính trị và vấn đề mà tôi đề cập ở đây cũng không phải chính trị, mà chính là quyền làm người của người dân. Tôi không thể hiểu nổi từ đâu ra, thể chế nào và trời đất nào, có thể cho phép Công ty quản lý tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (VEC E), có quyền cấm người dân đi trên các tuyến đường thuộc VEC quản lý? 

Sự thể là, chúng trắng trợn gửi thông cáo báo chí, gửi biên bản cấm vĩnh viễn hai chiếc xe mang biển số 51A-55850 và 51G 77256 trên tất cả các tuyến cao tốc do chúng (VEC) quản lý.

dimanche 10 février 2019

Thổ Nhĩ Kỳ lên án Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

Một người Duy Ngô Nhĩ tại Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), phản đối Trung Quốc trấn áp cộng đồng thiểu số theo Hồi giáo, ngày 06/11/2018

Thổ Nhĩ Kỳ tối 09/02/2019 tố cáo việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ là « nỗi nhục nhã cho nhân loại » và đòi hỏi đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương. Đây là phản ứng mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của một quốc gia Hồi giáo lớn, trong khi lâu nay chỉ có các tổ chức phi chính phủ lên tiếng.

Phát ngôn viên Hami Aksoy của bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố : « Chính sách đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ một cách có kế hoạch của chính quyền Trung Quốc là nỗi nhục nhã cho nhân loại. Tình trạng trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giam tùy tiện, bị tra tấn và tẩy não trong các trại cải tạo và nhà tù không còn là điều bí mật đối với bất kỳ ai nữa ». 

Nguyễn Quang Duy - Vì Sao Úc Xóa Thường Trú Nhân Của Tỉ Phú Trung Cộng?



Tỉ phú Hoàng Hướng Mặc (Huang Xiangmo), ở giữa
Mồng Một Tết Âm lịch, ngày 5/2/2019, báo Sydney Morning Herald đưa tin chính phủ Úc xóa tư cách thường trú nhân, không cho tỉ phú Trung cộng Huang Xiangmo nhập cảnh, mặc dầu ông đã định cư tại Úc từ năm 2011, đầu tư hằng tỉ Úc kim và vợ con ông hiện vẫn còn ở Úc.

Kèm theo bản tin là hình ảnh ông chụp với nhiều chính trị gia hàng đầu của Úc, bao gồm các cựu thủ tướng, các cựu ngoại trưởng lưỡng đảng, cho thấy ảnh hưởng rất lớn của ông trong chính giới Úc, nhưng chẳng ai dám lên tiếng giúp ông.

Ông từng là nhà tài trợ chính trị lớn nhất nước Úc. Theo điều tra của hãng tin ABC, ông đã từng đóng góp cho ba đảng Lao Động, Tự Do và Quốc Gia lên đến 2,7 triệu Úc kim. Chưa kể những “quà tặng” riêng cho các chính trị gia Úc chưa được biết tới.

Huang Xiangmo là ai?

Hàn Quốc tăng gần 10% chi phí cho việc đồn trú lực lượng Mỹ

Ngoại trưởng Hàn Quốc, bà Kang Kyung Wha và ông Timothy Betts, cố vấn cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Seoul (Hàn Quốc) ngày 10/02/2019.

Seoul hôm nay 10/02/2019 loan báo chấp nhận tăng gần 10% số tiền đóng góp vào chi phí của lực lượng hàng chục ngàn lính Mỹ trú đóng tại Hàn Quốc, giải quyết bất đồng với Washington, trước cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim tại Việt Nam.

Hàn Quốc dự kiến chi 1.040 tỉ won (924 triệu đô la) trong năm 2019, tăng 8,2% so với thỏa thuận lâu nay có giá trị năm năm một lần, hết hạn vào cuối năm 2018. Khoảng 70% ngân sách này dùng để trả lương cho 8.700 nhân viên Hàn Quốc làm công việc hành chính, kỹ thuật phục vụ cho đội ngũ 28.500 quân Mỹ đồn trú.

Brexit: Anh hủy hợp đồng với một công ty vận tải biển không có tàu

Cảng Dover có nguy cơ bị tê liệt nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận.

Chính phủ Anh hôm 09/02/2019 bị chỉ trích là bừa bãi trong việc chuẩn bị cho trường hợp ra khỏi Liên hiệp Châu Âu mà không có thỏa thuận. Luân Đôn đã phải hủy một hợp đồng vận chuyển hàng hải với một công ty không có tàu mà cũng chẳng có kinh nghiệm. Vào thời điểm ký hợp đồng, chính quyền tuyên bố là hoàn toàn ý thức được rằng Seaborne là « một nhà cung cấp dịch vụ hàng hải mới », tuy nhiên đã « kiểm tra kỹ lưỡng ».

Từ Luân Đôn, thông tín viên Marina Daras cho biết thêm chi tiết :

« Còn 47 ngày nữa là đến thời hạn chính thức Anh ra khỏi Liên hiệp Châu Âu, việc chuẩn bị cho tình huống Brexit không có thỏa thuận đang diễn ra một cách hối hả. 

Tin vắn 10.02.2019



Doanh nhân Bulgaria, Emilian Gebrev bị đầu độc năm 2015 tương tự như vụ Skripal.

(AFP) – Bulgaria điều tra nghi can thứ ba vụ Skripal, là nhân viên tình báo quân đội Nga

Quốc hội Bulgaria hôm qua 09/02/2019 lập một ủy ban điều trần để nghe cơ quan tình báo trình bày về nghi án đầu độc hai cha con doanh nhân Bulgaria, có liên quan đến vụ Skripal. 

Theo trang web điều tra Bellingcat, một nhân viên tình báo quân đội Nga (GRU) tên Serguei Fedotov đã đến Sofia vài ngày trước khi thương gia vũ khí Emilian Gebrev và con trai hôm 28/05/2015 bất ngờ bị ngất xỉu trong một bữa tiệc và rơi vào hôn mê. Vụ này tương tự như Skripal : hai nhân viên GRU đến Luân Đôn ngày 02/03/2018 và hai ngày sau hai cha con cựu điệp viên Nga xuất hiện dấu hiệu bị đầu độc.