lundi 22 janvier 2018

Trương Quang Vĩnh - Lời nói cuối cùng với Hội đồng xét xử



Phiên tòa sơ thẩm xét xử Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm đã kết thúc. Đây là phiên tòa được nhân dân cả nước quan tâm theo dõi. Sự quan tâm đó bởi tính đặc biệt của nhân thân bị cáo - lần đầu tiên một nguyên ủy viên Bộ Chính trị cùng rất nhiều quan chức cao cấp bị thẩm vấn, luận tội công khai tại phiên tòa.

Đây là phiên tòa đầu tiên không có vành móng ngựa; luật sư ngồi ngang hàng với kiểm sát viên nhằm bảo đảm sự bình đẳng, dân chủ trong việc tranh tụng. Các báo, đài được mời dự khá đầy đủ (trong phòng riêng, qua màn hình vì cho rằng vào hết thì quá đông, cùng với sự tác nghiệp của nhà báo sẽ gây mất trật tự phiên tòa)…

Nhưng tại sao lại phá sóng internet, phá sóng điện thoại trong khuôn viên tòa? 

Hoàng Linh - Đinh La Thăng, ngày dài năm ngắn



Xe của trại giam chở ông Đinh La Thăng rời tòa án sau phiên xử, 22/01/2018. Ảnh Reuters

Tôi không bàn về bản án đã tuyên 13 năm tù. Chuyện đó thuộc về nhận thức của ông Đinh La Thăng, ông có thể kháng cáo hoặc không, rồi cũng sẽ chẳng có thay đổi gì nhiều. Nặng hay nhẹ là theo suy nghĩ của mỗi người.

Nhưng sẽ không công bằng nếu tôi không kể câu chuyện này ra, dù đó có thể chỉ là một hành vi rất nhỏ mà ông Đinh La Thăng đã quên rồi, nhưng tôi và nhiều người ở Hóc Môn vẫn chưa quên.

Reuters - Cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng bị 13 năm tù



(Reuters 22/01/2018)Tòa án Việt Nam hôm nay 22/01/2018 đã tuyên án 13 năm tù đối với cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng, và án chung thân cho ông Trịnh Xuân Thanh, vì tội tham ô và cố ý làm trái quy định của Nhà nước, trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng.

Ông Đinh La Thăng, quan chức cao cấp nhất của Việt Nam phải ra tòa kể từ nhiều thập niên qua, bị tuyên án 13 năm tù vì « cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng » - theo VOV và Thông tấn xã Việt Nam.

Đỗ Thu Hà - Xin lỗi, nhà tôi hôm nay có việc hiếu!



Khách du lịch Trung Quốc tại thác Bản Giốc ngày 16/01/2009. Ảnh AFP

1. Chuyện này rất cũ rồi, đã đăng Y360, cũng là lý do khiến mình phát điên mà đang dị ứng mạng xã hội thành đứa tham gia khá nhiệt tình. 

Dịp 1-10-2004, Đại sứ quán Trung Quốc và tỉnh Quảng Tây có mời Bộ Văn hóa Thông tin tham dự lễ hội du lịch Quảng Tây tổ chức tại thành phố Sùng Tả, nhằm thắt chặt quan hệ hữu nghị của đồng bào dọc hai bên biên giới, và thúc đẩy du lịch của hai vùng biên nghèo nhưng đầy tiềm năng. 

Trương Nhân Tuấn - Không hòa giải thì làm sao đoàn kết ?



Giặc Tàu trên Đá Chữ Thập chiếm đoạt của Việt Nam.

Trước những nỗ lực không ngừng nghỉ của những người Việt Nam yêu quốc gia dân tộc, trong cũng như ngoài nước, vài năm trở lại đây việc “tưởng niệm” cuộc hải chiến Hoàng Sa đồng thời vinh danh 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) anh hùng vị quốc vong thân, dường như đã trở thành một “thủ tục”.
 
Mặc đầu chỉ mới là “thủ tục không chính thức”, nhưng phải nhìn nhận đó là một sự nhượng bộ rất lớn của lãnh đạo Cộng sản Việt Nam (CSVN). Đông đảo tầng lớp trí thức, cán bộ, đảng viên, tướng lãnh… xuất thân từ “bên thắng cuộc” hưởng ứng buổi lễ tưởng niệm đã khiến cho nhà cầm quyền CSVN, dầu thân thiện (hay lệ thuộc) với Trung Quốc như thế nào, cũng không thể nghiêm cấm, bắt bớ, phá rối… không cho mọi người tụ tập như vài năm về trước.

Lễ đón những người lính VNCH trở về từ Hải chiến Hoàng Sa (video)



Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại ủy lạo các chiến sĩ VNCH bị thương sau trận Hải chiến Hoàng Sa.

Ngay sau khi Trung Quốc đánh chiếm đảo, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) lên án Trung Quốc: “Đã xâm chiếm các phần lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa và bắt đi một cách trái phép 121 binh sĩ của Quân lực VNCH, vì vậy Trung Quốc phải có nhiệm vụ trả tự do ngay cho các người này, chứ không cần phải có một thời gian nào đó thuận tiện như là Tân Hoa Xã đã loan tải".
 
Dưới áp lực về ngoại giao và tổ chức Hồng thập tự quốc tế, Trung Quốc đã tiến hành trao trả tổng số 48 tù binh, nhưng không được trao trả làm một đợt mà thành hai đợt, và tổ chức trong im lặng.

Ngày 20/1/1974 Hoàng Sa thất thủ, thác là thể phách còn là tinh anh



Những người con Đất Việt anh dũng hy sinh bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa.

(GDVN 20/01/2018) - Kết thúc cuộc Hải chiến, phía Việt Nam Cộng Hòa có 19 nhân viên tử trận, mất tích 55 quân nhân của HQ10, bị thương 35 quân nhân, 44 người bị bắt trên đảo...


Sáng sớm ngày 20/1/1974, các chiến hạm Trung Quốc đã đến gần và bao vây các đảo do Việt Nam Cộng Hòa phòng trú. Các sĩ quan trưởng toán trên đảo đã thiết lập hệ thống phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu nếu quân Trung Quốc đổ bộ. 

So găng trên đảo Quang Hòa, lính Trung Quốc nổ súng khơi mào hải chiến



Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 Việt Nam Cộng hòa chụp từ "tàu cá vũ trang" Trung Quốc ngày 19/1/1974. Ảnh tư liệu.

(GDVN 19/01/2018) - Đôi bên đứng ghìm súng có lưỡi lê và khẩu chiến với nhau, nhưng không hiểu nhau vì bất đồng ngôn ngữ. Lúc này Trung Quốc tăng cường thêm lực lượng...

Sáng sớm ngày 19/1/1974, Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa khởi hành từ Sài Gòn đến Đà Nẵng để trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân chiếm lại Hoàng Sa. 
Gần 4 giờ chiều hôm đó, Phân đoàn 2 gồm các tàu HQ4 và HQ5 tiến về phía tây nam đảo Quang Hòa bằng cách vòng ra ngoài đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh. 

Giằng co gay cấn quanh đảo Duy Mộng, Quang Hòa ngày 18/1/1974


Sơ đồ tác chiến của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trong trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19-20 tháng Giêng năm 1974, ảnh do Tiến sĩ Trần Công Trục cung cấp.

(GDVN 18/01/2018) - Nếu phía Trung Quốc sử dụng vũ lực thì phải khai hỏa đồng loạt để tự vệ và tiêu diệt chiến hạm đối phương ngay loạt đạn đầu.

Ngày 18/1, lúc 1 giờ sáng, Hạm trưởng HQ4 báo cáo việc đổ bộ lên Duy Mộng gặp khó khăn vì khả năng tác chiến của quân Trung Quốc mạnh hơn về nhiều mặt, như hải pháo xa hơn, vận tốc cao hơn, phương tiện đổ bộ dồi dào hơn (6 xuồng đổ bộ, và chiến đĩnh bọc sắt) có hai máy bay yểm trợ; 
Lực lượng của Việt Nam Cộng Hòa ít, 27 người phân tán tại hai đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh.
Nếu phải lên Duy Mộng thì số quân càng mỏng, trong khi lực lượng đổ bộ của Trung Quốc ước khoảng 40 người ở trên hai tàu chuyển vận. 

Một nén hương lòng gửi tới Hoàng Sa



Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ5) của Hải quân Việt Nam Cộng hòa tham gia chiến đấu bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa năm 1974, ảnh tư liệu: Báo Thanh Niên.
Nhân kỷ niệm 44 năm Hoàng Sa bị Trung Cộng cưỡng chiếm (17/01/2018), một số tờ báo nhà nước Việt Nam như Tuổi Trẻ, Thanh Niên có đăng các bài viết về trận Hải chiến Hoàng Sa oai hùng. Một tờ khác là Giáo Dục VN đăng loạt bài 4 kỳ của tiến sĩ Trần Công Trục về sự kiện bi tráng này. Xin giới thiệu với bạn đọc những bài viết hiếm hoi trên báo chí nhà nước, vẫn giữ nguyên những từ ngữ thuộc loại « cấm kỵ » lâu nay như « Việt Nam Cộng Hòa », « Ngô tổng thống »

(GDVN17/01/2018) - Hải quân Việt Nam Cộng Hòa hạ quyết tâm bằng mọi giá phải giành lại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, đuổi địch ra khỏi đảo.

Hàng năm, cứ vào thời điểm khởi đầu của một năm mới, có rất nhiều việc để làm, để nhớ, để chiêm nghiệm trong cuộc sống thường nhật, vốn quá bề bộn của mỗi một chúng ta. Trong số đó, có những sự kiện không thể nào quên đối với mỗi một người con đất Việt.

vendredi 19 janvier 2018

Lưu Trọng Văn - Tình Hoàng Sa trong một hẻm Sài Gòn



Sáng nay gã và Mai Anh Tài, một doanh nhân luôn đau đáu chuyện đất nước vào hẻm rồi lại hẻm, rồi lại hẻm nữa trên đường Lê Văn Lương,  thăm ngôi nhà mới của bà Hoa vợ thượng sĩ hải quân VNCH Nguyễn Hồng Châu - đã hy sinh đúng ngày này 44 năm trước trong trận hải chiến Hoàng Sa.

Gã bất ngờ vì buổi mừng nhà mới do Nhịp cầu Hoàng Sa của Đỗ Thái Bình, Lữ Công Bảy, Nguyễn Thế Thanh, Kim Hạnh, Huy Đức...góp phần xây dựng để tri ân những người đã hy sinh bảo vệ biển đảo tổ quốc, lại có đông thân nhân của các chiến sĩ, liệt sĩ chiến đấu và hy sinh ở Hoàng Sa đến dự thế.

Nhật Tảo, chiến hạm bi hùng



Chiến hạm Nhật Tảo - Ảnh tư liệu

(TTO 19/01/2018) - 20h ngày 17-1-1974, chiến hạm Nhật Tảo quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Lúc này một máy chính của tàu không sử dụng được, rađa trục trặc, hỏa lực đối hạm đều là thế hệ cũ chỉnh bằng tay...

"Mẹ tôi khóc suốt nhiều năm bên nấm mộ chiêu hồn sau ngày anh tôi hy sinh ở Hoàng Sa. Đến đám giỗ cuối cùng của anh, khi ấy mẹ còn sống, trên giường bệnh bà vẫn trăn trối: Con phải gắng đưa anh về. Tổ tiên, mồ mả ông bà trên đất quê hương, đừng để anh ngoài biển lạnh lẽo!".
Huế, tháng 1, mưa mờ mịt. Người em tử sĩ Vương Thương ứa nước mắt, nhắc chuyện anh mình và trận tử chiến Hoàng Sa...

Donald Trump làm lung lay thế giới tự do, Nga-Trung thủ lợi

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Maryland, 06/01/2018.

Trong bài phân tích trên Le Monde mang tựa đề « Sự quan trọng về mặt lịch sử của ông Trump », cây bút Alain Frachon nhận định lợi dụng sự xuống cấp của tự do dân chủ do Donald Trump gây ra, đã giúp Nga và Trung Quốc thủ lợi.
Cứ mỗi lần Donald Trump gây rắc rối, có ít nhất hai « đồng nghiệp » đắc chí, đó là Vladimir Putin và Tập Cận Bình. Riêng về việc làm xấu đi hình ảnh của nền tự do dân chủ, ông Trump là vô địch. Tổng thống Mỹ tỏ ra rất tài ba trong khía cạnh này, ngay từ khi mới bước vào Nhà Trắng. Thái độ « lịch sự » mới nhất, gọi Haiti và các nước châu Phi là những nước « thối tha », đã được lan truyền rộng rãi ở Matxcơva và Bắc Kinh. Truyền thông Nga và Iran đưa tin bằng tiếng Ả Rập, China Global Television Network phát ở châu Á và châu Phi…

Hoãn đêm diễn đoàn nghệ thuật Nội Mông tại Nhà hát lớn tối 19-1



Đêm diễn của đoàn nghệ thuật Nội Mông, Trung Quốc dự kiến diễn ra tối 19-1 tại Nhà hát lớn Hà Nội đã hoãn lại.
Cảm ơn "sự cố", cảm ơn dư luận và quyết định đúng lúc.

(TTO 19/01/2018) - Chương trình biểu diễn của đoàn nghệ thuật Nội Mông, Trung Quốc dự kiến diễn ra vào tối 19-1 tại Nhà hát lớn Hà Nội bị hoãn lại vì sự cố kỹ thuật.

Sáng 19-1, ban quản lý Nhà hát lớn có công văn báo cáo Văn phòng và Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch về sự cố kỹ thuật tại đây.

jeudi 18 janvier 2018

Facebook dậy sóng vì đoàn ca nhạc Trung Quốc diễn đúng ngày xâm chiếm Hoàng Sa


Một làn sóng phẫn nộ đã dấy lên khi người ta biết được đoàn nghệ thuật Nội Mông, Trung Quốc trình diễn tại Nhà Hát Lớn Hà Nội vào ngày 19/01/2018, đúng ngày kỷ niệm trận Hải chiến Hoàng Sa. Đúng vào ngày này 44 năm trước, Trung Cộng đã dùng vũ lực cưỡng chiếm mảnh đất thân yêu do tiền nhân để lại, 75 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu, vị quốc vong thân.
Xin phép được trích một số ý kiến trên Facebook hôm nay 18/01/2018.
Chú Tễu : Lịch diễn của đoàn Tàu Khựa, đúng vào dịp tròn 44 năm Trung Cộng chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực.

Lưu Trọng Văn – Ngày mai ai nhớ đến các anh, Ngụy Văn Thà ơi ?



Đó là một ngày giữa tháng Sáu năm 1974. Trên đường từ Matxcơva về Hà Nội, gã được lùa vào một khách sạn ở Bắc Kinh. Trưa ấy, gã và các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học ở Nga được các đồng chí Trung Quốc chiêu đãi phim. Gã bất ngờ : đó chính là phim tài liệu kể công của các đồng chí Trung Quốc làm cái việc gọi là giúp đỡ Việt Nam, cái gọi là giải phóng Hoàng Sa khỏi bọn gọi là tay sai của cái gọi là đế quốc Mỹ.

Lúc đó gã chỉ thấy máu của những người cùng dòng máu với gã đổ khi chống trả lại các đồng chí Trung Quốc.

Nguyễn Tường Thụy - Đã quên nỗi nhục mất Hoàng Sa chưa?



Chuyện xưa: Câu Tiễn là vua nước Việt. Khi Ngô vương Phù Sai chuẩn bị tấn công nước Việt, Câu Tiễn mang quân chủ động đánh trước. Vì xem thường binh lực của nước Ngô mà Câu Tiễn bị thua to ở Phù Tiêu, đem tàn quân trốn tránh ở núi Cối Kê.

Phù Sai đem quân bao vây Cối Kê, Câu Tiễn buộc phải xin hàng. Ông bị đưa về nước Ngô làm con tin. Ông dùng khổ nhục kế, tỏ ra một lòng một dạ với Ngô Vương kể cả phải nếm phân chẩn bệnh cho Phù Sai, nên Phù Sai cho là ông đã mất hết ý chí bèn tha cho về.

Chuyện các binh sĩ VNCH bị Trung Quốc bắt giữ sau hải chiến Hoàng Sa 1974



Xuống đường phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa tại Sài Gòn - Ảnh: Báo Quảng Nam

(Một Thế Giới 18/01/2018) Ngay sau khi cuộc hải chiến diễn ra, Ngoại trưởng VNCH lên án Trung Quốc: “đã xâm chiếm các phần lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa và bắt đi một cách trái phép 121 binh sĩ của Quân lực VNCH".
Sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19.01.1974 đến nay vẫn để lại những xúc cảm khi Tết đến, cũng là một thời điểm cái Tết đến cận kề lúc bấy giờ khi vụ tranh chấp này xảy ra. Đặc biệt, những năm gần đây khi tình hình tranh chấp Hoàng Sa nói riêng và trên biển Đông nói chung càng phức tạp trong một bối cảnh mới, đã đặt ra những câu hỏi có nên hay không nên công nhận là người có công với Tổ quốc đối với những chiến sĩ Hải quân của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) lúc bấy giờ đã chiến đấu và bỏ lại thân thể của mình ngoài vùng biển Hoàng Sa? Dù câu trả lời như thế nào đi chăng nữa, bài viết này đề cập đến việc trao trả các binh sĩ VNCH bị Trung Quốc bắt giữ, thông qua nguồn tư liệu báo chí đương thời, sẽ làm rõ tính chính nghĩa về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này và ý chí bảo vệ chủ quyền có tính kế tục lịch sử của chính quyền đương thời.

Phạm Thanh Nghiên - Nếu tưởng niệm, xin gọi đúng tên các anh là chiến sĩ «Việt Nam Cộng Hòa»






Tối hôm qua có một bạn trao đổi riêng qua tin nhắn với tôi, bày tỏ dự định sẽ tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa 43 năm về trước. Bạn ấy còn nói rằng, vì chưa vượt được qua sự sợ hãi nên sẽ không tham gia các cuộc tưởng niệm do các hội, nhóm dân sự độc lập kêu gọi, mà làm theo cách riêng của mình.

Bạn ấy nói về ý định sẽ viết khẩu hiệu rồi treo tại một địa điểm nào đó thích hợp để người đi đường có thể đọc được, như một cách mang sự thật đến với người dân. Hoặc thả hoa đăng, thắp nến rồi chụp hình đưa lên mạng.

Philippines sửa đổi Hiến pháp để Duterte tiếp tục nắm quyền ?

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (T) và lãnh đạo cảnh sát Ronald Dela Rosa. Ảnh chụp tại Manila, năm 2017.

Quốc hội Philippines, từ hôm 16/01/2018, bắt đầu thảo luận về việc sửa đổi Hiến Pháp, theo hướng cho phép tổng thống Rodrigo Duterte tiếp tục cầm quyền, bất chấp những tố cáo về nạn giết người vô tội vạ trong chiến dịch chống tham nhũng.
Từ Manila, thông tín viên RFI Marianne Dardard cho biết thêm chi tiết :