Affichage des articles dont le libellé est Thực phẩm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thực phẩm. Afficher tous les articles

samedi 21 août 2021

Đỗ Hùng - Để dân an tâm ở nhà

 

Sáng nay, phía đầu đường chính từ chỗ khu nhà mình nối ra trục Huỳnh Tấn Phát đã bị công an bịt kín. Có lẽ mấy ảnh sợ cảnh chen chúc đi siêu thị mua hàng như các nơi khác. Bà con trong hẻm muốn thoát sang bên kia đường Huỳnh Tấn Phát để mua đồ không được.

Sau khi có thông báo gia tăng giãn cách từ ngày 23.8, nhiều người dân Sài Gòn bèn đổ xô đi mua đồ. Trên mạng có nhiều hình ảnh chụp cảnh bà con đông đúc, chen chúc, thậm chí có chỗ xô đẩy nhau rất nguy hiểm giữa thời đại dịch. Nhiều người chửi rằng dân Sài Gòn chưa biết sợ, coi thường dịch bệnh.

Chửi hiện tượng thì dễ, đi tìm nguyên nhân và giải quyết vấn đề khó hơn nhiều.

mercredi 4 août 2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 27

 

Sáng nay đang còn nằm ngủ nướng thì điện thoại của anh bạn điện hỏi thăm đã được chích ngừa chưa? Bạn bảo đang xếp hàng chờ vào mua hàng ở siêu thị chỗ chung cư Rạch Miễu gần nhà.

Ra từ 4 giờ rưỡi sáng đã thấy người xếp hàng, đầu tiên là phải theo thứ tự để được hẹn giờ vào mua hàng. Đi sớm thế mà anh được hẹn 9 giờ rưỡi. Đúng giờ, anh lại tiếp tục xếp hàng để vào siêu thị. Cũng một hàng dài, giờ đang chờ đây, không biết lúc nào mới đến lượt mình và cũng không biết lúc đấy có còn hàng hóa gì không nữa.

Hình dung ra cảnh anh mô tả, lại nhớ đến Sài Gòn sau 1975, thời bao cấp. Đi mua gạo, mua dầu lửa, mua thịt heo, mua nước mắm...cũng xếp hàng chẳng khác hôm nay. Nhưng bây giờ đang mùa đại dịch, cứ thấy tập trung đông người là ớn lạnh, không biết con virus quái ác đó có luẩn quẩn đâu đây. Cho nên đứng trong hàng người ngoài cái lo có hàng để mua khi đến lượt mình, còn canh cánh nỗi lo sợ lây bệnh.

jeudi 29 juillet 2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 21 : Chuyện shipper


Đã qua mấy kỳ giãn cách rồi giới nghiêm, tình hình thành phố vẫn chưa ổn, nghe nói sẽ tiếp tục giới nghiêm với nhiều biện pháp khắt khe hơn. Có lẽ kéo dài đến tháng Chín.

Bèn kiểm tra lại lương thực, thực phẩm trong tủ lạnh. Thấy đã vơi đi nhiều, tủ đã có nhiều khoảng trống. Xem hũ gạo, coi lại mì gói, toàn chỉ còn lưng lửng. Gọi mấy mối quen, mối nào cũng ngại không có shipper, kiểu này thì kẹt rồi. Thành phố làm gắt gao kiểm soát người đi đường, nhưng không có giải pháp để hàng hóa được lưu thông khiến cho cuộc sống của dân sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trong lúc giãn cách với thời gian quá dài như thế này, chợ không mở, hàng quán đóng cửa, đến siêu thị thì mất quá nhiều thời gian đợi chờ và cũng dễ lây nhiễm trong không gian bít bùng máy lạnh. Mua hàng online là một giải pháp tốt nhất, nhưng lại gặp trở ngại về chuyên chở.

dimanche 25 juillet 2021

Mai Bá Kiếm - Ai có thẩm quyền giải thích thuật ngữ ?

 

Bấy lâu nay tôi coi trọng phó thủ tướng Vũ Đức Đam là người có học, tận tâm với công việc, không nói bậy như mốt số vị lãnh đạo.

Nhưng tôi không khen ông, dù ông nói một câu chính xác, mà giới bác sĩ đã mong đợi: “Những người nhiễm Covid-19 (F0) chưa có triệu chứng chưa phải là bệnh nhân”.

Ông Đam là chính khách không nên “định bệnh” thay ngành y. Nếu ông để bộ trưởng Y tế được trọn quyền nói theo y văn, thì bộ trưởng đã nói câu này từ năm ngoái! Và, bênh viện không quá tải bởi F0 không triệu chứng, mà bác sĩ, điều dưỡng đã không kiệt sức như hiện nay.

jeudi 22 juillet 2021

Hoàng Hải Vân - Ba chợ đầu mối và hệ thống chợ Sài Gòn vẫn không được mở lại theo đề nghị của hai bộ, thì làm sao ?

 

Hoàng đế Lê Thánh Tông từng ra chỉ dụ : “Trong dân gian hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hóa, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùng hay trước ngày họp chợ cũ để tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau”.

Lời của vua Lê thể hiện hai đạo lý : Thứ nhất, có dân mà không có chợ thì dân chết. Thứ hai, việc lập thêm chợ không được tranh giành khách hàng, nghĩa là người này không được giàu lên từ sự nghèo đi của người khác. Hơn 500 năm rồi mà lời này vẫn còn mang tính thời sự.

Tại TP.HCM hiện nay, sau khi Bộ Công thương đề nghị mở lại tất cả chợ truyền thống, hôm qua đến lượt Bộ Nông nghiệp &PTNT cũng đề nghị mở lại 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn cùng các chợ truyền thống.

mardi 20 juillet 2021

Hoàng Hải Vân - Ai có quyền « định nghĩa » như thế nào là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu ?


Một đôi vợ chồng có chị vợ tuổi mãn kinh thì không cần bao cao su, nên đối với họ bao cao su không phải là hàng thiết yếu. Nhưng đối với đôi vợ chồng trẻ cần hạn chế sinh đẻ, thì bao cao su rõ ràng là hàng thiết yếu.

Đối với gia đình toàn người lớn thì đồ chơi trẻ em không phải là hàng thiết yếu, nhưng đối với các gia đình có con trẻ thì đồ chơi là hàng thiết yếu.

Trên thị trường có hàng vạn các sản phẩm. Hàng hóa này đối với người này thì không thiết yếu nhưng đối với người khác thì thiết yếu, không ai có quyền chỉ định cái nào là thiết yếu cái nào là không trong phạm vi toàn xã hội.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 12 : Chuyện ổ bánh mì và nỗi lo còn đó


Trên mạng xã hội và dư luận ở Việt Nam ngày hôm qua, có lẽ từ bánh mì và lương thực là từ được nhắc đến nhiều nhất. Và nhân vật Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, tỉnh Khánh Hòa bỗng dưng nổi tiếng như cồn.

Nổi đến độ giờ đây lên Google gõ "bánh mì không phải là lương thực"sẽ cho ra kết quả 25.900.00 tin liên quan trong 0,57 giây.

Nó bắt nguồn từ việc một ông quan bé cấp phường tên Thọ ở tỉnh Khánh Hòa, bắt một anh thanh niên trẻ ra đường mua thức ăn trong ngày giãn cách. Anh mua bánh mì. Luật không cấm người đi mua lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu. Thế nhưng, anh quan bé này cho rằng bánh mì không phải là lương thực nên bắt anh nhỏ về đồn sau một hồi nói qua nói lại.

Đoàn Bảo Châu - Đâu phải chỉ là chiếc bánh mì


Sáng ra mở Facebook, thấy ngập tràn những bình luận về vụ “bánh mì”. Vậy tại sao công luận phẫn nộ đến vậy?

1. Tâm lý của những con người có lương tri bao giờ cũng muốn bênh vực kẻ yếu. Trong vụ này cậu công nhân kia rõ ràng đã bị bắt nạt một cách vô lý.

Nếu là một kẻ cầm quyền có chút lòng nhân, thì sẽ chỉ là một sự nhắc nhở. Nhưng tay phó chủ tịch phường đã thể hiện toàn bộ con người ngu xuẩn đến cùng cực khi đưa ra lời giải thích đại ngu, lại còn còn khoe thành tích chống dịch lên mạng.

Đỗ Nguyên Ái - Vô vọng !


Câu hỏi triết học "bánh mì có phải là thực phẩm không", nếu cứ cố trả lời cho rốt ráo, sẽ dẫn tới những câu hỏi triết học khác có khả năng đưa bạn vô tù.

Đó không phải là một trường hợp nhũng lạm, hiếp đáp dân lành đơn lẻ.

Hầu hết chúng ta, nếu có đôi lần va chạm với các lực lượng thực thi pháp luật từ nam ra bắc, từ cao cấp tới cấp cò con thôn ấp, đều biết rằng hiện tượng đó là phổ biến.

Huỳnh Ngọc Chênh - Bánh mì và thơ


Xem clip ông phó chủ tịch phường dạy bảo anh công nhân rằng, bánh mì không phải là thực phẩm, anh công nhân vâng dạ lắng nghe, tui không thấy thương anh công nhân mà lại thương ông phó chủ tịch phường vì sự nghiệp thăng tiến của ông đến đây là hết.

Còn anh công nhân là phận cỏ dại bị o ép, chịu khó rạp xuống một chút rồi ra khỏi hang sói lại tiếp tục vươn lên để sống cũng chẳng thiệt hại gì nhiều, phận cỏ mà.

Sự nghiệp ông phó chủ tịch phường chắc tiêu, vì không thể nào chịu nổi với búa rìu dư luận thời @ này.

Mai Bá Kiếm - Phải đuổi việc Trần Lê Hữu Thọ vì làm nhục chính quyền và công dân !


Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang phải đuổi việc ngay Trần Lê Hữu Thọ, phó chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, vì nó làm nhục chính quyền, và nó không phải là "thành phần ưu tú" nên khai trừ ra khỏi Đảng tức khắc!

Trần Lê Hữu Thọ dốt tiếng Việt khi dạy đời công dân "bánh mì không phải là lương thực, thực phẩm. Lương thực là gạo, rau, củ, quả, mắm, muối, cá, còn bánh mì là món ăn như phở"!

Không những Trần Lê Hữu Thọ dốt tiếng Việt mà còn dốt luật pháp, khi giam xe công dân và dọa đuổi việc em đi mua bánh mì (là công nhân).

dimanche 18 juillet 2021

Hoàng Hải Vân - Đạo lý của cái chợ


Thành thị, Đô thị, Thị xã, Thị trấn … tất cả đều có chữ “Thị”, là cái chợ. Cái chợ hình thành từ khi con người có nhu cầu trao đổi các sản vật mình làm ra, không có chợ con người không sống được thành một quần thể.

Nông thôn, miền núi từ hàng ngàn năm nay vẫn có chợ phiên. Nhưng khi chợ được tập trung thì sẽ quần tụ xung quanh một cộng đồng, cộng đồng xây dựng thêm các công trình phúc lợi, gọi là thành thị.

Khởi thủy của Sài Gòn là một cái chợ to nhất trong vùng, nơi tập trung nhiều người Việt đến sinh sống. Chúa Nguyễn đến xây dựng chính quyền để bảo vệ dân và đặt một trạm thu thuế để lấy tiền chi dùng cho sự bảo vệ đó. Nơi này dân đến làm ăn trước, chính quyền đến sau từ nhu cầu của dân. Đó là khởi đầu lịch sử hình thành Sài Gòn.

Cù Mai Công - Covid : « Đánh nhanh thắng nhanh » hay « trường kỳ kháng chiến » ?


Như vậy, hết ngày hôm nay, từ 0g ngày 19-7, khu vực Nam kỳ lục tỉnh xưa gồm 6 tỉnh miền Đông và 13 tỉnh miền Tây chính thức vào đợt giãn cách 15 ngày, theo Chỉ thị 16.

Sài Gòn xưa nay là trung tâm Nam kỳ lục tỉnh, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa lẫn… Covid. Theo chủ quan cá nhân, từ thực tế các khu cách ly, khu phong tỏa, tình hình các bệnh viện... và vận dụng vận trù học được học, trên trang Facebook cá nhân, ngày 4-7, tôi dự báo với nhiều anh em, bạn bè thân lẫn trên trang nhà mình: TP.HCM hết 11-7 trên dưới 13.000. Thực tế 13.012 ca.

Năm ngày trước, 13-7, khi các ca Covid hơn 16.000, trên trang nhà mình, tôi mạo muội dự báo cuối tuần này, hết ngày 18-7, TP.HCM từ 26.000 – 30.000 ca và ngành y tế TP.HCM "vỡ trận". Ngày 18-7, còn con số buổi tối, nhưng sáng nay đã 28.455 ca và tình hình ngành y tế TP.HCM như thế nào thì có lẽ anh em mình chắc cũng biết.

Trần Phi Tuấn - Nghịch lý chống dịch


Dân Sài Gòn hơn 10 triệu người, mỗi ngày bình thường xơi hết 12.000 con heo, nếu tính trung bình mỗi con 100 ký.

Chợ đầu mối Hóc Môn cung cấp khoảng 80% số thịt heo cho dân Sài Gòn, và dân các tỉnh xung quanh cũng lên chợ này mà mua thịt.

Hai chợ đầu mối có chức năng tương tự: Bình Điền ở quận 8, nông sản Tam Bình ở Thủ Đức lâm vào cảnh tương tự.

Hoàng Nguyên Vũ - « Nước đục » từ đâu ?


Chúng ta lên án Bách Hóa Xanh (BHX) "thừa nước đục thả câu", nhưng sao không hỏi "nước đục" từ đâu mà ra?

Trước hết, tôi phải khẳng định: việc trục lợi trên hoạn nạn của đồng bào của BHX không thể chấp nhận được ! Đó là kiểu kinh doanh vô lương tâm, độc ác, nhất là trong tình cảnh đồng bào còn gom góp cho nhau từng cọng rau, con tép như thế này.

Không có lý do nào để bào chữa khi mà BHX hoàn toàn được hưởng các chính sách mùa dịch (giảm tiền thuê nhà cùng một số chính sách khác), đồng thời là đơn vị chủ động nguồn cung ứng.

samedi 17 juillet 2021

Trần Tiến Dũng - Ngày phong thành : Hãy trả lại ổ bánh mì cho dân Sài Gòn


Đọc trên trang Vinh Râu về chuyện cấm lò, cấm bán bánh mì ở Sài gòn mà thấy những người cai trị thành phố này, nói xin lỗi, ngu ngốc đến "quá mức cho phép của Thượng Đế" (câu tút của nhà thơ Đỗ Trung Quân).

Bánh mì Sài Gòn là thực phẩm đô thị từ tiên thiên lẫn hậu thiên chuyển hóa năng lượng để người Sài Gòn cố cựu hoặc nhập cư sống để ăn, ăn để sống qua hàng trăm năm.

Xuyên suốt lịch sử cận đại đến đương đại, xứ Sài Gòn chưa bao giờ có chuyện vắng mặt ổ bánh mì trong đời sống ẩm thực của người dân.

vendredi 16 juillet 2021

Mai Bá Kiếm - Não trạng « ngăn sông cấm chợ » vẫn chưa thay đổi !


Tôi không hiểu tại sao Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Cúm Vũ Hán của TPHCM và Sở Công thương không phác họa vài kịch bản về tiếp liệu và cung ứng hàng hóa từ nơi sản xuất đến hộ gia đình, khi toàn thành phố phải phong tỏa?

Có phải các siêu thị và cửa hàng tiện ích là sân sau của Sở Công thương, nên Sở cứ ngang nhiên đóng cửa các chợ đầu mối đến các chợ truyền thống, mà không sợ rằng nó đã cắt đứt 70% lượng hàng hóa cung ứng cho thành phố hàng ngày?

Sở cứ nói hệ thống siêu thị bảo đảm cung ứng đủ hàng, tức là hệ thống phải tăng công suất bán hàng gấp 300% ngày thường (để bán thay 70% lượng hàng hóa ở chợ truyền thống).

Võ Xuân Sơn - Phố bỗng là dòng sông uốn quanh


Hôm qua, như tôi đã kể, có lúc đã dự định đi mua thực phẩm, rau để gởi về Sài Gòn, mới biết có rất nhiều người đi mua với mục đích như vậy. Không biết rau vườn nào rẻ, chứ rau, trứng, thịt, gà… tất cả đều lên giá so với tuần trước. Đó là giá ngay tại chợ Đà Lạt, và các hàng tạp hóa ven đường.

Hai ngày trước, tôi đặt hàng rau cho bệnh viện. Đặt buổi chiều tại Đà Lạt, thì ngay sáng hôm sau bệnh viện ở Sài Gòn đã nhận được. Thế nhưng hôm nay thì lại khác. Nghe nói các trạm đã được lập lại. Xe thì bị dừng dọc đường nhiều giờ. Tới Sài Gòn thì phải có phép mới chuyển được. Đã vậy còn bị mưa tầm tã. Nên đến giờ này vẫn chưa nhận được.

Chắc sau mưa là ngập. Nếu hôm nay là triều cường thì có lẽ đó là thời điểm lịch sử của Sài Gòn, triều cường, mưa lớn, hệ thống chống ngập tốn kém hàng đầu thế giới, và virus Vũ Hán, cùng lúc tấn công Sài Gòn.

mercredi 14 juillet 2021

Trần Phi Tuấn - Chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất

 

Có một chị nhà ở Lê Văn Khương, quận 12 đi mua đồ ăn mãi không được, nên chạy xe qua Hóc Môn, cũng trên đường Lê Văn Khương, hai quận chỉ cách nhau một cây cầu.

Khi qua chốt, không ai hỏi gì, nhưng khi mua đồ xong, tính qua cầu về nhà, thì chốt kiểm soát bảo: Chị quay về Hóc Môn đi.

Cho dù chị này lấy căn cước công dân ra để chứng minh nhà mình ở quận 12, nhưng anh em chốt trực vẫn kiên quyết không cho qua cầu. Thôi đành đứng bên cầu mà hát: Đi về đâu hỡi em, chứ biết mần răng chừ!

jeudi 8 juillet 2021

Hữu Phú - Khủng hoảng !

 

Buổi sáng tôi thức dậy, thực ra là gần trưa (vì tối qua thức đêm coi đá banh trận Anh-Đan Mạch). Ngồi uống cà phê, mở báo mới ra đọc, lại thấy Thủ tướng tuyên bố trên báo Chính Phủ về việc phòng chống dịch cúm tàu với lời lẽ sặc mùi chiến tranh, kêu đây là một ”trận chiến”.

Mở tiếp những bài báo khác, thấy nhan nhản thông tin của các cấp Chính quyền tại TP.HCM xung quanh việc TP.HCM sẽ giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Tuyên bố của lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành có liên quan về việc hàng hóa sẽ được cung ứng đầy đủ cho thành phố hơn 10 triệu dân này…

Vừa uống xong ly cà phê là bà xã nhờ tôi chở ra chợ mua rau về nấu cơm ăn để đỡ tốn tiền gửi xe, tôi chấp hành. Chạy xe ra tới ngoài đường mới thấy quang cảnh hôm nay sao có vẻ trông… giống như thời chiến thật, Thủ tướng nói không sai!