Affichage des articles dont le libellé est Tử sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tử sĩ. Afficher tous les articles

samedi 14 mars 2020

Dương Phong - Nói cho rõ về đám giỗ Gạc Ma


+ Ngày 14.3.1988 là ngày Trung Quốc thảm sát Gạc Ma của Việt Nam. Sự kiện lịch sử ghi ngày dương. Nhưng các gia đình của 64 liệt sĩ không làm đám giỗ ngày này mà làm đám giỗ và ngày 27 tháng Giêng âm lịch.

+ Vì sao vậy? Vì ngày 14.3.1988 đúng âm lịch là 27 tháng Giêng. Và người nào làm đám giỗ đầu tiên cho cả thảy 64 liệt sĩ?

+ Ấy là cụ Hoàng Dỏ ở thôn Tân Định, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Cụ làm từ ngày giỗ đầu của con là liệt sĩ Hoàng Văn Túy. Hồi đó thôn Tân Định ở trên cát, nhà làm bằng cỏ rười, làng như ốc đảo biệt lập, không đường sá.

Lưu Trọng Văn – Gạc Ma bao giờ trở về trong lòng Tổ quốc ?


Các cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi. 

Và cả hình ảnh ông cụ làng chài Xứ cát trắng Quảng Bình cứ mỗi ngày này 14.3 lại cúng cơm cho 64 người lính Gạc Ma, trong đó có con trai cụ đã chết vì bảo vệ Tổ quốc cũng có thể thành dĩ vãng, nếu Gạc Ma không còn gót giày bọn cướp Hán cộng bẩn thỉu.

Gạc Ma bao giờ trở về trong lòng Tổ quốc để nỗi đau của ông cụ làng chài mỗi ngày lưng lại còng thêm sẽ lắng dịu?

lundi 17 février 2020

Trung Dũng - Lời nguyện cầu cho những linh hồn chiến binh nhớ mẹ


Trung Dũng Kqđ : Trong ngày tưởng niệm 17.2 đau thương, căm hận này, xin mời anh chị em đọc lại bốn bài thơ của tôi như lời nguyện cầu cho những linh hồn chiến binh bị quên lãng, bơ vơ...

LỜI NGUYỆN CẦU CHO NHỮNG LINH HỒN CHIẾN BINH NHỚ MẸ

1.
Tôi đã thy
Nhng linh hn chiến binh nh m
Đang vt vưởng, lang thang ven sui, ven đi...
Hn Thanh Hóa, Thái Bình... dt d
Hn Huế, Qung Nam, Phan Rang... khóc k

Bùi Chí Vinh - Thay mặt một liệt sĩ trong chiến tranh biên giới 1979


Bùi Chí Vinh : Ngày 17-2-1979 hơn 600.000 quân Trung cộng xâm lược Việt Nam, thế mà đến giờ này không khắc cốt ghi tâm rửa hận mà còn phải xum xoe khúm núm triều cống khẩu trang, dung dịch sát khuẩn virus corona cho bọn Tàu, trong khi trong nước dân xếp hàng chen chúc mua khẩu trang khan hiếm. Bài thơ này dành tưởng niệm hương hồn Sáu Quốc, cán bộ Thành Đoàn hy sinh trong chiến tranh chống lại thiên triều Trung cộng, và là cái tát vào mặt lũ vong ân bội nghĩa làm tay sai ngoại bang. Sáu Quốc chính là kẻ cùng đi bộ đội đợt Hồng binh với tôi (Hai Long) và Bảy Dũng...

THAY MT MT LIT SĨ TRONG CHIN TRANH BIÊN GII 1979

Mt mnh ci ghim gia ngc mày
Ch có cách đó thì mày mi chết
đu vai ch làm mày thm mt
Cái mt lnh lùng ca con h b thương
Sa son tung chiếc đuôi dc ngang nhng vết nám điên cung

Vũ Kim Hạnh - Lời vĩnh biệt từ chốt tiền tiêu trên đồi Pha Long


Năm ngày trước, 12/2/2020, trên cả nước, hàng vạn thanh niên lên đường gia nhập quân đội. Những người lính mới ấy liệu có biết, có được nghe đến câu chuyện anh hùng của những đồng đội, cũng trẻ trung như mình, cũng vào những ngày sau Tết nguyên đán này, 41 năm trước đã chiến đấu giữ gìn biên cương, sơ tán dân, cứu dân, bỏ mình sau khi bắn những viên đạn cuối cùng.

Đúng ngày này, 17/2, 41 năm trước.

Ngày 17.02.1979, Trung Quốc xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, đốt sạch, phá hết mọi thứ trên đất Việt Nam, giết hại dã man dân thường. Đây là cuộc xâm lược thứ 17 của Trung Quốc trong lịch sử 2000 năm của nước ta, mỗi lần đều bị quân dân ta đánh đuổi để bảo vệ Tổ Quốc ta.

dimanche 16 février 2020

Nguyễn Việt Chiến - Hai ngàn tay súng chốt trên đồi này



Nguyễn Việt Chiến : Đã 41 năm trôi qua, cứ đến ngày 17-2, chúng ta lại tưởng nhớ những người con đã dũng cảm hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc (1979-1989). Dưới đây là bài thơ “Hai ngàn tay súng chốt trên đồi này” tôi viết trong đợt đi sáng tác thực tế ở biên giới Vị Xuyên, Hà Giang, đã in trên tạp chí Văn nghệ Quân đội.Trong hương khói linh thiêng đầu xuân này, xin gửi mấy vần thơ tưởng nhớ các liệt sĩ đã quên mình vì Đất nước.

HAI NGÀN TAY SÚNG CHT TRÊN ĐI NÀY

Các anh n
m li V Xuyên
Hai ngàn li
t sĩ trên đi này
Nén h
ương đu gió khói lay
Khói h
ương chia khp bia này m kia

mardi 14 janvier 2020

Đỗ Trung Quân – Đồng Tâm, Thủ Thiêm, câu chuyện còn dài...


Một cuộc tập kích lúc rạng sáng với quân số xấp xỉ một trung đoàn [3.000 người].

Ba chiến sĩ “hy sinh“ mà sự thông báo trên truyền thông tiền hậu bất nhất. Tin đầu tiên là “hy sinh“ vì bị tấn công trong khu vực xây tường Miếu Môn. Thông tin thứ hai là “hy sinh“ vì té giếng trời [giếng trời không phải hầm chông] và xác bị thiêu cháy v.v…

Huân chương chiến công hạng nhất nhanh chóng được truy tặng, và truy phong quân hàm vượt cấp.

Tất cả cũng chỉ từ nguồn tin duy nhất của cổng Công an. Cả 700 tờ báo thật khỏe, hầu như không phải tác nghiệp vì…không được tác nghiệp gì ngoài việc đăng theo nguồn tin duy nhất ấy. Hơn 30 người làng Hoành bị truy tố với tội danh giết người. Câu chuyện chưa khép lại, còn dài…

dimanche 27 octobre 2019

Lễ vinh danh và an táng 81 tử sĩ Nhảy Dù, ‘Người lính không bao giờ chết’




Linh cữu chứa 81 di cốt được phủ màu cờ. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

(Người Việt 26/10/2019) Mới hơn 7 giờ sáng Thứ Bảy, 26 Tháng Mười, không khí trang nghiêm chạy dọc theo đường All American Way, vào đến Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ. Dù chật kín người gốc Việt lẫn người bản xứ tề tựu từ sáng sớm, không ai bảo ai, họ không ồn ào, huyên náo như bình thường.

Trước khi buổi lễ vinh danh 81 tử sĩ thuộc Đại Đội 72/Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù bắt đầu, sự uy nghiêm đã ngự trị.

Lễ vinh danh

Nói với phóng viên nhật báo Người Việt, cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb (Dân Chủ-Virginia), cho biết: “Có lúc tôi tưởng không thành công (trong việc đưa 81 di hài về đây). Nhưng người lính không thể bỏ đồng đội, đồng minh của mình sau lưng. Họ phải được lo liệu.” Ông vắn tắt: “Tôi đã thực hiện được điều tôi muốn làm.”

samedi 27 juillet 2019

Hoàng Nguyên Vũ - Quên lãng những người ngã xuống vì chiến đấu với Trung Quốc là tội ác



Quên lãng, lạnh nhạt với những người ngã xuống vì chiến đấu với Trung Quốc: là tội ác dù bất cứ lý do gì !

Bảy mươi bốn người ngã xuống trong cuộc bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Mười nghìn người ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc 1979 và 64 người ngã xuống trong cuộc bảo vệ đảo Gạc Ma (Trường Sa) năm 1988.

Bảy mươi bốn người lính khoác áo Việt Nam Cộng Hòa và hơn mười nghìn người lính Việt Nam ngã xuống, họ đều có một điểm chung: Họ là người Việt, họ bảo vệ từng tấc đất cha ông để lại và họ cùng hy sinh bởi một kẻ thù duy nhất: Trung Quốc, cùng một âm mưu duy nhất: bành trướng và cướp đất.

Lê Học Lãnh Vân - Chính nghĩa ở đâu ?




Bé trai tật nguyền một mình di tản khỏi Xuân Lộc ngày 14/04/1975.
(Văn Việt 26/07/2019) Hàng năm, dịp ngày thương binh liệt sĩ 27/7 là báo chí đăng bài nhắc lại gương liệt sĩ hy sinh. Có những bài gân cổ mà nói, vừa đọc lướt đã thấy hơi hám “khóc theo phong trào” rồi !

Nhưng, có những bài rất cảm động ! Sự chân thành bao giờ cũng cảm động, nhất là sự chân thành khi đối diện với cái chết, khi biết mình đang đi trên con đường cái chết đang rình rập. Tôi từng gặp những người như vậy, và tôi tin họ chân thành tin rằng mình đang làm việc có ích cho dân tộc mình. Tôi cảm nhận được trong phong cách sống của họ ý nghĩa hy sinh ! Trong số đó có những người thực sự và thực lòng bỏ đời sống đầy đủ, giàu có lao mình vào cuộc chiến họ tin là chính nghĩa ! Những người này thuộc phe thắng trận.

Lại có những cái chết không, hay chưa, được đăng báo. Đó là cái chết của những người thuộc phe Miền Nam. Rất nhiều lính chết trận. Cũng có những công chức dân sự như trưởng ty điền địa, trưởng ty nông nghiệp… chết trên đường công vụ vì đường đi bị đắp mô, giật mìn, phục kích… Lúc ấy đang là sinh viên mười chín hai mươi tuổi, tới giờ vẫn không quên những chiếc quan tài mang xác thằng bạn về, phủ cờ ba sọc đỏ. Má nó gào lên xé lòng, ba nó lầm lì, em nó sùi sụt khăn tang, hàng xóm chậm nước mắt… Tụi nó chết không hiểu vì sao mà chết, trên quê hương ruộng đồng đầy lúa, vườn trái sum suê, sông rạch chật cá tôm !

Võ Văn Tạo - 27/7



Ảnh Võ Văn Tạo

Lại 27/7. Những ngày tháng này 1972, "cối xay thịt" Quảng Trị (Việt Nam Cộng Hòa gọi: "Mùa Hè đỏ lửa") đang giai đọan tàn khốc, đẫm máu nhất.

Sư đoàn bộ binh "chủ lực cơ động" 304 (F304) của tôi, do thượng tá Hoàng Đan chỉ huy, căng mình trấn giữ phía Tây Thành cổ Quảng Trị. Suốt mấy tháng Hè, trung bình mỗi ngày 80-90 phi vụ B52 "ghé thăm". Chưa kể pháo bầy từ Hạm đội 7 và máy bay ném bom, bắn rocket của Không quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) oanh kích suốt đêm ngày. Nhiều ngày, sau mỗi loạt B52, chẳng ai dám tin mình sẽ sống sót thêm một giờ đồng hồ nữa. 

Những người lính trẻ, vốn dĩ vô thần, bỗng lầm rầm cầu trời, khấn Phật, lạy Chúa... mỗi giây phút bom rơi. Có sĩ quan nổi tiếng khắp mặt trận B5, từng ba lần phong Dũng sĩ diệt Mỹ, sắp tuyên dương Anh hùng, bất ngờ dao động thối chí chiến đấu, bị điều về tuyến sau. 

dimanche 20 janvier 2019

Nguyễn Đăng Trình - Thắp nhang & nói hộ cho 74 người lính Hoàng Sa



cả mấy trăm nghìn chiến sĩ vô danh
chứ đâu chỉ bảy tư người lính ấy
mỗi tấc biển tấc rừng thân thể Mẹ
đổi bao nhiêu xương máu giữ màu xanh


họ cầm súng chẳng đặng đừng chả lẽ
nhìn mồ cha mả tổ nát tan hoang
tuyệt chẳng phải bởi ngô triều nguyễn đại
và càng không vì đế quốc ngoại bang!

samedi 19 janvier 2019

Lưu Trọng Văn - Ba ơi, ba đón nhận nghen!



Sáng nay, ngày 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh bảo vệ Hoàng Sa. 

Gã theo một con tàu của Trần Song Hải, con trai đại tá Trần Văn Tâm - hạm trưởng Hải quân VNCH - phối hợp với Nhịp cầu Hoàng Sa-Trường Sa đưa nhiều chiến sĩ của hạm chiến HQ 16, HQ 10, HQ 4 cùng bà Nguyễn Thị Sinh, vợ trung tá Ngụy Văn Thà và vợ con các liệt sĩ đã hy sinh ở Hoàng Sa 45 năm trước, thả vòng hoa tưởng niệm trên sông Sài Gòn.

mardi 6 février 2018

Lưu Trọng Văn - Ngài Phạm Sỹ Liêm, tốt nhất hãy im lặng



Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên tưởng niệm đồng đội.

Ngài hùng hồn lên tiếng bảo vệ cái nghĩa địa quan 1.400 tỉ, trong khi tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, việc xây nghĩa địa đó lúc này là thiếu sáng suốt.

Và đặc biệt nếu ngài, một tiến sĩ ngành xây dựng, nguyên thứ trưởng bộ Xây dựng, đương phó chủ tịch Hội Xây dựng có chút tri thức thì có chơi Facebook, đọc thế giới mạng Dân. Ngài hẳn biết Dân chửi thế nào cái việc đem 1.400 tỉ của Dân xây nghĩa địa cho quan, trong đó có ngài.

Mạc Văn Trang – Nên chuyển thành nghĩa trang liệt sĩ chống Trung Quốc



Đoàn quân trên đường đi chiến đấu chống giặc Trung Quốc xâm lược.
KIẾN NGHỊ CHUYỂN NGHĨA TRANG CHO CÁN BỘ CAO CẤP THÀNH NGHĨA TRANG LIỆT SĨ 17/2/1979

Kính thưa các vị Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ,

Đúng dịp Kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng CSVN thì báo chí đưa tin “Sáng 1/2, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức lễ công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Nghĩa trang Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội”...

“Chính phủ chi 1.400 tỉ đồng xây nghĩa trang quốc gia dành cho cán bộ cao cấp”, tức là bằng tiền thuế của Dân...

samedi 3 février 2018

Nguyễn Việt Chiến - Nên dành 1.400 tỉ cho 2.000 liệt sĩ chống Trung Quốc



Đầu tháng 2/2018 này, dư luận xã hội đang rất quan tâm đến việc ngân sách công dành 1.400 tỉ đồng xây dựng nghĩa trang cho cán bộ cao cấp và người có công ở Hà Nội. 

Thiết nghĩ, chỉ còn ít ngày nữa là tới dịp kỷ niệm 17-2 cách đây gần bốn chục năm, quân và dân chúng ta đã “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” ở mặt trận biên giới phía Bắc chống quân xâm lược Trung Quốc. Cho đến nay, sau gần 40 năm, chỉ tính riêng mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang vẫn còn tới 2.000 liệt sĩ vô danh chưa được quy tập hài cốt về nghĩa trang.