Affichage des articles dont le libellé est Tết. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tết. Afficher tous les articles

dimanche 11 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (1)

 

Đời người, có những thứ, dù không phải của riêng mình, nhưng không thể quên, không bao giờ quên. Tết Mậu Thân 1968 là dạng vậy.

Tại đang ngày Tết, hôm nay mùng 2 Tết Giáp Thìn 2024, nên cái ký ức muốn đào sâu chôn chặt, vùi nó cho quên đi, lại thò ra. Đã 56 năm, gần một đời người theo chuẩn “lục thập hoa giáp”, tôi vẫn còn nhớ những gì liên quan tới nó, dù khi ấy mình còn hơi be bé.

Năm 1968, tôi đang học lớp 7 (hệ 10 năm). Đã biết làm văn nghị luận. Thầy giáo văn Ngô Minh Phất chuyên dạy văn lớp 7 trường cấp 2 Thụy Hương, cứ mỗi năm có thơ cụ Hồ chúc Tết lại lấy bài đó bắt học trò làm bài phân tích tác phẩm hoặc bình giảng.

Lê Hùng Phi - Tết, về hay không về

 

Câu chuyện này không chỉ riêng ai vì mình thấy hễ cứ xa quê thì dù là trong nước hay nước ngoài, mong ước đoàn viên lúc nào cũng cháy bỏng.

Tuy nhiên mỗi nhà mỗi cảnh, không phải ai cũng nhất định phải về quê nên đừng có nhau nhảu “Ủa sao Tết mà hỏng dìa” coi chừng bị xua đuổi hehe.

Về quê dịp Tết khi cách xa nửa vòng trái đất là cả một nghệ thuật của sự sắp xếp. Con cái nghỉ học, phụ huynh nghỉ làm nên tùy độ tuổi của con và tính chất công việc của ba mẹ nhiều khi khó sắp xếp được. Những ai may mắn có cha mẹ đang ở cùng thì Xuân lúc nào cũng ngập lối không cần phải về nữa, và cũng có những anh chị xa quê từ rất lâu chuyển sang ăn Tết tây-Noel luôn.

Nguyễn Thông - Chuyện hộp mứt Tết (2)

 

Hóa ra có rất nhiều người bị ám ảnh bởi hộp mứt Tết thời phân phối ở miền Bắc.

Bằng chứng là nhà cháu sợ đưa bài dài thì mọi người ngại đọc nên cắt sang kỳ sau việc kể tỉ mỉ về ruột hộp. Thế là các cụ ông cụ bà có lẽ cùng độ tuổi “Đỗ Phủ” tranh nhau phanh phui trong nó gồm những gì những gì.

Thật đúng là, sung sướng thì dễ quên, chứ sự nghèo khó thiếu thốn nó bám chặt, chắc khừ trong não rồi, khó tẩy khó quên lắm.

Nguyễn Thông - Chuyện hộp mứt Tết (1)

Những ai sống ở miền Bắc từ nửa cuối thập niên 50 tới hết thập niên 80 chắc khó quên hộp mứt Tết.

Nó là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của đời sống miền Bắc sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, đi theo đường lối cộng sản, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nó được sinh ra từ nền kinh tế tập trung, nhà nước quản lý toàn bộ mọi hoạt động, từ sản xuất tới phân phối, tiêu dùng. Người đời gọi bằng cái tên ngắn gọn: Thời bao cấp.

Gần giữa năm 1977 tôi vào nhận việc ở Sài Gòn. Ăn cái Tết đầu tiên đất phương nam, Tết Mậu Ngọ 1978. Lại thấy hộp mứt Tết giống như hồi mình còn ngoài kia. Cứ nghĩ rằng trong này làm gì có. Hỏi các thầy cô lưu dung dạy cùng trường, rằng miền Nam trước kia có hộp mứt Tết không. Các thầy cười, làm gì có, bánh trái ê hề, trăm nghìn loại, đủ kiểu sang trọng, đâu cần hộp mứt bình dân ấy làm chi. “Nhưng giờ thì có, do cộng sản nhà các anh đem vào”, thầy Hảo cười tủm tỉm.

vendredi 9 février 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Ấy là Tết, và tôi trở về…

Chiều 30. Trời xứ Bắc mưa bay bay, lạnh tầm 13 độ. Đã bao nhiêu năm rồi, tôi hiếm khi vắng mặt ở quê nhà thời khắc này, kể từ thời là một cậu bé chập chững xa nhà đến người đàn ông tóc đã lấm tấm ngả màu.

Chừng ấy năm, bao tâm trạng, tâm lý cũng ngả nghiêng thay đổi xung quanh cái thời khắc mà người Việt gọi bằng một chữ đơn giản này: Tết!

Tôi từng không thích Tết vì nó tốn kém, giao đãi và lãng phí nhưng lại không cầm lòng được khi nhìn một Hà Nội vắng tanh, vội vàng ra sân bay chuyến cuối.

Trần Thị Sánh - Điểm tin chiều cuối năm

 

- Đúng như mình viết hôm qua, chiều 30 Tết đào, quất và nhiều loại hoa khác ế ẩm không có người mua. Người bán ngồi buồn thiu, khách trả giá nào cũng bán, vớt vát đồng nào hay đồng đó, không phải mang đào quất về hoặc đập bỏ đi.

- Giá xăng giảm sâu nhưng giá vàng lại leo thang gần 80 triệu đồng/lượng. Tiền Việt so với vàng ngày càng mất giá.

Bất động sản vẫn đóng băng, lãi suất tiết kiệm giảm sâu, chứng khoán phập phù, lên xuống thất thường, vàng cao vòi vọi, có người bảo mình nên mua yen Nhật vì đồng yen đang xuống đáy.

Trần Xuân Thái - Một cái Tết nhẹ nhàng

 

Đêm qua 29 tháng chạp Quý Mẹo, lúc đó mới rảnh việc cuối năm, xách xe lượn một vòng các khu "chợ bông" tìm sắm vài cặp về chưng Tết.

Mai rất ít, giá rất "bèo", chỉ đôi ba trăm đến dưới một triệu cây mai 3 - 4 năm tuổi, mai bonsai cũng rẻ rề. Mai cội, chậu lớn cũng giá tương đối, người bán không cần nói thách, người mua không bận tâm mua.

Vạn thọ và cúc vàng là dễ bán, dễ mua nhứt. Vạn thọ từ 120.000 - 150.000/chậu (4 - 5 cây), giá chốt là 120.000, vạn thọ Pháp, bông to, mịn, sáng và thiệt đẹp. Cúc nằm tầm giá 200.000 - 240.000/cặp, cúc mâm xôi kêu giá 300 ngàn, bán 250, 260...

Lưu Trọng Văn - Giao thừa…

 

1. Mới đó dọc kênh Tẻ đổ ra sông Sài Gòn tràn ngập mai vàng nở rộ. Người mua kẻ bán chen vai, chen váy, chen áo dài. Loáng cái trưa 30 hàng trăm ghe hoa về miền Tây để kịp Giao thừa.

Trống.

Vắng.

Tự dưng thấy nao nao buồn.

jeudi 8 février 2024

Nguyễn Văn Mỹ - Sài Gòn, hoa giả xô ngã hoa thật!

Bất chấp mọi khó khăn, không khí Tết vẫn rộn ràng tràn về khắp đất nước. Nhiều thứ kém năm trước nhưng cũng nhiều thứ hơn.

Sức mua kém, chợ truyền thống đìu hiu, doanh nghiệp tất bật xoay sở, dân nghèo xuôi ngược vất vả mưu sinh. Người về quê có vẻ ít hơn nhưng giao thông vẫn kẹt cứng. Du lịch nước ngoài lấn át du lịch trong nước vì giá cả và chất lượng dịch vụ. Du lịch Việt Nam tụt hậu vì quản lý chồng chéo, thiếu liên kết thực sự….

Có sự kém hơn đáng mừng là mức tiêu thụ rượu bia giảm mạnh, kéo theo nhiều hệ lụy từ rượu bia cũng giảm theo. Ngân sách thâm hụt vì doanh thu rượu bia nhưng bù lại, lợi gấp mấy lần vì tai nạn giao thông, đánh nhau và nhiều hệ quả tai hại có nguyên nhân từ ma men giảm mạnh.

Bông Lau - Một năm mới sôi động

Tết sắp đến mọi người có quyền zui chơi nghỉ ngơi xả hơi sau một năm đi cày cực nhọc, để chuẩn bị đón năm mới con Rồng có nhiều hy vọng và thế giới này sẽ tốt đẹp hơn.

Dân tộc Ukraine và các dân tộc ở Trung Đông không đón Tết như người Việt, nhưng mong ước rằng họ sẽ bớt đổ máu đau thương. Riêng công dân Mỹ gốc Việt đừng quên có những quân nhân Mỹ đang âm thầm chiến đấu chống khủng bố ở những nơi xa xôi,  để hậu phương của chúng ta được bình yên.

Hiện nay ở đông bắc Syria có khoảng 900 quân nhân Mỹ đa số là Biệt Kích (Spec Ops) và vài ngàn nguời khác ở Iraq. Cách đây không lâu Biệt Kích Pháp cũng nhập cuộc với đồng minh Hoa Kỳ. Pháp với Mỹ hay hục hặc vì văn hóa dị biệt, nhưng ở tuyến đầu họ là chiến hữu.

Mai Bá Kiếm - Đất lành chim đậu, đất không lành chớ đậu nghe chim !

Chính xác là 5 ngày - từ 26 đến 30/01/2024, có 399 chuyến bay rỗng đến Tân Sơn Nhứt để chở hàng chục ngàn khách về miền trung, miền bắc. Tương tự, xe lửa và xe đò cũng chạy xe rỗng đến ga Hòa Hưng và bến xe miền đông để chở khách về hướng bắc.

Nguyên nhân đơn giản là không có người miền nam đi hướng bắc để mưu sinh.

Năm 1990, tôi ra Hà Nội tường thuật kỳ họp 7 Quốc hội khóa 8, Phương Dung (báo Phụ Nữ Việt Nam) dẫn tôi đi ăn "bún dọc mùng (bạc hà)" ở phố Lò Đúc, của một bà người bắc có chồng là người Bình Dương tập kết. Năm 2001, Phương Dung dẫn tôi đến nhà bác Đ ở phường Kim Mã - người Long Xuyên tập kết sống với một con gái nuôi.

Trần Thị Sánh - Hoa hải đường đã cho nhà mình cái Tết

Cây hoa hải đường này gắn bó với gia đình mình cả thế kỷ.

Bà nội mình kể rằng: Năm 18 tuổi, bà về làm vợ ông trưởng họ Trần Đăng (tức ông nội mình) đã có cây hải đường này rồi. Hải đường được trồng sau bức phù điêu đắp nổi bằng thạch cao trên bể nước mưa, có con cá đang đớp mồi, tạo điểm nhấn và đối diện nhà thờ họ cổ kính, sau lưng bụi hoa dành dành nở hoa trắng thơm ngào ngạt và ao cá.

Ông nội mình mất sớm, bà nội mình mới 21 tuổi nhưng không đi bước nữa mà ở vậy thờ chồng, nuôi con, trông nom, gìn giữ ba gian nhà thờ họ và cây hoa hải đường quý hiếm.

Nguyễn Cảnh Bình - Tôi ở phố Sinh Từ...

 

Chiều 29 Tết, muốn dạo quanh ngắm nhìn Hà Nội những ngày Tết, vắng và yên tĩnh nên tôi bắt mấy chuyến xe buýt từ Times lên Hồ Tây, về Lotte rồi về Hùng Vương. Chạy dọc Phan Đình Phùng à chạy qua đường Thanh Niên lên Long Biên rồi về gần Times rồi chạy bộ về túp lều tranh với U già. Đi cả ba chặng buýt chỉ hết 22.000 đồng thôi.

Hà Nội vắng vẻ, những người giàu đã rời Hà Nội đi chơi, chỉ có người nghèo không có tiền là ở lại canh giữ Thủ đô. Mà kinh thành năm nay quá yên bình dù có phần lạnh lẽo, củi đốt cũng không mang lại nhiều hơi ấm. Tôi cảm thấy cô đơn nên có vẻ buồn, vì gì gì không biết nữa, hay vì mình buồn nên thấy xung quanh cũng không quá náo nhiệt.

Không thấy mấy ông bạn gọi đi nhậu như mọi năm, không thấy nhiều niềm vui trên nét mặt người dân, không thấy hồ hởi và hào hứng trong giọng nói. Hôm nọ, 26 Tết còn ông doanh nhân vay tiền mình trả lương/thưởng Tết cho nhân viên mà thấy thương.

Đặng Chương Ngạn - Mẹ ơi hoa cúc, hoa mai nở rồi…

 

Ông ch vườn sao bun vy

Nghe câu ca xuân, nước mt rơi

Người ơi, người xin đng hát

Đng hát câu "Hoa mai đã n ri!"

mercredi 7 février 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Nghe lại những khúc ca xuân

 

Những ngày này ở Việt Nam những ca khúc xuân vang lên khắp hang cùng ngõ hẻm, làm cho mình dù đang rất bận việc mà lòng cũng rộn ràng. 

Mùa xuân. Chỉ hai chữ đó cũng đủ gợi cho chúng ta một sự mới mẻ và tươi trẻ. Ba ngày Tết đánh dấu một sự khởi đầu mới, một trang sử mới, một tuổi mới. Có lẽ chính vì vậy mà mùa xuân và ngày Tết là cảm hứng của biết bao sáng tác thơ, văn và nhạc.

Nhưng tôi có cảm giác những sáng tác về xuân thời trước 1975 có sức sống rất mãnh liệt so với những ca khúc sau này. Có những ca khúc đã được viết ra từ những 60-70 năm trước mà tới nay vẫn còn được yêu chuộng khi mỗi dịp xuân về.

Nguyễn Ngọc Chính - Năm mới chúc nhau

 

“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

Phen này ông quyết đi buôn cối,

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

Dung Mèo - Tết đi mua vạn thọ, xin đừng trả giá

 

Chị em mình lớn lên với ký ức hơn mười năm trồng bông vạn thọ bán mỗi dịp trước Tết.

Nhiều năm rồi không làm nghề này nữa, nhưng cứ đến gần Tết, vào thời điểm này mỗi năm, miễn nhìn thấy khóm khóm bông vạn thọ người ta bày ra vỉa hè hoặc vườn hoa bán là lòng thấy thắt thắt, mắt cay cay.

Cha mình gieo hạt trước Tết hai tháng mấy. Rồi khi hạt nảy mầm đợi cứng cáp sẽ bứng ra chậu riêng. Hồi đó không có chậu nhựa màu đỏ màu đen như bây giờ mà là chậu đan xéo bằng tre, rồi lấy bọc mủ lót đáy chậu, quai bọc móc ra bên ngoài, sau đó đổ đất và trồng bông vào rồi chăm sóc trên những chậu đó.

Tiểu Vũ - Bô chừ mi dề…

 

Dân Quảng Nam - Đà Nẵng mình có một thói quen cực kỳ xấu cần bỏ gấp.

Cận tết ngày mô cũng liên tục điện thoại nhắn tin hỏi: "Bao giờ mi về?", "Hăm mấy mi dề?", "Răng bữa ni chưa dề?", "Chắc làm ăn không ra chi nên bữa ni chưa dề", "Mấy đứa dề hết trơn rồi, chỉ có mình mi là chưa về"...

Nhưng về quê rồi cũng chưa yên đâu, vì chắc chắn sẽ bị một loạt câu hỏi khác, trong đó phổ biến nhất là những câu: “Mi dề hồi mô rứa?”, “Răng dề sớm rứa?”, “Làm ăn có ra chi hông mà bữa ni đã dề rồi?", "Coi bộ năm ni trớt quớt mới dề sớm chứ người ta 28-29 mới về"...

mardi 6 février 2024

Trần Nhương - Buồn lòng chữ Việt hồn Tầu

Cứ đến dịp tết nhất hoặc Trung thu thì Hà Nội và các thành phố, làng quê, đền chùa miếu mạo cả nước lại đỏ ối những đèn lồng, tờ phướn, bao lì xì, các hình trang trí linh vật ghi chữ Việt nào là Phúc Lộc Thọ, An Khang Thịnh Vượng, Chúc Mừng Năm Mới…nhưng hồn cốt lại Tầu đặc sệt.

Từ hình ảnh, đường nét đến màu sắc đậm đặc văn hóa Tầu. Người Việt chúng ta bao năm không thích có chữ tượng hình (chữ Hán) thì các doanh nghiệp Tầu in chữ Việt. Dân ta cứ tưởng đó là của Việt, các nhà quản lý và cả các tăng ni cũng coi đó là thuần Việt.

Bên Tầu họ biết thị hiếu của dân Việt nên thay đổi mẫu mã liên tục, viết chữ Việt đổ vào Việt Nam mà không có bất cứ trở ngại nào. Sự xâm lăng văn hóa của họ là có chủ đích, có bảo trợ của chính quyền họ.

Dương Kiều – Hương vị ngày Tết (3)

 

Kỳ 3: NHỚ BÁNH TÉT XƯA...

Lúc còn nhỏ, tôi nhớ má tôi năm nào cũng gói bánh tét để ăn dần mấy ngày Tết, một thói quen mà bây giờ khó có thể tìm lại khi các anh chị em tôi mỗi người đều có một gia đình riêng.

Ngoài bánh tráng, bánh phồng, dưa hấu trong mấy ngày Tết, chỉ có bánh tét là giữ được khá lâu mà không bị hư.

*&*

Năm nào nhà tôi cũng chộn rộn vì lo gói bánh tét. Trước tiên là phải đi tìm cây lát ở bờ ao hay mé sông. Đó là loại lát có ba cạnh tròn trịa, bóng lưỡng. Còn có một loại lát cũng ba cạnh nhô ra, loại này không thể dùng để cột đồ vì nó dễ bị đứt.