Affichage des articles dont le libellé est Saigon. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Saigon. Afficher tous les articles

vendredi 22 décembre 2023

Bùi Quang Minh - Câu Chuyện Hai Mươi Năm

 

Với một người không Công Giáo như tôi, thì Giáng Sinh hay không Giáng Sinh hầu như không quan trọng. Nhưng đã có một năm mà mùa Giáng Sinh đã để lại dấu ấn không phai nhòa trong tâm trí tôi.

Hai mươi năm trước.

Tôi đóng vai ông già Noel đi phát quà với tiền công là 20.000 đồng. Hai mươi ngàn đồng thời điểm đó là một con số đáng mơ ước. Thỏa thuận với chủ chỉ phát trong thành phố nhưng rốt cuộc phải ra tận Biên Hòa với lý do : Khách hàng nói nhà ở ngoài đó ! Vậy là dong xe đi.

jeudi 21 décembre 2023

Nguyễn Trường Trung Huy - Bộ sưu tập trọn vẹn 12 năm tạp chí Văn từ số ra mắt cho đến số cuối cùng (01/01/1964 - 26/03/1975)

 

Đúng một lục thập hoa giáp tính từ số ra mắt 01/01/1964 và đúng hai thập kỷ từ ngày tôi sưu tầm những số đầu tiên tạp chí ( và giai phẩm) Văn, để có được đầy đủ 210 số bán nguyệt san Văn và tiếp theo sau là các số Giai Phẩm (*).

Một thời gian - ngắn không phải là ngắn mà nói dài không phải là dài - để có được “công trình” này.

Có những hiện vật khó/ không thể quy đổi thành tiền, vì nhiều khi có tiền cũng không kiếm được. Nào có thể mua được định mệnh, mua được những hạnh ngộ hãn hữu, những tình cờ…được sắp đặt. Những gom góp chắp vá qua tơi bời của điêu linh, của tàn nhẫn thời gian…mà mỗi tờ báo đã như là một sinh mệnh.

lundi 18 décembre 2023

Bùi Chí Vinh - Sài Gòn ơi...

Sài Gòn năm 1967

Các tà áo dài trên đi l Hàm Nghi

Mt chút gió cũng làm cây run ry

Nhng ngày cui năm man mác xuân thì

dimanche 17 décembre 2023

Phạm Công Luận - Chợ Ga thân yêu và ông Mười chủ đất

 

Trước năm 1954, quanh khu vườn của ông Lê Tài Chí, nằm ngay góc hai con hẻm (một hẻm nay là đường Đỗ Tấn Phong và một nay là đường Trần Khắc Chân thuộc phường 9, Phú Nhuận) có những phụ nữ nghèo bày mấy rổ hàng dưới đất, buôn bán lặt vặt cho người dân quanh vùng.

Đến năm 1954, nhiều người Bắc di cư vào Nam. Vài người trong đó tìm đến khu đất này, chen chân vào bán hàng để tạm kiếm sống thời gian đầu mới vô.

Thấy bà con người Bắc mới vào Nam chưa có cuộc sống ổn định, chính quyền thời đó đến gặp ông Lê Tài Chí. Họ đề nghị ông cho mượn mảnh vườn nói trên để nhà nước xây lên một cái chợ cho đồng bào di cư có chỗ mua bán.

samedi 16 décembre 2023

Lưu Nhi Dũ - 100 năm nữa mới xong 200 kilomet metro!

 

TP HCM loay hoay 15-16 năm chưa xong 19,7 kilomet Metro số 1. Do đó nếu vẫn theo cách cũ phải mất 100 năm mới hoàn thành 200 kilomet như quy hoạch, theo chủ tịch UBNDTP HCM Phan Văn Mãi.

Thôi mấy chú làm đi, để hy vọng có thể còn đi được. Chứ tuổi tui thì chắc chắn tới đó đã đi tàu điện ngầm dưới âm phủ rồi!

Một thành phố với nhiều cơ chế tự chủ như TPHCM, vậy mà 16 năm qua tuyến metro ngắn củn chả làm xong nổi, thì mấy cửa ngõ thành phố ùn tắc nghẹt thở như hiện nay là đương nhiên.

Lê Thanh Phong - 100 năm cho 200 kilomet metro

 

Ông Phan Văn Mãi nói thẳng băng như vậy là một sự đối mặt với thực tế, không giấu giếm, không né tránh. Mà giấu giếm sao được khi tất cả chuyện xây dựng metro sờ sờ trước mắt thiên hạ.

Cho đến nay, tuyến metro số 1 vẫn chưa xong, dự kiến chạy thương mại từ tháng 7.2024. Người dân không còn quan tâm đến lời hứa nữa, bởi vì cha ông nói "một lần thất tín vạn lần thất tin". Riêng metro số 1 đã quá nhiều lần thất tín.

Tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương cũng vẫn "kịch bản" chậm tiến độ đội vốn như người anh em metro số 1.

jeudi 14 décembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Người Hoa ở Chợ Lớn

 

Tôi là người Việt gốc Hoa sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Bên nội tôi là người gốc Quảng Đông sống ở Chợ Lớn còn bà ngoại tôi là người lai Phúc Kiến.

Theo lời kể của bà ngoại tôi thì bà là hậu duệ của một nghĩa sĩ trong một tổ chức cách mạng chống lại Từ Hy Thái Hậu, do tránh truy bắt nên lưu lạc sang Việt Nam rồi lấy vợ sinh con định cư ở Bến Tre. Còn bên nội tôi thì sang Việt Nam từ khi nào, vì lý do gì chưa bao giờ tôi nghe ba tôi kể lại.

Khi tôi ra đời thì ông bà nội tôi đã mất từ lâu nên tôi chỉ biết mang máng rằng ông nội tôi từng coi sổ sách cho một hãng buôn của Pháp ở Sài Gòn, sau đó vì siêng năng nên được chủ người Pháp cho mượn vốn ra mở cửa hàng làm ăn riêng nhưng không may làm ăn thua lỗ nên buồn bực sinh bệnh mà chết.

dimanche 10 décembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Nghề chụp hình dạo

 

Một lần dẫn con đi chơi trong Thảo Cầm Viên, tôi để ý thấy một người đàn ông trung niên đầu đội chiếc nón kết, áo “ký giả” nhiều túi khoác bên ngoài chiếc áo sơ mi ca-rô dài tay đóng thùng, cổ đeo chiếc máy chụp hình cơ hiệu Canon đang rụt rè tiếp cận những gia đình hoặc cặp đôi để đề nghị chụp hình lưu niệm.

Thật không ngờ ở thời đại mà ai cũng có sẵn trong tay chiếc điện thoại thông minh để chụp đủ kiểu hình selfie ở mọi góc độ mà vẫn còn người làm nghề chụp hình dạo. Tôi không biết một ngày người thợ chụp hình dạo đó có thể kiếm được bao nhiêu tiền hoặc có bao nhiêu người sẽ cần đến máy ảnh cũng như tài nghệ của ông, nhưng tôi nghĩ rằng nếu không còn kiếm tiền được thì chắc ông đã bỏ nghề lâu rồi.

Hình ảnh người thợ chụp hình dạo bất chợt đưa tôi về ký ức của hơn 30 năm về trước, khi nghề chụp hình vẫn là một nghề hot ở Sài Gòn.

samedi 9 décembre 2023

Cù Mai Công - Cà phê Thăng Long, Ông Tạ một thời đủ mặt văn nghệ sĩ Sài Gòn

 

Rất lạ khi nhiều ngôi nhà, khu vực Ông Tạ, kể cả chợ Ông Tạ, chợ Nghĩa Hòa, rạp Đại Lợi… từ 2021 trở về trước, hầu như không tìm ra ảnh. Cà phê Thăng Long trên đường Thánh Mẫu (nay là Bành Văn Trân) xưa là nơi tụ tập của nhiều nhà văn, nhà báo… tên tuổi cũng vậy.

Lần này, xin mạn phép lần đầu xuất hiện vài tấm ảnh hiếm hoi và cà phê này. Nguồn cung cấp: Một khách hàng ruột xưa của quán, anh Đỗ Trung Quân.

(Lược trích “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!” tập 2)

lundi 27 novembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Hồn Chợ Lớn

Hầu như nơi nào trên thế giới có người Hoa là nơi đó sẽ có Chinatown, vì người Hoa thích sống cộng đồng để giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Nhưng hầu hết những Chinatown trên thế giới thường chỉ gói gọn trong phạm vi vài con đường chứ không có nơi nào chiếm gần 1/3 diện tích thành phố như Chợ Lớn của Sài Gòn, với diện tích bao gồm các quận 5, 6, 11 và một phần quận 8.

Những người sống ở Sài Gòn từ thập niên 1950-1960 vẫn thường gọi “Sài Gòn-Chợ Lớn” như hai thành phố riêng biệt, vì thời đó nằm giữa Sài Gòn và Chợ Lớn là con kênh Bến Nghé khiến Chợ Lớn trở nên tách biệt với Sài Gòn. Sau này con kênh được san lấp một phần để làm đường bộ nối Sài Gòn và Chợ Lớn nhưng dường như cách nghĩ Chợ Lớn là một “thành phố” trong tâm trí của người Sài Gòn xưa vẫn không thay đổi.

Từ thế kỷ thứ 17, Chợ Lớn là vùng đất mà người của “Ngũ đại bang phái”: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Khách Gia (Hẹ) chọn làm nơi cư ngụ và phát triển khi họ đặt chân đến phương Nam.

Huy Hùng - Có một người tử tế giữa Sài Gòn...

 

Người đàn ông trong ảnh này là anh Nhân. Dạo gần đây chạy xe ở Sài Gòn vào đêm hay gặp anh ngồi bên vệ đường thế này.

Hôm nay qua đoạn Cách Mạng Tháng Tám thì tiếp tục thấy anh ngồi đó. Mình ghé bên đường mua hai ly nước quay lại mời anh rồi tám chuyện.

Anh cũng lớn tuổi, ly dị vợ được 12 năm rồi. Giờ sống cùng người mẹ già. Mỗi khi đêm xuống anh bắt đầu rong ruổi khắp các nẻo đường Sài Gòn để giúp đỡ cho những trường hợp xe máy bị hư hỏng.

mercredi 22 novembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Ẩm thực người Hoa ở Chợ Lớn có giống ẩm thực Hồng Kông ?

 

Người Sài Gòn trước giờ hay có câu “Hồng Kông bên hông Chợ Lớn” để nói về những món đồ giả đồ nhái dán mác “made in Hồng Kông” nhưng lại được sản xuất tại ... một cơ sở nào đó của người Hoa ở Chợ Lớn. 

Lúc tôi còn nhỏ, ngay sát nhà nội tôi trên đường Nguyễn Chí Thanh quận 11 là một tiệm hớt tóc nam tên là ... Hồng Kông lúc nào cũng đắt khách. Cứ tới dịp Tết, tiệm hớt tóc Hồng Kông lại mướn đội lân về múa để khai trương với đủ các màn leo mai hoa thung, giỡn pháo, giật bắp cải treo trên cao… rất náo nhiệt. Vì thế trong ký ức của tôi “Hồng Kông bên hông Chợ Lớn” luôn gắn liền với hình ảnh của tiệm hớt tóc Hồng Kông kế bên nhà.

Sau này khi phim xã hội đen Hồng Kông và phim truyền hình TVB làm mưa làm gió ở Việt Nam, tôi lại càng thấy Hồng Kông rất giống Chợ Lớn đến mức trong suốt những năm sống ở Mỹ, tôi thường lên YouTube để xem lại những phim Hồng Kông thập niên 90 nói tiếng Quảng Đông, để cảm thấy sự thân quen của những năm tháng thơ ấu khi còn sống ở Chợ Lớn.

Bông Lau - Vắt chanh bỏ vỏ

 

Kèm theo bài là quang cảnh kinh hoàng của “Mini Tết” hay ‘Tổng Công Kích Tết Mậu Thân Lần 2” vào tháng 5 năm 1968, nơi các cuộc giao tranh đẫm máu đã xảy ra ở ngoại ô Sài Gòn và Chợ Lớn.

Hình một binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đi giữa những xác Vi Xi nằm la liệt. Anh phải dùng khăn để bịt mũi có lẽ vì những tử thi đã bắt đầu sình thúi. Có những xác chết bị cột dây nylon màu trắng và có những cây tre để bên cạnh. Có lẽ đó là những cây đòn dùng gánh xác chết đến địa điểm tập trung để đem đi chôn cất.

Phóng lớn các xác chết Vi Xi thì thấy họ không mặc đồng phục, nên có thể kết luận đó là cán binh Mặt Trân Giải Phóng Miền Nam chớ khing phải quân đội chính quy Cộng Sản Bắc Việt (CSBV).

lundi 20 novembre 2023

Mai Quốc Việt - Trương Mỹ Lan thâu tóm đường Đồng Khởi như thế nào ?

 

Tôi dân phố cổ Catinat, xưa gọi là thế bây giờ gọi là Đồng Khởi. Vì sao lại có tên mới, vì kẻ cai trị chán tên cũ. Tôi về sống ở Đồng Khởi từ năm 1986 còn ba má tôi sống ở phố Catinat từ năm 1940, tuy hai tên nhưng chỉ là một phố, tôi thuộc từng viên đá nhỏ trên hè phố đầy cây xanh của con phố này.

Mấy ngày nay cộng đồng mạng xôn xao khối tài sản kẻ biên của của tên trộm Trương Mỹ Lan, chẳng thấy nhắc đến phố Đồng Khởi. Mặc dù phố Đồng Khởi mới là tài sản chính của Trương Mỹ Lan, chẳng hết nhưng có thể nói gần hết, không nhắc chỉ vì sang nhượng bất hợp pháp bằng giấy sang tay.

Mấy ví dụ.

dimanche 19 novembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Con đường thuốc bắc Hải Thượng Lãn Ông

 

Tôi về lại Việt Nam năm 2007 với sự ngỡ ngàng vì Sài Gòn thay đổi quá nhiều, với một số tuyến đường mới được đưa vào sử dụng.

Trong đó có hai tuyến đường lớn là hai con đường Hoàng Sa-Trường Sa chạy dọc kênh Nhiêu Lộc từ cầu Thị Nghè tới đường Hoàng Việt, Tân Bình ;  và đại lộ Đông Tây (đại lộ Võ Văn Kiệt) từ quận 2 chạy thẳng tới Chợ Lớn. Cả hai tuyến đường này khi tôi còn ở Việt Nam đều đang trong quá trình thi công, vì thế lúc về lại Sài Gòn, tôi rất háo hức muốn đi thử cho biết.

Lần đó tôi chạy xe dọc theo đại lộ Đông Tây từ hướng Sài Gòn xuống Chợ Lớn để xem điểm cuối của con đường này sẽ dẫn tới đâu. Hóa ra đoạn cuối của con đường lại là đường Hải Thượng Lãn Ông, nơi được mệnh danh là “chợ thuốc bắc” của Sài Gòn.

samedi 18 novembre 2023

Phạm Công Luận - Cơm « lâm vố » một thời nghèo khó

 

Ngày còn nhỏ, trước năm 1975, tôi đã nghe từ “lâm vố”. Ý nghĩa của từ đó, suy theo cách dùng, là tạp nhạp, rẻ tiền… Một món đồ được xem là “đồ lâm vố”, là loại xoàng xĩnh, xài được nhưng chất lượng tàm tạm thôi. Còn đứa nào đó bị gọi là “thằng lâm vố”, là có ý coi khinh.

Lớn lên, đọc sách của nhà văn Sơn Nam, tôi hiểu rõ hơn nguồn gốc của từ này. Trong cuốn Người Sài Gòn xuất bản năm 1992, ông viết:

"Cơm bình dân, thời trước 1945 mãi ghi dấu ấn trong lứa già 70 tuổi, còn gọi cơm ‘thất nghiệp’ hoặc cơm ‘lâm vố’ (rabiot) tiếng lóng của nhà binh Pháp, chỉ phần ăn bổ sung nếu người lính ăn hết phần tiêu chuẩn mà chưa no. Cũng có nghĩa ‘cơm thừa cá cặn’ do giới đấu thầu mua lại pha chế, thêm gia vị, nấu sôi để sát trùng, rồi bán, chất lượng còn khá cao, từng cục thịt bò. Cơm ‘lâm vố’ bày bán bên đường, ngang hông Đông Dương ngân hàng, người thất nghiệp thường hài hước: "Dạo này tôi ăn cơm lâm vố, làm việc Băng Anh-đô-sin".

jeudi 16 novembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Sài Gòn trong ký ức của một 8x đời đầu

Tôi sinh ra ở Sài Gòn năm 1981 và lớn lên ở Sài Gòn cho tới ngày tôi đi du học ở Mỹ năm 2001. Từ năm 2007 tôi về lại Việt Nam và tiếp tục sống và làm việc ở Sài Gòn cho tới ngày nay.

Ngoại trừ 6 năm đi học ở Mỹ, toàn bộ thời gian của tôi đều ở Sài Gòn nên tôi có thể tự hào rằng mình một “người Sài Gòn” chính hiệu. Tôi có may mắn được chứng kiến và trải nghiệm những giai đoạn khác nhau - Sài Gòn từ thời bao cấp của những năm 1980, cho tới sự thay da đổi thịt của Sài Gòn thời mở cửa trong thập niên 1990, và Sài Gòn ngày nay.

Đối với tôi Sài Gòn ở giai đoạn nào cũng đẹp với những ký ức và kỷ niệm khác nhau. Nhưng có lẽ giai đoạn có nhiều kỷ niệm khó phai nhất đối với tôi là 20 năm đầu tiên của cuộc đời. Vì đó là những năm tháng của tuổi ấu thơ và tuổi thiếu niên, khoảng thời gian con người vẫn còn vô tư, chưa phải suy nghĩ đến chuyện cơm áo gạo tiền và những lo toan bề bộn khác trong cuộc sống. 

mardi 14 novembre 2023

Từ Kế Tường - Sài Gòn, ngõ ngách hẻm nhỏ và hồn vía Sài Gòn

 

Khác với Hà Nội không có khái niệm ngõ nhỏ, phố nhỏ. Sài Gòn là vùng đất mới chỉ hơn 300 năm tuổi, hình thành bởi tính cộng cư của những dòng người tứ xứ tụ về lập nghiệp, rồi thành dân cố cựu hay người mới tới ngụ cư.

Sài Gòn phố lớn và hẻm nhỏ dọc ngang, mặt tiền và góc khuất khác nhau rõ rệt, là hai đẳng cấp xa cách đến độ chênh vênh không chỉ về địa thế mà còn là lối sống, đời sống tinh thần, vật chất lẫn văn hóa.

Sài Gòn có đến 80 % cư dân sống trong hẻm nhỏ, rất nhiều hộ gia đình có đến mấy đời gắn bó với con hẻm quen thuộc của mình. Rất nhiều con hẻm quy tụ những người  đồng hương tới sinh cơ lập nghiệp trở thành nét đặc trưng của hẻm người cùng quê, bà con nơi cố xứ. Cũng như không ít những con hẻm quy tụ người cùng nghề rồi trở thành hẻm làng nghề: làm giày dép, dệt nhuộm, lồng đèn, se nhang, thợ mộc, bán hủ tiếu gõ, vé số, bán báo…

lundi 13 novembre 2023

Dương Quốc Chính - Quách Đàm và chợ Bình Tây

Chuyện Hoa kiều Quách Đàm tặng chợ Bình Tây cho chính quyền Chợ Lớn thì báo Dân Trí viết nhảm cái tít, cũng có mấy người nhắc rồi. Nhưng mình thấy mọi người tấn công bài báo đó hơi quá.

Tác giả bài báo ban đầu viết là ông Quách Đàm tặng TP HCM, đã buồn cười rồi, sau thấy bị chê thì sửa ra là tặng Saigon, lại sai lần nữa. Vì lúc đó Saigon và Chợ Lớn là hai thành phố riêng biệt. Chuyện này không lạ lắm, vì cơ bản dân Việt Nam cũng dốt sử, không mấy người rành được Saigon, Chợ Lớn, Gia Định, TP HCM khác nhau thế nào.

Tuy nhiên nội dung chính của bài báo thì cũng không sai.

dimanche 12 novembre 2023

Trần Xuân Thái - Hủ tíu gõ của ai ?

 

Năm ngàn xe hủ tíu gõ nhưng không phải "hủ tíu gõ", giữa đô thành Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn sầm uất, hiện đại, hướng tới 4.0 và đang muốn trở nên thông minh ư.

Để làm gì?

Để làm nhỏ lại một Sài Gòn lớn, hẹp lại một Sài Gòn rộng. Lùi lại một Sài Gòn đang đi tới, kéo xuống dốc một Sài Gòn đang leo đồi. Vi mô hóa nền kinh tế một Sài Gòn luôn vĩ mô hóa các chiến lược, kế hoạch phát triển. Và tấn công vào tận gốc rễ những xe hủ tíu truyền thống cuối cùng còn lại vốn mang trên mình một đặc tính rất Sài Gòn, rất Chợ Lớn.